3.1.2.1149. Sau khi giải ngân thì từ thái độ cho đến ý chí trả nợ của KH đều thay đổi cho nên NH phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sau khi giải ngân để kịp thời phát hiện rủi ro đưa ra những giải pháp kịp thời để thu hồi nợ. Cụ thể NH cần đưa ra các biện pháp sau:
3.1.2.1150. Thiết lập mô hình kiểm soát chéo sau khi giải ngân tại phòng tín dụng cá nhân gồm khoảng 5-7 chuyên viên sẽ luân phiên giám sát các khoản cho vay của nhau, chịu sự quản lý trực tiếp của trưởng phòng và ban giám đốc Sở Giao dịch 1 góp phần giảm thiểu rủi ro cho vay, đảm bảo phản ánh chính xác khách quan tình hình nợ quá hạn tại Sở Giao dịch 1. Tách bạch công tác thẩm định và kiểm tra, giám sát sau giải ngân của cùng một CBTD để tránh tình trạng báo cáo sai sự thật về KH, về khoản vay nhằm hạn chế rủi ro cho vay đảm bảo thu hồi nợ.
3.1.2.1151. Triển khai công tác phân loại KH sau khi giải ngân. Đây là một trong những công việc quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay. Việc phân loại và đánh giá KH nên được thực hiện một cách có hệ thống làm cơ sở để NH nắm bắt được những thông tin hiện tại về KH của mình thông qua đó thực hiện công tác đánh giá, sàng lọc KH, tạo thuận lợi trong việc đề ra các biện pháp quản lý cho mỗi loại đối tượng KH, và lưu trữ thông tin phục vụ cho quá trình sau này.
3.1.2.1152. Thực hiện tốt công tác tái xét và phân loại các khoản nợ: thường xuyên theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của KH, đánh giá hiệu quả hoạt động, tăng cường kiểm tra, giám sát, định giá lại TSTC sau khi giải ngân, thực hiện phân loại các khoản nợ, chuyển loại nợ thích hợp.
3.1.2.1153. Tăng cường công tác quản lý và đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời về TSĐB. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình sử dụng TSĐB của KH, tài sản có được sử dụng theo đúng mục đích thỏa thuận hay không. Nếu thấy giá trị TSĐB bị sụt giảm nghiêm trọng, món vay có nghi ngờ có thể yêu cầu KH bổ sung thêm TSĐB để đảm bảo nợ vay.
3.1.2.1154. Thực hiện việc minh bạch hóa thông tin tài chính của KH, lưu trữ vào hệ thống, thường xuyên báo cáo thông tin tình hình của KH có nghi ngờ cho trưởng phòng biết để có biện pháp xử lý kịp thời. Đối với các KH tốt, KH hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định hỗ trợ lãi suất của NH và chính phủ thì thực hiện và xác định các chế độ ưu đãi về lãi suất, mức phí áp dụng cho họ theo đúng quy định.
3.1.2.1155. Nâng cao năng lực quản trị của trưởng phòng, ban lãnh đạo Eximbank_SGD1 cũng như trang bị các trang thiết bị, máy móc hiện đại để đảm bảo công tác phân tích đánh giá sau giải ngân chính xác, đầy đủ khả năng thu hồi nợ.
• Hoàn thiện công tác kiểm soát, quản lý nợ vay, tập trung đôn đốc thu hồi nợ gốc và lãi các khoản vay đến hạn
3.1.2.1156. Để nâng cao chất lượng cho vay cần tiến hành phân tích chất lượng cho vay theo định kỳ, chuyển nợ quá hạn theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN Việt Nam, trích lập rủi ro đầy đủ đúng như quy định và xử lý rủi ro kịp thời. Dù mức dư nợ quá hạn trên tổng dư nợ CVTD chỉ 1.9% nhưng cần có những xử lý thỏa đáng để tạo tiền đề tốt, có nề nếp và bài bản cho công tác xử lý nợ quá hạn.
+ Tăng cường công tác kiểm soát theo dõi khoản vay:
_ Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh của Eximbank_SGD1 hàng ngày rà soát sao kê các khoản vay đến hạn và các khoản nợ quá hạn để nhắc các phòng kinh doanh đôn đốc KH trả nợ đầy đủ. _ Các trường hợp KH đề nghị gia hạn và điều chỉnh kỳ hạn nợ cần xem xét kỹ lưỡng nguyên
nhân và nhu cầu thực sự phải gia hạn.
+ Tăng cường xử lý các khoản nợ loại 2-5 và các khoản nợ còn tồn động:
_ Eximbank_SGD1 cần có những biện pháp mạnh mẽ, triệt để, cố gắng tập trung kiểm soát và xử lý nợ kéo dài có thể dẫn đến rủi ro, tổn thất cho NH và ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của Eximbank_SGD1 cũng như toàn hệ thống.
_ Để xử lý nợ quá hạn NH cần có sự kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan luật pháp, tài chính trên địa phương.
3.1.2.5. Mở rộng liên kết các công ty bán lẻ, các công ty xây dựng các trường học, bệnh viện.
3.1.2.1157. Để tăng doanh số cho vay, NH cần có chiến lược thực hiện liên kết, ký hợp đồng với các công ty bán lẻ như: điện – điện tử, xe ô tô, các công ty xây dựng nhà, các trung tâm mua sắm lớn các công ty chứng khoán để đẩy mạnh việc bán sản phẩm dưới hình thức gián tiếp.
3.1.2.1158. Khi NH có liên kết với các công ty bán lẻ uy tín và nổi tiếng, việc nâng hạn mức và thời hạn cho vay sẽ ít gặp rủi ro hơn và có thể thu hút, hấp dẫn được nhiều NH Đông Á có sản phẩm vay mua ô tô Trường Hải với hạn mức tối đa 70% giá trị xe mua và thời hạn tối đa lên đến 60 tháng.
3.1.2.1159. KH có nhu cầu mua hàng, chỉ cần đến các công ty có liên kết với NH để làm thủ tục mua hàng trả góp, sau đó NH sẽ trả tiền trực tiếp cho các công ty này thay vì thông qua KH. Điều này giúp NH tăng doanh số cho vay, vừa giúp NH kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay của KH.
3.1.2.1160. Việc liên kết này sẽ dễ dàng thực hiện vì không những NH có lợi mà cả các công ty liên kết cũng có lợi, thậm chí họ rất khuyến khích hình thức liên kết này vì khi đó, việc bán sản phẩm sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, NH cần có sự giám sát kỹ lưỡng để tránh tình trạng các công ty bán lẻ quá dễ dãi với KH để tăng doanh số bán.
3.1.2.1161. Ngoài hình thức cho vay mua hàng trả góp như trên, NH cần tăng cường liên kết với các cơ quan như trường học, bệnh viện, các công ty TNHH,….để tiếp thị sản phẩm đến với lượng KH là cán bộ, công nhân viên vì lượng KH này tương đối đông, nhu cầu vay cũng khá cao. Do đó, nếu như việc liên kết, tiếp thị thành công, NH sẽ có lượng KH tương đối lớn.