Phân tích dấu hiệu khủng hoảng và rủi ro tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần dược phẩm viễn đông (Trang 64 - 67)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2.1 BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

2.3.7. Phân tích dấu hiệu khủng hoảng và rủi ro tài chính doanh nghiệp

2.3.7.1. Phân tích dấu hiệu khủng hoảng tài chính doanh nghiệp

Nguyên nhân trực tiếp của phá sản doanh nghiệp là sự khủng hoảng tài chính. Đặc điểm cơ bản của tình trạng khủng hoảng tài chính là sự mất cân đối giữa khả năng và nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Đồng thời, khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng khủng hoảng giá trị của doanh nghiệp sẽ giảm sút nghiêm trọng và mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp sẽ vơ cùng cao.

Có hai phương pháp phân tích phát hiện các dấu hiệu khủng hoảng tài chính, đó là phương pháp đánh giá từng chỉ số tài chính và phương pháp kết hợp các chỉ số.  Phương pháp đánh giá từng chỉ số tài chính:

Phương pháp đánh giá từng chỉ số tài chính do William Beaver nghiên cứu và đưa vào ứng dụng từ năm 1968. Beaver phát hiện ra rằng, các doanh nghiệp lâm

vào khủng hoảng tài chính là do doanh nghiệp có it tiền mặt, ít hàng tồn kho nhưng có nhiều nợ phải thu.

Nghiên cứu của Beaver chỉ ra các chỉ tiêu phản ánh dấu hiệu khủng hoảng doanh nghiệp (sơ đồ) bao gồm:

- Chỉ tiêu ”Tỷ lệ lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh/Tổng nợ phải trả”: là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc dự đoán dấu hiệu khủng hoảng và phá sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh tính cân đối giữa khả năng tạo ra tiền của doanh nghiệp với số nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán.

- Chỉ tiêu ”Tỷ suất sinh lời của tài sản = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản” và chỉ tiêu ”Hệ số nợ = Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản” cũng là các chỉ tiêu quan trọng trong việc phát hiện dấu hiệu khủng hoảng và phá sản bởi vì các chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh, mức độ rủi ro tài chính cũng như khả năng thanh tốn dài hạn của doanh nghiệp.

Phương pháp kết hợp các chỉ số tài chính:

Phương pháp kết hợp các chỉ số tài chính được Edward Altman bắt đầu đưa ra năm 1968, dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm 66 doanh nghiệp sản xuất có bán cổ phần rộng rãi trên thị trường chứng khoán từ năm 1946-1965. Sau đó được ơng kiểm tra lại với 25 doanh nghiệp khác với xác suất đúng là 96%.

Altman chỉ ra rằng ở năm trước khi phá sản, các doanh nghiệp bị phá sản và doanh nghiệp khơng bị phá sản có các chỉ số tài chính khác nhau. Những khác biệt này được mô tả qua bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.1: Mức trung bình các chỉ số tài chính một năm trước khi phá sản

Công thức Các DN phá sản Các DN không phá sản

X1=Vốn hoạt động thuần/Tổng

tài sản -6,1% 41,4%

X2 = Lợi nhuận lưu giữ lũy

kế/Tổng tài sản -62,6% 35,5%

X3 = Lợi nhuận trước thuế và

X4 = Giá thị trường của

VCSH/Nợ phải trả 40,1% 247,1%

X5 = Doanh thu/Tổng tài sản 150% 190%

Nguồn: [13, trang 273]

2.3.7.2. Phân tích rủi ro tài chính doanh nghiệp

Rủi ro tài chính là phần rủi ro mà các chủ sở hữu gánh chịu thêm cho doanh nghiệp do doanh nghiệp sử dụng các khoản nợ. Còn rủi ro kinh doanh là sự rủi ro của các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp chưa xem xét ảnh hưởng của các khoản nợ vay. Như vậy, về mặt lý thuyết mỗi doanh nghiệp luôn luôn gánh chịu rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của nó và đó là rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Phân tích hai yếu tố này sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư và huy động vốn hợp lý, đồng thời giúp các đối tác bên ngồi doanh nghiệp có các quyết định an toàn hơn đối với các hợp đồng kinh doanh liên quan đến doanh nghiệp.

Để phân tích rủi ro tài chính, các nhà phân tích sử dụng chỉ tiêu ”Độ lớn địn bẩy tài chính”, chỉ tiêu này phản ánh những thay đổi của mức độ tiêu thụ ảnh hưởng tới lợi nhuận trên cổ phiếu. Trong đó: I là chi phí lãi vay, EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

Độ lớn địn bẩy tài chính = %∆ EAT %∆ EBIT = EBIT EBIT - I (2.71) Nguồn: [13, trang 281] KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong Chương 2, Luận văn đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất nói riêng theo quy định và chế độ hiện hành của Việt Nam thông qua các khái niệm, ý nghĩa và nguồn số liệu phục vụ cho việc phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Luận văn đã đi sâu vào nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp nói chung bao gồm: Phân tích cấu trúc tài chính, phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, phân tích tình hình thanh tốn và khả năng thanh tốn

của doanh nghiệp, phân tích hiệu quả kinh doanh, phân tích năng lực hoạt động,... Mặc dù chưa có một tài liệu nào thống nhất về nội dung, phương pháp và cách thức phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp nhưng với sự tìm tịi, tham khảo các tài liệu trước, tác giả đã mạnh dạn phân bổ và sắp xếp các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính một cách đầy đủ, khoa học và logic nhất. Qua đó, nhà phân tích có thể vận dụng để phân tích báo cáo tài chính và đánh giá năng lực tài chính của một doanh nghiệp cụ thể.

Tóm lại, trong Chương 2, luận văn đã phân tích cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp nói chung và các bước cơng việc thực hiện một cuộc phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Đồng thời, Luận văn cũng như chỉ ra sự cần thiết phải thực hiện hoạt động phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần dược phẩm viễn đông (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w