Kiểm sốt và quản lý dịng tiền của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần dược phẩm viễn đông (Trang 128 - 144)

- Nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu cuối quý IV so với cuối quý III giảm 16.397.301.164 đồng tương ứng giảm còn 96,64% Đồng thời tỷ trọng

KẾT LUẬN CHƯƠNG

4.2.6. Kiểm sốt và quản lý dịng tiền của doanh nghiệp

Với bất kỳ doanh nghiệp nào, dịng tiền âm thể hiện sự thất thốt về vốn, đe dọa sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, căn cứ vào tình hình thị trường mà các doanh nghiệp có chiến lược quản lý và kiểm sốt dịng tiền hợp lý và hiệu quả thông qua một số biện pháp sau:

- Các doanh nghiệp phải chủ động tính tốn và dự đốn kỹ lưỡng các dịng tiền trong tương lai. Điều này được thể hiện thông qua việc lập các dự báo về đồng tiền cho năm tới, quý tới và cả tuần tới nếu cơng ty đang lâm vào tình trạng khó khăn về khả năng thanh toán. Cần phải hiểu rằng, dự báo đồng tiền phải dựa trên sự cân đối giữa các yếu tố khác nhau, bao gồm: việc thanh toán của khách hàng trong

q khứ, dựa trên tính tốn kỹ lưỡng các khoản sắp phải chi, ….Việc dự đốn dịng tiền được bắt đầu bằng cách cộng số dư tiền tại thời điểm đầu kỳ với các khoản tiền dự kiến thu được từ các nguồn khác nhau. Để thực hiện việc này, các doanh nghiệp phải thu thập số liệu, thơng tin từ phịng kinh doanh, đại diện bán hàng, kế tốn cơng nợ và phịng tài chính. Ngồi ra, để dự đốn chính xác dịng tiền thì các doanh nghiệp cần nắm được những thơng tin và hiểu biết về số tiền phải chi và thời điểm chi, nhu chi phí thuê, tiền lương, chi phí quảng cáo, sữa chữa tài sản,….

- Các doanh nghiệp phải cân đối lại kỳ hạn các hợp đồng tiền gửi cho phù hợp với các dự toán khi mua sắm tài sản, tránh hiện tượng thiếu hụt vốn tạm thời cho các dự án đầu tư trong khi các hợp đồng tiền gửi chưa đến hạn thanh toán.

- Các doanh nghiệp phải cải thiện các khoản phải thu. Một vấn đề có bản của các doanh nghiệp là các khoản công nợ phải thu khi thực hiện hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ gây ảnh hưởng đến tốc độ thu tiền. Vì vậy, doanh nghiệp cần có các biện pháp để cải thiện như:

+ Thực hiện khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng để khuyến khích khách hàng thanh tốn tiền trước thời hạn.

+ Yêu cầu khách hàng trả trước một phần tiền hàng tại thời điểm đặt hàng và yêu cầu séc tín dụng với khách hàng mua chịu.

+ Thiết lập các chính sách tín dụng thay vì từ chối quan hệ giao dịch với khách hàng, theo dõi công nợ khách hàng theo định kỳ và yêu cầu được thanh toán khi đến hạn,…

- Các doanh nghiệp cần có chính sách quản lý các khoản cơng nợ phải trả, bằng cách thực hiện một số biện pháp sau:

+ Tận dụng lợi thế từ các khoản mua chịu, doanh nghiệp chỉ trả tiền khi yêu cầu thanh toán đến đúng thời hạn.

+ Thực hiện đàm phán với nhà cung cấp khi tình hình tài chính khơng tốt và nên xem xét kỹ lưỡng khi chấp nhận thanh toán sớm để được hưởng chiết khấu của nhà cung cấp,…

- Các doanh nghiệp cần chú trọng quản lý hàng tồn kho, chính sự dự trữ hàng tồn kho quá lớn sẽ gây ảnh hưởng đến sự vận động của dịng tiền. Vì vậy, việc xây dựng mức tồn dư hàng tồn kho hợp lý vừa đảm bảo kế hoạch sản xuất trong thời gian sau ngay cuối năm vừa giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng thanh tốn lại vừa nâng cao dịng tiền lưu chuyển trong năm.

- Quản lý và vượt qua thâm hụt ngân sách là biện pháp quan trọng để tránh sự thâm hụt về tiền. Nếu các doanh nghiệp dự đốn là thâm hụt tiền thì có thể đưa ra chính sách để đàm phán một hạn mức tín dụng với ngân hàng. Nếu ngân hàng khơng cho vay tiền, doanh nghiệp có thể cầu viện đến nhà cung cấp vì các chủ nợ thường mong muốn công ty tiếp tục tồn tại và kinh doanh để trả tiền hơn là các ngân hàng. Ngồi ra, doanh nghiệp có thể có những điều kiện gia hạn từ nhà cung cấp, điều đó chỉ có thể xảy ra khi cơng ty có quan hệ tín dụng tốt trong q khứ và đã thơng báo tình hình tài chính cho nhà cung cấp.

Ngoài ra, các doanh nghiệp nên xem xét sử dụng các cơng cụ tài chính như mua nợ, mua các khoản phải thu mà doanh nghiệp khơng có khả năng thi hồi trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng,… Các doanh nghiệp có thể thu tiền bằng cách ván và cho thuê tài sản như máy móc thiết bị, hệ thống điện thoại,…

4.2.7. Thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc các doanh nghiệp bị phá sản hay tình hình tài chính lâm vào tình trạng khó khăn là điều bình thường. Đây cũng có thể xem là sự thanh lọc nghiệt ngã của thương trường. Trong đó, doanh nghiệp có vốn sở hữu ít, năng lực cạnh tranh yếu, quản trị kém và trang thiết bị lạc hậu sẽ khó có thể tồn tạị. Ngồi những ngun nhân chủ quan thuộc về nội tại của doanh nghiệp thì việc lãi suất quá cao (từ 19-24%/năm), sức mua kém, hàng tồn kho nhiều chính là những nguyên nhân khách quan khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn. Rất nhiều doanh nghiệp đang phải thu hẹp sản xuất vì trong điều kiện hiện nay, doanh nghiệp làm ăn hiệu quả nhất cũng chỉ có lợi nhuận tối đa khoảng

trên 20%, trong khi lãi suất ngân hàng là 19-24% nên càng sản xuất nhiều doanh nghiệp sẽ càng lỗ lớn.

Ở một góc độ khác, TS.Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: Các doanh nghiệp nên học cách để thích ứng với các cú sốc kinh tế hiện nay; học cách cạnh tranh và kết nối theo cụm giá trị từ sản xuất đến dịch vụ và đặc biệt là tái cơ cấu doanh nghiệp. Việc tái cơ cấu doanh nghiệp bao gồm tái cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư, cơ cấu sản phẩm ngành nghề, sắp xếp và cấu trúc lại nhân sự theo hướng tập trung vào các lĩnh vực mũi nhọn, tránh đầu tư dàn trải, kém hiệu quả ra ngoài ngành.

Việc tái cơ cấu doanh nghiệp đã được đặt ra từ nhiều năm nay nhưng dường như phải đợi đến thời điểm này, các doanh nghiệp trong nước nhận thức được tác động của nó đối với sự sống, cịn của mình. Trên thực tế, đã có nhiều doanh nghiệp bứt phá đi lên mạnh mẽ sau quá trình tái cấu trúc lại sản phẩm và lĩnh vực đầu tư kịp thời và đúng hướng; thay vì đặt mục tiêu tăng trưởng về doanh số, số lượng lao động, họ đã đặt ra các chỉ tiêu về chất lượng hoạt động và hiệu quả kinh doanh. Ngược lại, các doanh nghiệp chỉ chú trọng phát triển về quy mô, số lượng thơng qua việc đầu tư ào ạt ra ngồi ngành với hệ số vốn lớn, hiệu quả kinh doanh thấp cũng đều phải trả giá.

4.2.8. Hoàn thiện quản trị doanh nghiệp

Trong các công ty đại chúng, cổ đơng nhỏ thường thiếu tiếng nói và kiến thức để kiểm tra, giám sát hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa họ phải trông cậy vào tinh thần trách nhiệm và sự minh bạch của những người trực tiếp điều hành. Nếu nhà quản lý làm việc vì tư lợi thì cổ đơng sẽ là người phải trả giá. Câu chuyện Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Dược Viễn Đông cùng những người liên quan thao túng giá cổ phiếu DVD trong suốt gần 1 năm, dẫn đến kết cục hủy niêm yết và phá sản là một ví dụ.

Vì thế, cần có sự kiểm tra, giám sát tính minh bạch trong công bố thông tin, nhằm giúp cổ đơng có thể nhận diện được mức độ sở hữu và kiểm soát của những

người kiểm sốt thực sự trong cơng ty đại chúng. Trong nhiều thông tin quan trọng về hoạt động của doanh nghiệp, để phần nào đo lường được mức độ chính trực và minh bạch của một cơng ty đại chúng, “Ai là người thực sự kiểm sốt cơng ty?”là thông tin vô cùng quan trọng cho cổ đơng, bởi chính người này sẽ là người đại diện cho tinh thần chính trực và minh bạch thơng tin, cũng như có thể cho thấy liệu cơng ty có bị thao túng hay khơng.

Tuy nhiên, khơng dễ nhận biết được người kiểm sốt thực sự hay người kiểm sốt sau cùng của một cơng ty đại chúng nếu cấu trúc sở hữu và liên kết sở hữu của các công ty không được công bố đầy đủ.

- Có 2 loại cấu trúc sở hữu là phân tán và tập trung:

+ Trong cấu trúc sở hữu tập trung, cả quyền sở hữu lẫn quyền kiểm sốt cơng ty tập trung vào tay một số cá nhân, gia đình, ban quản lý, hoặc các định chế cho vay. Những cá nhân và nhóm này (người bên trong) thường kiểm sốt và chi phối lớn đến cách thức cơng ty vận hành. Bởi vậy, cấu trúc tập trung thường được xem là hệ thống nội bộ. Những cổ đông lớn kiểm soát doanh nghiệp trực tiếp bằng cách tham gia hội đồng quản trị và ban điều hành. Cổ đơng lớn có thể khơng sở hữu vốn tồn bộ nhưng có quyền biểu quyết đáng kể, nên vẫn có thể được kiểm sốt doanh nghiệp.

+ Trong cấu trúc sở hữu phân tán thì có nhiều cổ đơng, mỗi cổ đơng sở hữu một số cổ phần doanh nghiệp, quyền kiểm sốt hoạt động cơng ty do ban giám đốc nắm giữ. Các cổ đông nhỏ ít có động lực để kiểm tra chặt chẽ hoạt động và không muốn tham gia điều hành công ty. Bởi vậy họ được gọi là người bên ngoài và cấu trúc phân tán được gọi là hệ thống bên ngoài.

Cấu trúc sở hữu của 100 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất trên 2 sàn chứng khốn Hà Nội và TP.HCM năm 2010 cho thấy, tỉ lệ nắm giữ cổ phần bình qn của 10 cổ đơng lớn nhất trong các công ty là 70% và của 5 cổ đông lớn nhất là 61%.

Nếu xét đến tất cả các công ty trên sàn, tức bao gồm cả những cơng ty có quy mô nhỏ hơn, mức độ tập trung sở hữu này sẽ lớn hơn nhiều, vì đa phần các cơng ty

niêm yết quy mô nhỏ đều đi lên từ cơng ty gia đình mà trong đó, người sở hữu cũng đồng thời nắm quyền kiểm soát. Điều này cho thấy cấu trúc sở hữu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là rất tập trung.

Mỗi hệ thống cấu trúc sở hữu có những điểm thuận lợi và bất lợi cũng như tiềm ẩn những thách thức về quản trị doanh nghiệp. Đối với cấu trúc sở hữu tập trung, doanh nghiệp do những người bên trong kiểm sốt có những điểm thuận lợi đáng chú ý. Những người này có quyền lực và động lực để kiểm soát doanh nghiệp chặt chẽ. Nhờ đó, giảm thiểu được tình trạng sai phạm hay gian dối trong quản trị và điều hành. Hơn nữa, do nắm quyền sở hữu và quyền kiểm soát lớn, những người này có khuynh hướng giữ vốn đầu tư trong doanh nghiệp trong thời gian dài. Vì thế họ sẽ ủng hộ những quyết định giúp tăng cường hiệu quả hoạt động dài hạn hơn là những quyết định mang lại lợi ích ngắn hạn.

Tuy nhiên, hệ thống này cũng dẫn doanh nghiệp đến những thất bại trong quản trị. Chẳng hạn, khi những người điều hành là các cổ đông lớn hay có quyền biểu quyết lớn, họ có thể dùng quyền của mình để tác động đến quyết định của hội đồng quản trị sao cho có lợi cho mình nhưng lại khơng có lợi cho cơng ty.

Một trường hợp phổ biến là các nhà quản lý thuyết phục hội đồng quản trị trả lương và phúc lợi rất cao cho cấp quản lý hoặc phê duyệt việc mua bán yếu tố đầu vào giá cao từ các cơng ty mà họ có sở hữu hoặc có mối quan hệ. Nghiêm trọng hơn, họ có thể sử dụng những thơng tin bí mật để trục lợi như giao dịch nội gián.

- Liên kết sở hữu: Một cơng ty có thể được sở hữu và kiểm sốt bởi 2 nhóm người khác nhau, nhưng sự khơng độc lập hay sự tồn tại các mối quan hệ liên quan, liên kết giữa 2 nhóm người này cũng gây ra vấn đề tương tự như vấn đề của cấu trúc tập trung. Một khả năng dễ xảy ra nhất là sự tồn tại các cấu trúc sở hữu chéo và cấu trúc kim tự tháp giữa các cơng ty. Hai hình thức sở hữu này thường thấy ở các công ty thành viên của tập đồn hoặc các nhóm cơng ty.

+ Sở hữu kim tự tháp là hình thức sở hữu bởi một người kiểm sốt thực sự

Chẳng hạn, A nắm 20% vốn của B, B lại nắm 10% vốn của C. A được gọi là chủ sở hữu sau cùng của C, vì A kiểm sốt C thơng qua B. A có thể tác động lên một quyết định nào đó của C nhưng chỉ chịu 2% (= 20% x 10%) mức độ ảnh hưởng (hoặc mức độ thiệt hại) của quyết định đó.

Điều đó có nghĩa hình thức sở hữu kim tự tháp có khả năng xâm phạm quyền lợi của các cổ đông khác. Bởi lẽ, A có thể vì tư lợi mà ra những quyết định có lợi cho mình nhưng có hại cho cơng ty C, trong khi chỉ chịu thiệt hại không đáng kể trên phần vốn góp của mình. Nghiên cứu cấu trúc sở hữu của 100 cơng ty có giá trị vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng khốn Việt Nam năm 2010 chỉ ra rằng cấu trúc sở hữu của các công ty niêm yết khá phức tạp. Trong một số trường hợp, chủ sở hữu sau cùng nắm quyền kiểm sốt chi phối một cơng ty thơng qua đến 4-5 nấc sở hữu.

Hình thức thứ hai là cấu trúc sở hữu chéo, xuất hiện khi A kiểm sốt B (trong ví dụ trên) nhưng trong trường hợp này, B cũng nắm quyền kiểm soát tại A. Mặc dù với tỉ lệ sở hữu chéo không cao, nhưng sự ràng buộc sở hữu chéo này lại làm gia tăng mức độ liên kết của A và B trong việc kiểm soát C.

Về nguyên tắc, cấu trúc sở hữu chéo giúp các công ty gia tăng mức độ liên kết, cam kết và hợp tác thực hiện chiến lược, nhưng nếu năng lực kiểm soát việc thực thi pháp luật khơng cao có thể sẽ dẫn đến tình trạng các cơng ty liên kết vi phạm quyền lợi cổ đơng nhỏ.

Có thể thấy, hình thức cấu trúc kim tự tháp và sở hữu chéo tồn tại ở hơn 13 trong số 100 cơng ty niêm yết có giá trị vốn hóa lớn nhất nói trên.

Các nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rằng 2 hình thức sở hữu này tồn tại phổ biến ở các nước có chỉ số bảo vệ quyền cổ đơng thấp. Trong đó, sở hữu kim tự tháp có mức độ phổ biến cao hơn vì nó giúp cổ đơng lớn dễ dàng hơn trong việc ảnh hưởng lên cổ đơng nhỏ trong các quyết định chỉ có lợi cho họ.

Để nhìn thấy được khả năng thao túng ở những cơng ty mà mình rót vốn, nhà đầu tư cần phải có được thơng tin về tỉ lệ sở hữu cổ phần trong công ty. Luật pháp Việt Nam quy định công ty đại chúng phải công khai những cổ đông lớn (nắm giữ trên 5%). Tuy nhiên, các cổ đông lớn thường chia nhỏ số cổ phần cho người thân

trong gia đình và bạn bè sao cho nắm giữ dưới mức yêu cầu phải công bố thông tin. Ngồi việc cơng bố sở hữu trên 5%, thơng tin về liên kết sở hữu hay sở hữu của các bên liên quan cũng cần được công bố để thấy được mức độ tập trung sở hữu và kiểm soát của những người sở hữu sau cùng.

Cấu trúc sở hữu tập trung hay phân tán đều có điểm mạnh và điểm yếu, nhưng điều quan trọng là cần tuân thủ những nguyên tắc cốt lõi của quản trị doanh nghiệp. Đó là tính chính trực, trách nhiệm và minh bạch. Quản trị công ty là một chặng đường dài nhiều trở lực. Trước mắt, tính minh bạch và cơng khai thể hiện qua việc công bố thông tin là khởi đầu cho những nỗ lực hoàn thiện quản trị doanh

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần dược phẩm viễn đông (Trang 128 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w