Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần dược phẩm viễn đông (Trang 48 - 51)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2.1 BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

2.3.2. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh

Để đảm bảo đủ tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải sử dụng các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động, hình thành vốn. Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành trước hết từ nguồn vốn của bản thân chủ sở hữu (vốn góp ban đầu được bổ sung trong q trình kinh doanh, các quỹ doanh nghiệp có nguồn gốc từ lợi nhuận, lợi nhuận chưa phân phối, các nguồn kinh phí….). Sau nữa được hình thành từ nguồn vốn vay và nợ hợp pháp (vay ngắn hạn, dài hạn ở ngân hàng, nợ nhà cung cấp, nợ ngân sách nhà nước…). Cuối cùng nguồn vốn được hình thành từ các nguồn khác như: nợ quá hạn, chiếm dụng bất hợp pháp của người mua, người bán,… Tất cả các nguồn hình thành đó được phân bổ vào hai nhóm là nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời. Cụ thể:

- Nguồn tài trợ thường xuyên: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụng thường xuyên, lâu dài vào hoạt động kinh doanh. Thuộc nguồn vốn tài trợ thường xuyên trong doanh nghiệp bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay, nợ dài hạn (trừ khoản vay, nợ quá hạn).

- Nguồn tài trợ tạm thời: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian ngắn. Thuộc nguồn tài trợ tạm thời bao gồm các khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn, các khoản vay – nợ quá hạn (kể cả vay, nợ dài hạn), các khoản chiếm dụng bất hợp pháp của người bán, người mua, của cơng nhân viên chức...

Khi phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cần tính ra và so sánh tổng nhu cầu về tài sản với nguồn vốn chủ sở hữu hiện có và nguồn vốn vay – nợ dài hạn. Nếu tổng số nguồn vốn có đủ hoặc lớn hơn nhu cầu về

tài sản thì doanh nghiệp cần sử dụng số thừa này một cách hợp lý tránh bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, khi nguồn vốn không đáp ứng đủ nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp cần có biện pháp huy động và sử dụng phù hợp tránh đi chiếm dụng vốn mọt cách bất hợp pháp.

Xét trên góc độ ổn định về nguồn tài trợ, cân bằng tài chính được thể hiện qua đẳng thức sau:

Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn =

Nguồn vốn tài trợ thường xuyên (2.5) + Nguồn vốn tài trợ tạm thời

Nguồn: [13, trang 161] Khi ổn dịnh nguồn tài trợ tài sản thì phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp cho nhà quản lý biết được sự an tồn, tính bền vững, cân đối trong tài trợ và sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng như nhân tố gây ảnh hưởng đến cân bằng tài chính. Do đó, khi phân tích chúng ta cần so sánh tổng nhu cầu về tài sản với nguồn tài trợ thường xuyên. Nếu các nguồn tài trợ thường xuyên trang trải đủ hoặc thừa tổng nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp cần sử dụng một cách hợp lý số dôi này để tránh bị chiếm dụng vốn và ngược lại. Tuy nhiên, đối với từng nguồn tài trợ, cần phải phân tích thêm sự biến động về tổng số cũng như cùng loại giữa cuối kỳ so với đầu năm và dựa vào sự biến động của bản thân từng nguồn tài trợ để rút ra nhận xét. Ta có các chỉ tiêu phân tích như sau:

Vốn lưu động rịng = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn (2.6)

= NV thường xuyên – Tài sản dài hạn

Nguồn: [13, trang 162] Và:

Nhu cầu vốn lưu động ròng =

Hàng tồn kho + Phải thu khách hàng

- nợ phải trả ngắn hạn (không kể vay ngắn hạn) (2.7) Nguồn: [2] + Nếu vốn lưu động rịng âm liên tục qua các năm thì doanh nghiệp sẽ mất cân bằng tài chính, tình hình và khả năng thanh tốn gặp khó khăn, cán cân thanh tốn ln mất cân bằng, doanh nghiệp có nguy cơ phá sản.

+ Nếu vốn lưu động rịng = 0, thì nguồn tài trợ thường xuyên của doanh ngiệp vừa đủ trang trải cho tài sản dài hạn nên không cần huy động thêm ở nợ ngắn hạn đeer bù đắp. Lúc này cân bằng tài chính xảy ra, tuy nhiên tính ổn định chưa

cao, vẫn cịn tồn tại nguy cơ rơi vào tình trạng mất cân bằng.

+ Nếu vốn lưu động rịng >0, thì nguồn tài trợ thường xun của doanh nghiệp không những được sử dụng để trang trải cho tài sản dài hạn mà còn trang trải một phần cho tài sản ngắn hạn.

Tuy nhiên để đánh giá đầy đủ hơn cần thông qua chỉ tiêu ngân quỹ ròng: Ngân quỹ ròng = Vốn lưu động ròng - Nhu cầu vốn lưu động ròng (2.8)

Nguồn: [2] Nếu ngân quỹ rịng âm có nghĩa là doanh nghiệp cần phải huy động các khoản vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt về nhu cầu vốn lưu động ròng và tài trợ cho tài sản dài hạn, cân bằng tài chính kém an toàn và bất lợi cho doanh nghiệp.

Nếu ngân quỹ rịng dương, thể hiện một cân bằng tài chính an tồn vì doanh nghiệp khơng vay để bì đắp cho nhu cầu vốn lưu động rịng.

Ngồi ra, để có nhận xét chính xác và tồn diện về tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khi phân tích các nhà phân tích cịn sử dụng các chỉ tiêu sau:

- Hệ số tài trợ thường xuyên: Cho biết nguồn tài trợ thường xuyên chiếm tỷ

trọng bao nhiêu trong tổng nguồn tài trợ tài sản của donh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tính cân bằng và ổn định của doanh nghiệp càng cao và ngược lại, chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ tính cân bằng và ổn định của doanh nghiệp càng thấp.

Hệ số tài trợ thường xuyên = Nguồn tài trợ thường xuyên (2.9) Tổng nguồn vốn

Nguồn: [13, trang 164]

- Hệ số tài trợ tạm thời: Chỉ tiêu này phản ánh nguồn tài trợ tạm thời chiếm

tỷ trọng bao nhiêu trong tổng nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu càng nhỏ thì tính cân bằng và ổn định tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Hệ số tài trợ tạm thời = Nguồn tài trợ tạm thời (2.10) Tổng nguồn vốn

Nguồn: [13, trang165]

- Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên: Chỉ tiêu này phản

ánh vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu trong tổng số nguồn tài trợ thường xun. Chỉ tiêu càng lớn thì tính tự chủ và độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng tốt và

ngược lại.

Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên =

Vốn chủ sở hữu (2.11) Nguồn tài trợ thường xuyên

Nguồn: [13, trang 165]

- Hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn: Cho biết mức độ tài trợ tài sản dài hạn bằng nguồn tài trợ thường xuyên. Chỉ tiêu càng lớn thể hiện tính ổn định và bền vững về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn =

Nguồn vốn thường xuyên (2.12) Tài sản dài hạn

Nguồn: [13, trang 165]

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần dược phẩm viễn đông (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w