GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀ
1.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Phân tích báo cáo tài chính xét theo nghĩa khái quát đề cập tới nghệ thuật phân tích và giải thích các báo cáo tài chính. Để áp dụng hiệu quả nghệ thuật này đòi hỏi phải thiết lập một quy trình có hệ thống và logic, có thể sử dụng làm cơ sở cho việc ra quyết định. Trong phân tích cuối cùng, việc ra quyết định là mục đích chủ yếu của phân tích báo cáo tài chính. Dù cho đó là nhà đầu tư cổ phần vốn có tiềm năng, một nhà cho vay tiềm tàng, hay một nhà phân tích tham mưu của một cơng ty đang được phân tích, thì mục tiêu cuối cùng đều như nhau - đó là cung cấp cơ sở cho việc ra quyết định hợp lý. Các quyết định xem nên mua hay bán cổ phần, nên cho vay hay từ chối hoặc nên lựa chọn giữa cách tiếp tục kiểu trước đây hay là chuyển sang một quy trình mới, tất cả sẽ phần lớn sẽ phụ thuộc vào các kết quả phân tích tài chính có chất lượng.
Trong số các cơng trình viết về phân tích báo cáo tài chính mà tơi tham khảo được, có thể chia thành hai loại như sau:
Loại thứ nhất: Các cơng trình viết về phân tích báo cáo tài chính mà nội dung chủ yếu là phân tích các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính doanh nghiệp như: phân tích Bảng cân đối kế tốn, phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, phân tích Thuyết minh báo cáo tài chính.
Mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính là nhằm cung cấp thông tin giúp cho đối tượng sử dụng thơng tin đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu chỉ đi sâu phân tích trên từng báo cáo tài chính thì chưa đủ mà cần phân tích mối
liên hệ giữa các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính và giữa các báo cáo tài chính. Có như vậy, mới có thể cung cấp đầy đủ thơng tin, giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá một cách tồn diện và sâu sắc thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Loại thứ hai: Các cơng trình viết về phân tích báo cáo tài chính mà nội dung chủ yếu là phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế - tài chính trên các báo cáo tài chính doanh nghiệp. Từ đó, rút ra kết luận đánh giá thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Việc phân tích mối liên hệ giữa các báo cáo tài chính nhằm rút ra các kết luận về thực trạng tài chính của doanh nghiệp là rất cần thiêt. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở mức độ phân tích này thì thực sự chưa đủ mà phải đi sâu phân tích các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính mới có thể giúp các đối tượng sử dụng thông tin xác định rõ ngun nhân hồn thành hay khơng hồn thành các chỉ tiêu kinh tế - tài chính trong sự tác động lẫn nhau giữa chúng. Từ đó, có giải pháp thiết thực nhằm tăng cường sức mạnh tài chính của doanh nghiệp trong các kỳ sản xuất tiếp theo. Hơn nữa mọi hoạt động kinh tế đều có sự tác động liên hồn, chỉ có thể dựa vào sự phân tích một cách tỷ mỷ và chi tiết mới có thể tạo ra những thơng tin có căn cứ xác thực và như vậy quản trị doanh nghiệp mới có nhận định đúng về thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
Để tăng cường tính thực tiễn của luận văn, tơi xin đưa ra đánh giá về phân tích báo cáo tài chính của một số cơng trình sau:
Luận văn thạc sỹ “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty TNHH
HONDA Việt Nam ” thực hiện bởi Đoàn Thị Hà Thư (2011), giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Hữu Ánh.
Những ưu điểm trong phân tích báo cáo tài chính của cơng trình trên bao gồm:
- Tính tốn và cung cấp hệ thống các chỉ tiêu tài chính cơ bản như: Suất sinh lời của tài sản (ROA), suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE), tình hình biến động của tổng tài sản, vốn chủ sở hữu,... Đồng thời, luận văn đã bổ sung thêm các chỉ
tiêu phân tích mức sinh lời áp dụng cho các công ty cổ phần như: Suất sinh lời của cố phiếu thường (ROCE), hệ số giá cả so với lợi nhuận cổ phiếu (P/E),... Qua các chỉ tiêu này, tác giả luận văn đã đi sâu phân tích và đánh giá chính xác thực trạng tình hình tài chính của Cơng ty TNHH HONDA Việt Nam.
- Luận văn lấy số liệu phân tích trên báo cáo tài chính trong ba năm là 2008- 2010 và các báo cáo tài chính này đã được kiểm tốn vì vậy số liệu đánh giá mang tính khái qt, tổng hợp và đem lại cái nhìn tổng quan cho nhà phân tích cũng như các đối tượng có nhu cầu sử dụng thơng tin.
Tuy nhiên, cơng trình phân tích báo cáo tài chính của tác giả cịn tồn tại một số hạn chế như sau:
- Luận văn đã phân tích các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính doanh nghiệp gồm: phân tích Bảng cân đối kế tốn, phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, phân tích Thuyết minh báo cáo tài chính. Tuy nhiên, việc phân tích theo từng báo cáo tài chính chưa mang lại được thơng tin đầy đủ, tồn diện và sâu sắc mà chỉ đánh giá được một phần thực trạng tài chính của cơng ty.
- Trong q trình phân tích báo cáo tài chính, luận văn chủ yếu sử dụng số liệu trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để phân tích các chỉ tiêu, cịn Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì chưa được khai thác triệt để khi phân tích các chỉ tiêu để đánh giá khả năng thanh toán, chi trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Luận văn thạc sỹ “ Hồn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Cơng ty Cổ
phần cơ khí xây dựng COMA” thực hiện bởi Đặng Thị Thu Hiền (2010), giáo viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Văn Công.
Luận văn được thực hiện trên số liệu của hai năm liên tiếp từ 2007 đến 2009, nội dung phân tích do doanh nghiệp thực hiện còn nhiều hạn chế như hệ thống chỉ tiêu cịn ít và đơn giản. Trên cơ sở mơ tả và đánh giá cơng tác phân tích báo cáo tài chính tại Cơng ty Cổ phần cơ khí xây dựng COMA, tác giả Đặng Thị thu Hiền đã đề xuất, bổ sung nhiều phương pháp như: phương pháp Dupont,
phương pháp phân tích xu hướng và các chỉ tiêu phân tích như: phân tích chỉ tiêu sinh lời trên cổ phiếu như EPS, P/E, phân tích hiệu quả của tài sản cố định, phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ,…..
Ưu điểm của cơng trình này là tác giả đã đề cập đến việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các chỉ tiêu khác, đồng thời xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phân tích cụ thể và cách thức kết hợp với các chỉ tiêu phân tích khác.
Luận văn thạc sỹ “Phân tích tài chính tại Cơng ty Cổ phần TRAPHACO”
thực hiện bởi Phùng Thị Hồng Nhung (2011), giáo viên hướng dẫn PGS.TS Phạm Quang.
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lấy số liệu trong ba năm từ 2008 đến năm 2010 với nội dung phân tích các chỉ tiêu rất phong phú và đề cập đến phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ bằng việc phân tích các chỉ tiêu tỷ trọng của dịng tiền từ hoạt động kinh doanh, tỷ trọng dòng tiền từ hoạt động đầu tư, tỷ trọng dịng tiền từ hoạt động tài chính trên tổng lượng tiền lưu chuyển trong năm,… Hầu hết các luận văn thường bỏ qua các chỉ tiêu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì báo cáo này đã sử dụng các yếu tố trên báo cáo để phân tích và nhận xét khách quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đây là ưu điểm rất lớn của cơng trình này.