CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2.1 BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
2.3.1.1. Phân tích khái quát tình hình huy động và sử dụng vốn
Một trong những chức năng quan trọng của hoạt động tài chính lịa tổ chức khai thác và huy động vốn. Vì vậy, sự biến động của chỉ tiêu tổng số nguồn vốn trong kỳ so với kỳ gốc là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng tổ chức và huy động vốn của doanh nghiệp. Trong nội dung phân tích này, các nhà phân tích cũng tiến hành phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn. Việc phân tích được thực hiện bằng cách tính và xem xét sự biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản (hay nguồn vốn) chiếm trong tổng tài sản (hay nguồn vốn) giữa kỳ phân tích với kỳ so sánh. Từ đó cho phép đánh giá khái quát tình hình phân bổ, sử dụng vốn và tình hình huy động vốn của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các nhà phân tích cũng kết hợp với việc phân tích ngang, tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (cả về số tương đối và tuyệt đối) theo từng loại tài sản và từng loại nguồn vốn để xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.
Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản
Căn cứ vào số liệu đã phản ánh trên bảng cân đối kế toán để so sánh số tổng cộng về tài sản giữa cuối kỳ với đầu kỳ hoặc các năm trước kể cả về số tuyệt đối và số tương đối nhằm xác định sự biến động về quy mô tài sản của doanh nghiệp qua các kỳ kinh doanh. Trong đó cần xem xét sự biến động về quy mô các chỉ tiêu chi tiết như vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản dài hạn…Qua đó nhằm đánh giá tình hình tài chính trong q khứ, hiện tại để làm cơ sở dự toán tiềm năng tài chính tương lai của doanh nghiệp.
Ngồi việc so sánh tổng tài sản cuối kỳ so với đầu năm vẫn còn phải xem xét tỷ trọng loại tài sản chiếm trong tổng số tài sản và xu hướng biến động của việc phân bổ tài sản. Điều này được đánh giá trên tính chất kinh doanh và tình hình biến động của từng bộ phận. Tuỳ theo loại hình kinh doanh để xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số là cao hay thấp.
Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng tài sản =
Giá trị của từng bộ phận tài sản * 100% (2.1) Tổng số tài sản
Nguồn: [13, trang 140] Khi phân tích cơ cấu tài sản, cần xem xét sự biến động của từng khoản mục cụ thể, xem xét tỷ trọng của mỗi loại là cao hay thấp trong tổng số tài sản. Qua đó, đánh giá tính hợp lý của sự biến đổi để từ đó có giải pháp cụ thể.
Đối với tài sản cố định (TSCĐ), tỷ trọng của tài sản này trong tổng sô đối với từng ngành nghề là khác nhau. Tỷ trọng này thường cao đối với các doanh nghiệp sản xuất, nhất là các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao: như cơng nghệ thăm dị khai thác dầu khí (90%), ngành luyện kim (70%). Ngược lại, trong các ngành kinh doanh thương mại, dịch vụ thơng thường có tỷ trọng TSCĐ thấp, ngoại trừ trong trường hợp kinh doanh khách sạn và hoạt động vui chơi giải trí. Do những đặc điểm trên, để đánh giá hợp lý trong đầu tư TSCĐ cần xem xét đến số liệu trung bình ngành. Ngồi ra tỷ trọng TSCĐ cịn phụ thuộc vào chính sách đầu tư, phương pháp tính khấu hao mà doanh nghiệp đang áp dụng.
Đối với hàng tồn kho, tỷ trọng loại tài sản này cũng phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp sản
xuất có chu kỳ kinh doanh dài như xây lắp, đóng tàu.. tỷ trọng hàng tồn kho sẽ cao. Các doanh nghiệp thương mại hàng tồn kho là đối tượng cơ bản trong kinh doanh nên tỷ trọng cũng tương đối cao hơn so với các loại tài sản khác. Ngược lại, kinh doanh dịch vụ thì tỷ trọng hàng tồn kho thấp. Tỷ trọng này còn phụ thuộc vào chính sách dự trữ và tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngồi ra khi phân tích tỷ trọng hàng tồn kho cần phân tích với mối tương quan với tăng trưởng doanh nghiệp.
Đối với khoản phải thu khách hàng, tỷ trọng của loại tài sản này phụ thuộc vào phương thức bán hàng, chính sách bán hàng, khả năng quản lý nợ của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp bán lẻ, bán hàng thu tiền ngay thì tỷ trọng khoản phải thu thấp và ngược lại đối với doanh nghiệp bán bn thì tỷ trọng lại lớn hơn. Nếu thời hạn tín dụng dài, số dư định mức cho khách hàng cao thì tỷ trọng khoản phải thu lớn và ngược lại. Tuy nhiên tín dụng bán hàng lại ảnh hưởng đến doanh số bán hàng nên khi đánh giá tính hợp lý của chỉ tiêu này cần đặt trong mối quan hệ với doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp.
Trong trường hợp thu thập đầy đủ số liệu, nên phân tích sự biến động vì tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong số tài sản của doanh nghiệp qua nhiều năm khác nhau, đồng thời có thể so sánh với cơ cấu chung của ngành để việc đánh giá được tồn diện.
Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn
Ngoài việc xem xét đánh giá tình hình phân bổ vốn cần phân tích cơ cấu nguồn vốn để đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh và những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu.
Đối với nguồn hình thành tài sản cần xem xét tỷ trọng của từng loại chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến động của chúng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với chủ nợ là cao. Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn thì khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp.
Tỷ trọng của từng bộ phận
nguồn vốn chiếm trong tổng NV =
Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn*100% Tổng số nguồn vốn (2.2)
Nguồn: [13, trang 148]
Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng tốt bởi vì hầu hết tài sản mà doanh nghiệp hiện có.