Phân tích hiệu quả sử dụng vốn thông qua chỉ tiêu “Khả năng sinh lời của vốn”

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần dược phẩm viễn đông (Trang 61 - 64)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2.1 BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

2.3.6.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn thông qua chỉ tiêu “Khả năng sinh lời của vốn”

của vốn”

Khả năng sinh lời của vốn = Đầu ra phản ánh lợi nhuận (2.60) Vốn đầu tư

Nguồn: [2] Tùy theo mục đích phân tích, tử số của chỉ tiêu “Khả năng sinh lời của vốn” có thể sử dụng một trong các chỉ tiêu sau: lợi nhuận gộp về bán hàng, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh,…. Còn mẫu số của chỉ tiêu “Khả năng sinh lời của vốn” chính là số vốn đầu tư vào kinh doanh, biểu hiện dưới hình thái vật chất (tài sản, lao động, tư liệu lao động,…) hay nguồn hình thành vốn (vốn chủ sở hữu, vốn vay).

Ta có một số chỉ tiêu sau:

- Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (Return on equity – ROE): Phản ánh khái

quát nhất hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị vốn chủ sở hữu đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Trị số này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu càng cao và ngược lại. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) =

Lợi nhuận sau thuế (2.61) Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế” được phản ánh ở chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp” trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, còn chỉ tiêu “ Vốn chủ sở hữu bình qn” được tính như sau:

Vốn chủ sở hữu bình quân =

Tổng số vốn chủ sở hữu đầu kỳ + cuối kỳ (2.62) 2

Nguồn: [13, trang 206] Mẫu số của ROE là “ Vốn chủ sở hữu bình quân” vì tử số là kết quả của một năm kinh doanh nên mẫu số không thể lấy trị số của vốn chủ sở hữu tại một thời điểm được mà phải sử dụng trị giá bình quân của năm.

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ tiêu “ Lợi nhuận sau thuế” được phản ánh ở chỉ tiêu “ Lợi nhuận sau thuế” trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

- Sức sinh lời của tài sản (Return on assets - ROA): Là chỉ tiêu phản ánh hiệu

quả sử dụng tài sản ở doanh nghiệp, thể hiện trình độ quản lý và sử dụng tài sản. Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị tài sản sử dụng trong quá trình kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Trị số càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn và ngược lại.

Sức sinh lời

của tài sản (ROA) =

Lợi nhuận trước thuế (2.63) Tổng tài sản bình quân

Nguồn: [13, trang 206] Chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế” được phản ánh ở chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế” trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, còn chỉ tiêu “Tổng tài sản bình qn” được tính như sau:

Tổng tài sản bình quân = Tổng tài sản đầu kỳ + cuối kỳ (2.64) 2

Nguồn: [13, trang 206] Mẫu số của ROA là “ Tổng tài sản bình quân” vì tử số là kết quả của một năm kinh doanh nên mẫu số không thể lấy trị số của vốn chủ sở hữu tại một thời điểm được mà phải sử dụng trị giá bình quân của năm.

đơn vị doanh thu thuần đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn càng cao và hiệu quả kinh doanh càng lớn. Cụ thể:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu =

Lợi nhuận sau thuế (2.65) Doanh thu thuần

Nguồn: [13, trang 207]

- Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản: Chỉ tiêu này cho biết

một đơn vị tài sản bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Hệ số lợi nhuận trước

thuế và lãi vay so với tổng tài sản

= Số vòng quay của tổng tài sản *

Suất sinh lời kinh tế

của doanh thu (2.66) Nguồn: [2]

- Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với lãi vay (Hệ số khả năng chi trả lãi vay): Chỉ tiêu này cho biết khả năng chi trả lãi vay của doanh nghiệp bởi vì

lợi nhuận và doanh nghiệp thu được trước khi đóng thuế và lãi vay có đủ để trả lãi vay hay không. Vận dụng phương pháp Dupont bằng cách nhân và chia mẫu số chỉ tiêu này với chi phí kinh doanh, ta có:

Hệ số khả năng chi trả lãi vay =

Chi phí kinh doanh Lãi vay *

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Chi phí kinh doanh (2.67) Nguồn: [2]

Hay:

Hệ số khả năng chi trả lãi vay =

Hệ số kinh doanh trên lãi vay *

Suất sinh lời kinh tế

của chi phí kinh doanh (2.68) Nguồn: [2]

Nếu trị số chỉ tiêu này <1, chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ, lợi nhuận thu được không đủ chi trả lãi vay.

Nếu trị số của chỉ tiêu này = 1, chứng tỏ lợi nhuận thu được chỉ vừa đủ để trang trải lãi vay.

Nếu trị số của chỉ tiêu >1, chứng tỏ doanh nghiệp có thừa khả năng bù đắp lãi vay và đóng thuế cho ngân sách Nhà nước cũng như để lại tích lũy hay chia cho các thành viên.

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần dược phẩm viễn đông (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w