Phân tích hiệu quả sử dụng vốn qua chỉ tiêu “Suất hao phí của vốn”

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần dược phẩm viễn đông (Trang 106 - 109)

- Nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu cuối quý IV so với cuối quý III giảm 16.397.301.164 đồng tương ứng giảm còn 96,64% Đồng thời tỷ trọng

B/ Các khoản có thể dùng để thanh toán trong thời gian tớ

3.3.6.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn qua chỉ tiêu “Suất hao phí của vốn”

Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn thơng qua chỉ tiêu “Suất hao phí của vốn” tại Cơng ty Cổ phần Dược phẩm Viễn Đơng, ta có bảng phân tích 3.15 như sau:

Bảng 3.15: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn qua chỉ tiêu “Suất hao phí của vốn” cuối quý III và quý IV năm 2010 tại Công ty

Chỉ tiêu Cuối quý

III/2010

Cuối quý IV/2010

So sánh cuối quý IV/cuối quý III năm 2010

(+/-) (%)

1. Suất hao phí của tổng tài

sản 60,66 - 84,80 - 145,46 - 239,78

2. Suất hao phí của tài sản

ngắn hạn 43,87 - 62,43 - 106,30 - 242,31

3. Suất hao phí của tài sản dài

hạn 16,80 - 22,37 - 39,17 - 233,18

4. Suất hao phí của vốn chủ

sở hữu 21,86 - 28,76 - 50,62 - 231,59

Qua bảng trên ta thấy suất hao phí của vốn giảm dần qua hai quý, điều này cho thấy hao phí vốn để sản xuất ra một đồng lợi nhuận sau thuế giảm. Như vậy, để giảm suất hao phí của tài sản trên lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp đã phải tìm biện pháp thích hợp để giảm hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu và suất hao phí vốn chủ sở hữu trên lợi nhuận sau thuế. Điều này buộc nhà quản lý của Dược Viễn Đông phải xác định được một cấu trúc tài chính hợp lý, vừa đảm bảo vốn kinh doanh, vừa đảm bảo an ninh tài chính lại vừa có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, với sự tác động của nhiều nguyên nhân và các yếu tố đã phân tích cho ta thấy Cơng ty khơng khắc phục được các khó khăn trong năm 2010 và dẫn đến hệ lụy trong sự phá sản của Dược Viễn Đông năm 2011.

3.3.7. Phân tích dấu hiệu khủng hoảng và rủi ro tài chính doanh nghiệp

3.3.7.1. Phân tích dấu hiệu khủng hoảng tài chính doanh nghiệp

Bất kỳ doanh nghiệp nào bị phá sản thì nguyên nhân trực tiếp xuất phát từ sự khủng hoảng tài chính. Đặc điểm cơ bản của tình trạng khủng hoảng tài chính là sự mất cân đối giữa khả năng và nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Đồng thời, khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng khủng hoảng giá trị của doanh nghiệp sẽ giảm sút nghiêm trọng và mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp sẽ vô cùng cao. Để đánh giá các dấu hiệu khủng hoảng của Dược Viễn Đông trong năm 2010, ta đi vào phân tích đánh giá từng chỉ số tài chính theo kết quả nghiên cứu của Giáo sư William BeaverTa (Đại học Chicago) kết hợp với đồ thị từ các mẫu nghiên cứu của ơng. Ta có bảng phân tích 3.16 như sau:

Bảng 3.16: Bảng phân tích đánh giá từng chỉ số tài chính cuối q III và q IV năm 2010 tại Cơng ty Cổ phần Dược phẩm Viễn Đông

Chỉ tiêu Cuối quý III Cuối quý IV

Tỷ suất dòng tiền thuần hoạt động kinh

doanh/Tổng nợ phải trả -0,082 -0,086

Tỷ suất sinh lời của tài sản = Lợi nhuận sau

thuế/Tổng tài sản 0,016 -0,012

Hệ số nợ = Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản 0,639 0,661 Nguồn: [Phụ lục 1,2]

Nhận xét:

Khi tiến hành so sánh số liệu các chỉ tiêu này của Dược Viễn Đơng với các mức trung bình theo số liệu thống kê của Beaver trên đồ thị 7.1 (Tài liệu số 13, trang 265), ta nhận thấy Công ty Cổ phần Dược phẩm Viễn Đơng đang ở trong tình

trạng khủng hoảng tài chính nghiêm trọng , đặc biệt là ở quý IV. Vì vậy, việc tuyên bố phá sản của Dược Viễn Đơng là điều tất yếu.

3.3.7.2. Phân tích rủi ro tài chính doanh nghiệp

Về mặt lý thuyết mỗi doanh nghiệp luôn luôn gánh chịu rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của nó và đó là rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Phân tích hai yếu tố này sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư và huy động vốn hợp lý, đồng thời giúp các đối tác bên ngồi doanh nghiệp có các quyết định an tồn hơn đối với các hợp đồng kinh doanh liên quan đến doanh nghiệp.

Để phân tích rủi ro tài chính tại Cơng ty Cổ phần Dược phẩm Viễn Đơng, các nhà phân tích sử dụng chỉ tiêu ”Độ lớn địn bẩy tài chính”, chỉ tiêu này phản ánh những thay đổi của mức độ tiêu thụ ảnh hưởng tới lợi nhuận trên cổ phiếu.

Bảng 3.17: Bảng phân tích rủi ro tài chính cuối quý III và quý IV năm 2010 tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Viễn Đông

Chỉ tiêu Cuối quý III Cuối quý IV

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

(EBIT) 29.770.630.297 đồng -16.091.972.488 đồng

Chi phí lãi vay (I) 16.313.124.514 đồng 25.406.300.746 đồng Độ lớn địn bẩy tài chính =

EBIT/EBIT - I 2,21 0,39

Nguồn: [Phụ lục 1,2] Qua bảng trên ta có nhận xét như sau:

Độ lớn địn bẩy tài chính cuối q III rất cao, trị số chỉ tiêu này là 2,21 và lớn hơn 1 chứng tỏ Công ty đã sử dụng nợ vay nhiều và tương đương mức rủi ro tài chính rất lớn. Sang cuối quý IV năm 2010 thì độ lớn địn bẩy tài chính là 0,39, tuy có thấp hơn nhưng nhìn qua số liệu thì chi phí lãi vay ở q IV cao hơn quý III là

1,56%. Điều này chứng tỏ, trong cả hai quý mức độ rủi ro tài chính của Cơng ty đáng quan tâm và phản ánh tình hình tài chính khơng mấy thuận lợi của Dược Viễn Đông trước khi phá sản.

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần dược phẩm viễn đông (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w