- Nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu cuối quý IV so với cuối quý III giảm 16.397.301.164 đồng tương ứng giảm còn 96,64% Đồng thời tỷ trọng
KẾT LUẬN CHƯƠNG
4.2.3.4. Biện pháp giảm chi phí
Để năng cao hiệu quả chi tiêu trong các doanh nghiệp, nhà quản lý phải đưa ra được các biện pháp làm giảm chi phí. Nhà quản lý chi phí nên theo quy trình sau để đưa ra các biện pháp giảm chi phí:
Nhà quản lý phải phát hiện các chi phí cần phải cắt giảm bằng cách nhận diện và tập hợp các chi phí theo từng trung tâm và kết quả tính tốn các biến động sẽ giúp phát hiện được các bộ phận yếu kém trong doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng chi phí. Thơng thường, chúng ta chỉ cần quan tâm đến những biến động có tỷ lệ phần trăm lớn (so với định mức) hay có giá trị lớn hoặc các biến động bất lợi kéo dài theo thời gian.
Nhà quản lý cần xác định các nguyên nhân chủ yếu gây ra các biến động bất lợi. Thông thường một biến động bất lợi về chi phí có thể có nhiều nguyên nhân, nhà quản lý nên tập trung vào một vài nguyên nhân chủ yếu, và bỏ qua các nguyên nhân còn lại.
Nhà quản lý phải đề ra các biện pháp cắt giảm chi phí: Việc đề ra các biện pháp cắt giảm chi phí địi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của các nhân viên, bộ phận liên quan vì thơng thường, các biện pháp này thiên về mặt kỹ thuật hơn là quản lý.
Qua đó, tác giả xin đưa ra một số biện pháp kiểm sốt và cắt giảm chi phí như sau:
Thứ nhất, kiểm sốt chi phí vật liệu, dụng cụ để tận dụng hết nguồn lực sẵn có, đồng thời xây dựng mức tiêu hao hợp lý và bảo quản theo định mức đó.
Thứ hai, kiểm sốt chi phí tài chính bằng cách giảm bớt ảnh hưởng của lãi suất tiền vay, đa dạng đồng tiền thanh tốn, đa dạng nguồn hàng và tìm kiếm các nhà cung cấp độc quyền có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp,…
Thứ ba, kiểm sốt chi phí bán hàng bằng cách kiểm sốt chi phí quảng cáo, chi phí khấu hao, kho bãi, vận chuyển… Các doanh nghiệp nên đưa ra dự toán và định hướng phát triển, kế hoạch bán hàng của từng thời kỳ, đây là căn cứ để xây dựng ngân sách cho các chiến lược trong kỳ và hạn chế các chi phí phát sinh đột biến,…
Thứ tư, kiểm sốt chi phí quản lý doanh nghiệp bằng cách giảm chi phí hành chính đến mức thấp nhất,… Quản lý chi phí theo từng bộ phận để quy rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc đền bù hoặc khen thưởng.
4.2.4. Nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn
Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vô cùng gay gắt. Những doanh nghiệp nào tận dụng tối đa năng lực sản xuất và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì sẽ có điều kiện tốt để đứng vũng trên thị trường. Với môi trường kinh tế cạnh tranh hiện nay giữa các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là yếu tố cần thiết và là điều kiện cấp thiết để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển, tránh rơi vào tình trạng phá sản trong tương lai. Cụ thể:
Các doanh nghiệp cần đưa ra các biện pháp để giảm số ngày quay vòng vốn, tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực khác hoặc lập kế hoạch cụ thể về huy động vốn
theo các phương án đã đưa ra. Để tăng cường nguồn tài trợ vốn cho hoạt động kinh doanh của mình, doanh nghiệp có thể thực hiện một số biện pháp sau:
+ Phát huy huy tối đa nội lực nguồn vốn bên trong doanh nghiệp, một trong những nguồn đó là vốn tích lũy từ các lợi nhuận khơng chia và quỹ khấu hao tài sản cố định để lại với mục đích tạo nguồn vốn tái đầu tư cho doanh nghiệp.
+ Tăng cường huy động các nguồn vốn ngắn hạn, tận dụng tối đa các khảon nợ ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán như: phải trả nhà cung cấp, phải trả người lao động, thuế phải nộp Nhà nước chưa đến hạn nộp,…
+ Để đạt mục tiêu tăng trưởng lâu dài và bền vững thì ngồi các nguồn vốn ngắn hạn, doanh nghiệp phải quan tâm đến việc tìm nguồn tài trợ dài hạn. Đây là nguồn tài trợ ổn định và lâu dài đảm bảo cho sự phát triển vững chắc cho doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp có thể huy động vốn tài trợ dài hạn bằng cách vay nợ dài hạn, nâng cao lợi nhuận tích lũy sau thuế để chuyển thành nguồn vốn,…
Trên thực tế, hiện nay để huy động được nguồn tài trợ này nhằm đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn của doanh nghiệp, biện pháp quan trọng nhất là phải tính tốn, lựa chọn, thiết lập các phương án kinh doanh cũng như phương án đầu tư có tính khả thi cao. Đồng thời, các doanh nghiệp phải lựa chọn được cơ cấu sản phẩm hợp lý để đảm bảo được chi phí phí sản xuất cộng thêm lãi suất ngân hàng mà vẫn đem lại lợi nhuận kinh doanh về sau.
4.2.5. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh đều có mục tiêu chủ đạo là tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí. Đối với Dược Viễn Đơng thì trong điều kiện kinh tế như hiện tại với nhiều khó khăn và khủng hoảng thì phải có biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, “lấy thu bù chi” đồng thời có chính sách phù hợp để tái cấu trúc lại doanh nghiệp để nâng cao lợi nhuận.
Tuy nhiên việc tăng lợi nhuận phải phù hợp với bản chất nền kinh tế, phải có quan điểm đúng đắn trong việc cân bằng giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Lợi nhuận của các doanh nghiệp chịu tác động của rất nhiều nhân tố như: giá
cả, thị trường, chính sách của Nhà nước, trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp,… Vì vậy, các doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu đó phải thực hiện theo các nội dung sau:
Thứ nhất, các doanh nghiệp cần có chính sách để tăng doanh thu bán hàng hợp lý. Trên cơ sở tìm hiểu và nắm bắt tâm lý, thị hiếu, nhu cầu của khách hàng, các doanh nghiệp thực hiện đa dạng hóa mặt hàng, phát huy những sản phẩm được khách hàng ưa chuộng với chất lượng tốt và giá cả hợp lý.
Thứ hai, các doanh nghiệp nên chú trọng công tác quảng cáo, tiếp thị và thực hiện các chương trình chăm sóc khách hàng. Quảng cáo là công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng, việc đưa ra chương trình quảng cáo phù hợp, chi phí hợp lý sẽ đem lại hiệu ứng tích cực cho hoạt động bán hàng của doanh nghiệp.
Thứ ba, các doanh nghiệp phải xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ và nghiệp vụ cao, đặc biệt là nhân viên marketing để tìm hiểu thị trường. Trên cơ sở đó, nhân viên tìm hiểu và nắm bắt tâm lý khách hàng để doanh nghiệp tung ra sản phẩm phù hợp, giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh thị phần tại các thị trường đó.
Thứ tư, các doanh nghiệp cần lập kế hoạch trước cho hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời đưa ra các chính sách tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo đạt hiệu quả theo các phương án kinh doanh đã chọn.