• Môi trường kinh tế, xã hội, các chính sách kinh tế của nhà nước, sự cạnh tranh giữa các NH, môi trường lịch sử, yếu tố văn hóa.
3.1.2.1067. Một số nhân tố vĩ mô có ảnh hưởng đến hoạt động CVTD như môi trường kinh tế xã hội, các chính sách kinh tế của nhà nước, sự cạnh tranh giữa các NH, môi trường lịch sử, yếu tố văn hóa. Trước hết cần phải kể tới đặc điểm thị trường nơi NH hoạt động. Nếu đó là thành thị hoặc nơi tập trung đông dân cư, có mức thu nhập khá, trình độ học vấn cao thì nhu cầu vay tiêu dùng sẽ tăng cao hơn so với vùng nông thôn, hẻo lánh nơi mà những người nông dân chỉ quanh năm ngày tháng biết tới ruộng vườn, thậm chí còn không biết tới hoạt động của NH. Kể đến là các thói quen, phong tục tập quán, tâm lý có ảnh hưởng tới nhu cầu vay tiêu dùng. Người dân Việt Nam thường có thói quen tiết kiệm rồi khi tích lũy đủ tiền mới mua sắm, tiêu dùng, họ không nghĩ tới việc đi vay, nợ nần để mua sắm cộng với tâm lý ngại tiếp xúc với NH, sợ các thủ tục hành chính rườm ra. Chính vì thế nhu cầu vay của người dân còn thấp.
3.1.2.1068. Môi trường kinh tế chính trị có ảnh hưởng tới CVTD. Nếu nền kinh tế phát triển tốt, thu nhập bình quân đầu người cao và môi trường chính trị ổn định thì hoạt động CVTD cũng sẽ diễn ra thông suốt, phát triển vững chắc và hạn chế những rắc rối có thể xảy ra. Nếu môi trường có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các NH để giành giật KH thì CVTD của các NH cũng sẽ gặp khó khăn.
3.1.2.1069. Yếu tố còn ảnh hưởng đến hoạt động CVTD là thị trường cho vay nơi NH đang hoạt động, Nếu thị trường này lớn thì việc cho vay gặp nhiều thuận lợi hơn. Và ngược lại, sẽ làm hạn chế việc CVTD.
• Các quyết định pháp lý của nhà nước
3.1.2.1070. Các quy định pháp lý của NHNN và chính phủ có thể khuyến khích và cũng có thể hạn chế cho vay nói chung và CVTD nói riêng. Đó là các quy định như quy định của NHNN khống chế các NHTM trong việc huy động theo tỷ lệ vốn tự có, quy định tỷ lệ cho vay tối đa đối với một KH trên vốn tự có…
• Hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC)
3.1.2.1071. Hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng KH cá nhân chưa phát huy hiệu quả: mặc dù CIC ra đời đã giúp ích rất nhiều cho hoạt động NH. Tuy nhiên, hoạt động của CIC vẫn còn nhiều hạn chế:
+ Chất lượng thông tin chưa tốt: thông tin về KH cá nhân chưa đầy đủ, thiếu chính xác, thiếu kịp thời và không phong phú, vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng của NH.
+ Nhà nước chưa có quy định cụ thể về phạm vi, mức độ cung cấp thông tin nên gây khó khăn cho CIC trong việc cung cấp thông tin.