- Nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu cuối quý IV so với cuối quý III giảm 16.397.301.164 đồng tương ứng giảm còn 96,64% Đồng thời tỷ trọng
B/ Các khoản có thể dùng để thanh toán trong thời gian tớ
3.3.6.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn qua chỉ tiêu “Sức sản xuất của vốn”
Bảng 3.13: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn qua chỉ tiêu “Sức sản xuất của vốn” cuối quý III và cuối quý IV năm 2010 tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Viễn Đông
Chỉ tiêu Cuối quý III năm
201
Cuối quý IV năm 2010
So sánh cuối quý IV/cuối quý III năm 2010
(+/-) (%)
1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch
vụ (đồng) 307.407.258.774 94.465.066.944 - 212.942.191.830 - 69,2704
2. Sức sản xuất của vốn theo doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp dịch vụ (lần) 0,22695 0,06794 - 0,15901 - 70,0648
3. Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh (đồng) 307.455.881.428 94.505.751.657 - 212.950.129.771 -69,2620 4. Sức sản xuất của vốn theo doanh thu thuần
hoạt động kinh doanh (lần) 0,22699 0,06797 - 0,15902 - 70,0566
5. Tổng số luân chuyển thuần (đồng) 307.446.350.974 94.505.746.373 - 212.940.604.601 - 69,2611 6. Sức sản xuất của vốn theo số luân chuyển
thuần (lần) 0,22698 0,06797 - 0,15901 - 70,0557
7. Sức sản xuất của toàn bộ tài sản (lần) 0,22565 0,06883 - 0,15682 - 69,4972
8. Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu (lần) 0,60642 0,20862 - 0.39780 - 65,5985
Qua bảng phân tích ta thấy:
- Sức sản xuất của vốn theo doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm dần qua hai quý: Cuối quý III một đơn vị vốn sản xuất được 0,22695 đơn vị doanh thu thuần; cuối quý IV thì một đơn vị vốn sản xuất được 0,06794 đơn vị doanh thu thuần., tương ứng giảm 0,1590 1 với tỷ lệ giảm là 70,0648%. Điều này cho thấy, năng lực sử dụng vốn của Công ty đã không được khai thác triệt để và hiệu quả thấp.
- Sức sản xuất của vốn theo doanh thu thuần hoạt động kinh doanh cuối quý IV thấp hơn cuối quý III là 0,15902, tương ứng tỷ lệ giảm 70,0566%. Trị số chỉ tiêu này rất thấp và sự chênh lệch giảm giữa hai quý lớn, chứng tỏ trong cuối quý IV hoạt động kinh doanh không tốt và hiệu quả sử dụng vốn không khả quan.
- Sức sản xuất của vốn theo số luân chuyển thuần cho ta biết một đơn vị vốn đầu tư vào sẽ đem lại bao nhiêu đơn vị luân chuyển thuần trong kỳ. Qua bảng phân tích trên ta thấy, so với cuối quý III thì cuối quý IV thấp với chênh lệch là 0,15901, tương ứng tỷ lệ giảm 70,0557%. Qua đó ta thấy, với số vốn đầu tư nhất định thì trong cuối quý IV khối lượng công việc doanh nghiệp thực hiện không đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh.
- Sức sản xuất của toàn bộ tài sản cũng giảm dần qua hai quý: cuối quý III là 0,22565; cuối quý IV là 0,06883. Đồng thời, sức sản xuất của vốn chủ sở hữu cũng giảm: cuối quý III là 0,0642 và cuối quý IV là 0,20862. Để tăng sức sản xuất của toàn bộ tài sản thì phải tăng hệ số tự tài trợ và số vòng quay vốn chủ sở hữu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Với sức sản xuất vốn chủ sở hữu cũng vậy, cơng ty phải tìm mọi biện pháp để tăng sức sản xuất này. Trị số các chỉ tiêu này trong cuối quý IV năm 2010 quá thấp, chứng tỏ công ty hoạt động kém hiệu quả, năng lực kinh doanh có xu hướng xấu đi. Trên thực tế, sự giảm đi của các chỉ tiêu này đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của năm 2011, Công ty rơi vào tình trạng phá sản khi hiệu quả kinh doanh thấp, Cơng ty không đủ trang trải các khoản nợ và DVD đã phải trả nợ theo luật Phá sản. Theo đó, tài sản có thế chấp thì phát mãi trả nợ ngân hàng, nợ khách hàng thì trả khách hàng, sau đó mới đến trả thuế, lương công nhân viên,…
Bảng 3.14: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn qua chỉ tiêu “Khả năng sinh lời của vốn” cuối quý III và cuối quý IV năm 2010 tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Viễn Đông
Chỉ tiêu Cuối quý III Cuối quý IV So sánh cuối quý IV/cuối quý III(+/-) (%)
1. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ 71.230.779.145 đồng 29.154.681.841 đồng - 42.076.097.304 đồng - 59,07
2. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 29.780.160.751 đồng - 16.091.972.488 đồng - 45.872.133.239 đồng - 154,04 3.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 29.770.630.297 đồng - 16.091.977.772 đồng - 45.862.608.069 đồng - 154,05 4. Tổng lợi nhuận kế toán sau thuế 22.327.972.724 đồng - 16.397.301.164 đồng - 38.725.273.888 đồng - 173,44
5. Khả năng sinh lời của tổng tài sản (ROA) 0,02 - 0,01 - 0,03 - 153,65
6. Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu
(ROE) 0,04 - 0,04 - 0,08 - 182,21
7. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
(ROS) 0,07 - 0,17 - 0,24 - 338,98
8. Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so
với tổng tài sản 0,02 - 0,01 - 0,03 - 153,65
9. Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so
với lãi vay 1,82 - 0,63 - 2,45 - 134,71
Qua bảng phân tích 3.14 trên ta có nhận xét như sau:
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm qua hai quý: Cuối quý III là 71.230.779.145 đồng, cuối quý IV là 29.154.681.841 đồng, tương ứng giảm 42.076.097.304 đồng, với tỷ lệ giảm 59,07%. Lợi nhuận gộp về bán hàng thấp và giảm dần làm cho lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế cũng giảm trong quý: Lợi nhuận trước thuế cuối quý III là 29.770.630.297 đồng, cuối quý IV là - 16.091.977.772 đồng, tương ứng giảm 154,05%; lợi nhuận sau thuế cuối quý III là 22.327.972.724 đồng, cuối quý IV là - 16.397.301.164 đồng, tương ứng giảm 173,44% . Đây cũng là nguyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Khả năng sinh lời của tổng tài sản (ROA) và khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) giảm mạnh trong cuối quý IV so với cuối quý III. Trong cuối quý III, một đồng tài sản tạo ra 0,02 đồng lời thì cuối quý IV một đồng tài sản tạo ra - 0,01 đồng lời; một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,04 đồng lời cuối quý III và - 0,04 đồng lời cuối quý IV. Hệ số khả năng sinh lời phụ thuộc vào số vòng quay tài sản và sức sinh lời của doanh thu, tuy nhiên hai nhân tố này xét trong một chừng mực nhất định thì có quan hệ ngược chiều nhau. Vì vậy, để tăng suất sinh lời của tài sản mà vẫn tăng được số vòng quay của tài sản và suất sinh lời doanh thu, đòi hỏi nhà quản lý phải có các biện pháp phù hợp sao cho lượng hàng hóa bán ra vẫn tăng mà khơng phải giảm giá bán. Cũng tương tự với chỉ tiêu khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp muốn tăng trị số chỉ tiêu này thì phải tìm biện pháp để tăng khả năng sinh lời của tài sản và và hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, trị số của các chỉ tiêu này trong cuối quý IV quá thấp, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn và tài sản rất kém, không đem lại lợi nhuận cho Công ty trong kỳ kinh doanh.
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu cũng có xu hướng giảm, cuối quý III là 0,07, cuối quý IV là - 0,17, tương ứng giảm 339,98%. Tỷ lệ giảm cuối quý IV so với cuối quý III quá cao do doanh thu cuối quý III cao hơn cuối quý IV gấp 3,2 lần. Điều này chứng tỏ, hoạt động kinh doanh của cơng ty trong cuối q IV có dấu hiệu xuống dốc, khả năng tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm ra thị trường kém,... Đây
cũng là một trong những nguyên nhân lý giải cho việc không thể khắc phục và tìm biện pháp để tăng khả năng sinh lời của tài sản và và hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu của Cơng ty, dẫn đến tình trạng khủng hoảng của Dược Viễn Đơng khơng có cách nào cứu vãn.
- Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản cho biết 1 đơn vị tài sản bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Trị số chỉ tiêu này trong cuối quý III là 0,02, cuối quý IV giảm là - 0,01, tương ứng giảm 153,65%. Chỉ tiêu “Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với lãi vay” cuối quý IV thấp hơn cuối quý III là 2,45, tương ứng tỷ lệ giảm 134,71%. Mặt khác, chi phí lãi vay tương đối lớn chứng tỏ Cơng ty đã huy động vốn từ bên ngồi là chủ yếu. Điều này chứng tỏ, doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, lợi nhuận thu được không đủ chi trả lãi vay, tình hình tài chính kém ổn định và khả năng rơi vào trạng thái mất kiểm soát đối với hoạt động kinh doanh là thấy rõ.