CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2.1 BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
2.3.3.2. Phân tích khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp cho biết rõ năng lực tài chính trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp. Do vậy, phân tích khả năng thanh tốn của doanh nghiệp sẽ cho phép các nhà quản lý đánh giá được sức mạnh tài chính hiện tại và tương lai cũng như dự đoán được tiềm lực thanh toán và an ninh tài chính của
doanh nghiệp.
Khi phân tích khả năng thanh tốn của doanh nghiệp, các nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Đánh giá khả năng thanh toán tổng
quát của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này >= 1 thì doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán và ngược lại, trị số này càng nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh tốn. Cơng thức tính tốn như sau:
Hệ số khả năng
thanh toán tổng quát =
Tổng số tài sản (2.21) Tổng số nợ phải trả
Nguồn: [13, trang 126]
- Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn: Chỉ tiêu này cho thấy khả năng đáp ứng
các khoản nợ ngắn hạn (là những khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh tốn trong vịng 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh là cao hay thấp).
Nếu trị số của chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan.
Nếu trị số chỉ tiêu này <1, chứng tỏ doanh nghiệp không đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn.
Trị số chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng thấp. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn (2.22) Tổng số nợ ngắn hạn Nguồn: [13, trang 127]
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả
năng thanh toán tức thời (thanh toán ngay) các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) và các khoản tương đương tiền. Tùy thuộc vào tính chất và chu kỳ kinh doanh của từng doanh nghiệp mà chỉ tiêu “hệ số khả năng thanh tốn nhanh” có trị số khác nhau.
thanh toán nhanh Tổng số nợ ngắn hạn
Nguồn: [13, trang 127] - Hệ số khả năng chi trả: Do các chỉ tiêu “ Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn” và “ Hệ số khả năng thanh tốn nhanh” mang tính thời điểm (đầu kỳ, cuối kỳ) vì cơ sở tính tốn dựa trên số liệu Bảng cân đối kế toán nên trong nhiều trường hợp, các chỉ tiêu này khơng phản ánh đúng tình hình thực tế.
Để khắc phục tình trạng trên, khi đánh giá khái qt tình hình tài chính, cần kết hợp chỉ tiêu “Hệ số khả năng chi trả” vì chỉ tiêu này được xác định cho cả kỳ kinh doanh và không phụ thuộc vào yếu tố thời vụ.
Hệ số khả năng chi trả = Số tiền thuần lưu chuyển trong kỳ (2.24) Nợ ngắn hạn
Nguồn: [2] Chỉ tiêu này cho biết, với dòng tiền thuần tạo ra từ các hoạt động của mình trong kỳ, doanh nghiệp có đủ khả năng bảo đảm được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không.
- Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn: Chỉ tiêu này cho biết với số tài sản
dài hạn hiện có, doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải nợ dài hạn hay không. Trị số của chỉ tiêu càng cao, khả năng đảm bảo thanh toán nợ dài hạn càng lớn.
Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn =
Tài sản dài hạn (2.25) Nợ dài hạn
Nguồn: [13, trang 130] - Hệ số giới hạn đầu tư an toàn vào tài sản dài hạn: Để đảm bảo khả năng thanh tốn nợ dài hạn mà khơng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, tránh cho doanh nghiệp khơng bị rơi vào tình trạng phá sản, nhà quản lý cần xác định giới hạn đầu tư an toàn vào tài sản dài hạn.
Nếu trị số chỉ tiêu >1, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh tốn nợ ngắn hạn, nguy cơ lâm vào tình trạng phá sản dễ xảy ra. Trường hợp này một bộ phận nợ ngắn hạn đã được doanh nghiệp sử dụng để đầu tư tài sản dài hạn.
dài hạn nhưng an ninh tài chính vẫn đảm bảo, doanh nghiệp khơng gặp khó khăn trong thanh tốn.
Hệ số giới hạn đầu tư an toàn vào TSDH =
Tài sản dài hạn (2.26) Tổng nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu
Nguồn: [13, trang 131]