3.1.2.1195. Hiện nay, ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam đang phát triển trên nền tảng khá tốt, tuy nhiên để có thể tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường và phát triển mạnh hơn trong tương lai. NH cần tăng cường hơn nữa các công tác sau:
3.1.2.1196. Phát triển nguồn nhân lực: với lợi thế đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nền tảng kiến thức vững chắc. Eximbank nên tiếp tục đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân viên, giúp họ gắn bó với NH, đồng thời NH cần phải có chính sách tuyển mộ nhân viên mới chất lượng cao và tiếp tục những chương trình đào tạo, giúp nhân viên mới hội nhập nhanh chóng vào môi trường làm việc. Đây là điều cần và đủ cho sự phát triển vững chắc của Eximbank.
3.1.2.1197. Nâng cao chất lượng cũng như số lượng trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của NH. Trang bị và nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc giữa các bộ phận, các chinh nhánh và hội sở và từ các Phó Giám Đốc với nhau trong toàn hệ thống.
3.1.2.1198. Tăng cường kiểm tra viên, đẩy mạnh kiểm tra nội bộ nhằm hạn chế những sai sót và gian lận trong tất cả các hoạt động và giao dịch.
3.1.2.1199. Tăng cường hơn nữa công tác marketing các sản phẩm tín dụng hiện có của NH. Tạo độ nhận biết cao hơn trong lòng KH.
3.1.2.1200. Quyết định cho vay hay không nên dựa vào khả năng và thiện chí trả nợ của KH. Không nên quá chú trọng đến TSĐB. Các CBTD nên linh hoạt hơn trong việc cho vay đối với cá nhân chưa có đủ điều kiện về TSĐB nhưng khả năng tài chính và thiện chí trả nợ lành mạnh.
3.1.2.1201. NH nên tổ chức hoàn thiện hơn nữa bộ phận quản lý hồ sơ. Dù đây không phải là bộ phận chủ lực nhưng nó ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của cả hệ thống.
3.1.2.1202. Eximbank có thể tìm kiếm KH qua các thông báo thành lập doanh nghiệp trên phương tiện truyền thông hàng ngày bằng việc gửi thiệp chúc mừng kèm theo sản phẩm tín dụng tiện ích hiện có của NH.
3.1.2.1203. Nên tổ chức phân loại KH hàng tháng để tiện cho việc theo dõi các khoản tín dụng. Từ đó có những biện pháp ngăn chặn hữu hiệu đối với các khoản nợ quá hạn hay nợ trong tình trạng nghi ngờ khả năng thanh toán.
3.1.2.1204. Tiến hành đầu tư, xây dựng hệ thống chấm điểm KH cá nhân hữu hiệu vì đây là một giải pháp tích cực cho việc phân loại, xếp hạng KH, phục vụ cho công tác lưu trữ thông tin được tốt hơn để phục vụ cho công tác tín dụng sau này, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí. Đặc biệt là khi số lượng KH cá nhân ngày càng nhiều thì một hệ thống chấm điểm KH cá nhân hữu hiệu lại càng mang lại nhiều hữu ích hơn nữa cho NH. Dó đó, ngay từ bây giờ, NH cần nghiên cứu ra một hệ thống điểm số phù hợp là một vấn đề đáng quan tâm và cấp bách.
3.1.2.1205. Không nên sử dụng công cụ pháp luật khi nhận thấy tình hình tài chính của KH có thể khả quan nếu có sự tư vấn giúp đỡ về phương hướng phát triển của NH.
3.1.2.1206. Thị trường CVTD là một thị trường rộng lớn, đầy tiềm năng phát triển. Nếu các NH biết khai thác hợp lý sẽ đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Do đó, Eximbank cần xác định đúng những thế mạnh và điểm yếu của mình. Từ đó, những chính sách phát triển đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và vị thế của mình trên thị trường tài chính NH
và ngoài nước. Với một số kiến nghị trên, tôi mong rằng NH sẽ tiếp tục phát triển nhanh và mạnh hơn nữa trong thời gian tới.
3.1.2.1207. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
3.1.2.1208.
3.1.2.1209. Từ thực trạng hoạt động CVTD tại Eximbank_SGD1 cùng với những hạn chế, nguyên nhân đã phân tích ở chương 2, chương 3 tập trung đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết những mặt hạn chế để mở rộng hoạt động CVTD tại Eximbank_SGD1. Các giải pháp đưa ra gồm nhóm: Nhóm giải pháp về kỹ thuật và nghiệp vụ, nhóm giải pháp về chiến lược kinh doanh, nhóm giải pháp về nguồn nhân lực, giải pháp về marketing, giải pháp về đẩy mạnh công nghệ.
3.1.2.1210. Thêm vào đó, chương 3 còn đưa ra một số kiến nghị đối với NHNN, Chính phủ, các ban ngành liên quan và với các cấp quản lý của ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam, trong đó các kiến nghị tập trung ở phần hoàn thiện môi trường pháp lý chung, nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm CIC và các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của NH. 3.1.2.1211. 3.1.2.1212. 3.1.2.1213. 3.1.2.1214. 3.1.2.1215. 3.1.2.1216. 3.1.2.1217. 3.1.2.1218. 3.1.2.1219. 3.1.2.1220. 3.1.2.1221.
3.1.2.1222. 3.1.2.1223.
3.1.2.1224. KẾT LUẬN
3.1.2.1225. Trong hoạt động kinh doanh của NH thì thu nhập cho vay là nguồn thu nhập chính, đóng góp vào sự tăng trưởng cho NH và nền kinh tế. Do vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng là một vấn đề sống còn của NH, nhất là trong giai đoạn kinh tế đất nước đang gặp nhiều khó khăn và hồi nhập quốc tế với sự cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay.
3.1.2.1226. Với mục tiêu nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động CVTD tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam – Sở Giao dịch 1. Khóa luận đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động CVTD, xác định những nguyên nhân, hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động CVTD tại Sở Giao dịch 1 từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp với thực tiễn.
3.1.2.1227. Qua quá trình nghiên cứu, khóa luận đã cố gắng kết hợp đan xen giữa lý luận và thực tiễn để phân tích, làm sáng tỏ một số vấn đề sau:
3.1.2.1228. Một là, khóa luận đã tổng hợp những cơ sở lý luận về NHTM cho vay NH: khái niệm, bản chất, vai trò, phân loại; những cơ sở lý luận về CVTD: lý do hình thành CVTD, khái niệm, đặc điểm, đối tượng, phân loại, kỹ thuật thẩm định trong CVTD trực tiếp; sự cần thiết để mở rộng hoạt động CVTD.
3.1.2.1229. Hai là, qua thực tế tìm hiểu và số liệu hoạt động tại Eximbank_SGD1 trong thời gian qua, khóa luận đã trình bày về thực trạng hoạt động CVTD cũng như chất lượng hoạt động CVTD tại Eximbank_SGD1. Khóa luận cũng đã phân tích những kết quả đạt được cũng như những hạn chế tồn tại Eximbank_SGD1 và nguyên nhân ảnh hưởng đến hạn chế trong hoạt động CVTD của NH.
3.1.2.1230. Ba là, Trên cơ sở thực trạng hoạt động CVTD tại Eximbank_SGD1, kết hợp với định hướng hoạt động trong tương lai của NH, NH đã đưa ra giải pháp cần quan tâm thực hiện để khắc phục những hạn chế tồn tại trong hoạt động CVTD để từ đó mở rộng hoạt động CVTD hơn nữa.
3.1.2.1231. Tuy nhiên, do kiến thức và thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài không tránh khỏi có những hạn chế nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp của những người quan tâm để bản thân có điều kiện nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện hơn nữa.
3.1.2.1232. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
3.1.2.1233.
1. TS. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, NXB Thống kê. 2. TS. Hồ Diệu (2003), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê.
3. TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng, NXB Thống kê.
4. TSPGS. TS Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rui ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê. 5. Ngô Hướng – Lê Văn Tề (2001), Tiền tệ và ngân hàng, NXB Thống kê.
6. PGS. TS Nguyễn Thị Nhung – TS. Lê Thị Tuyết Hoa, Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê. 7. Các văn bản, báo cáo thường niên ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam năm 2007,
2008,2009.
8. Báo cáo hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam – Sở Giao dịch 1.
9. Các tài liệu liên quan đến quy trình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam – Sở Giao dịch 1
10. Các tài liệu liên quan đến từng nghiệp vụ cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu – Sở Giao dịch 1.
11. Luật các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung năm 2004)
12. Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. 13. Một số tài liệu báo chí tạp chí ngân hàng.
14. Một số trang thông tin điện tử, trang WEB khác nhau:
• http://www.eximbank.com.vn/vn/cn_sanpham_chovay_muanha.aspx • http://www.eximbank.com.vn/vn/cn_sanpham.aspx • http://www.eximbank.com.vn/vn/baocaothuongnien.aspx • http://vneconomy.vn/20090212112336950P0C6/cho-vay-tieu-dung-da-xuat-hien-han-muc- ky-luc.htm • http://www.thesaigontimes.vn/Home/taichinh/nganhang/30453/ • http://www.vnbaorg.info/index.php? option=com_content&task=blogsection&id=21&Itemid=38
3.1.2.1234. PHỤ LỤC
3.1.2.1235.
3.1.2.1236. Một số mẫu biểu liên quan đến quy trình hoạt động tín dụng tại Eximbank_SGD1 như:
1. Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ 2. Khế ước nhận nợ
3. Hợp đồng tín dụng
4. Báo cáo thẩm định tín dụng
5. Biên bản thanh lý hợp đồng tín dụng