3.1.2.1181. Hiện nay ở Việt Nam, Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng – CIC của NHNN đã đi vào hoạt động nhưng vẫn chưa thật hoàn thiện. NHNN và chính phủ nên phối hợp với các cơ quan chức năng khác thành lập NH thông tin có độ tin cậy cao. NH thông tin sẽ hoạt động trên cơ sở bán các thông tin cần thiết cho các NHTM và các tổ chức kinh tế khác khi có quan hệ làm ăn kinh tế. Tuy nhiên các thông tin cung cấp phải có chất lượng cao, có chọn lọc và chính xác. Nâng cao chất lượng hoạt động của CIC nhằm khai thác, cập nhật và thu thập chính xác các thông tin kinh tế hữu ích và có giá trị đối với hoạt động của NH. Giúp các NHTM có thêm dữ liệu về KH để hạn chế mặt rủi ro về tín dụng, tránh tình trạng cấp tín dụng cho KH xấu, từ chối cấp tín dụng cho KH tốt.
3.1.2.1182. Cần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng CIC để đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu về thông tin cho các TCTD đồng thời phục vụ tốt yêu cầu về công tác quản lý thông tin của trung tâm. Cụ thể:
3.1.2.1183. Xây dựng chương trình tập huấn, đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu cho đội ngũ CBCNV của CIC đặc biệt là đào tạo cho nhân viên biết cách sử dụng các phương tiện công cụ để phân tích, xử lý và lưu trữ thông tin một cách chính xác.
3.1.2.1184. Cần có biện pháp, chính sách cụ thể để nâng cao trách nhiệm của các NHTM trong việc cung cấp thông tin về KH có quan hệ tín dụng cho CIC một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác. Bên cạnh đó phải hướng dẫn thống nhất về cách thức cung cấp thông tin cũng như loại thông tin cụ thể tránh trường hợp mỗi NH làm một kiểu.
3.1.2.1185. Trung tâm thông tin tín dụng – CIC đã được thông đốc NHNNVN ký quyết định cho phép thực hiện nghiệp vụ phân tích và xếp hạng doanh nghiệp. Đây là đơn vị đầu tiên được phép đóng dấu ISO trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, để CIC hoạt động hiệu quả hơn trong việc cung cấp thông tin, hỗ trợ các NHTM trong việc ra quyết định cho vay, giám sát và đánh giá KH, kiểm soát rủi ro một cách hiệu quả thì trung tâm cần tăng cường chức năng kiểm tra chính xác, đầy đủ của thông tin do hội sở của các NHTM cung cấp. Trên cơ sở đó định kỳ có thông báo toàn ngành nhận xét về tình hình chấp hành quy định, quy chế của các NHTM, có biện pháp xử phạt hành chính chấp hành quy định, quy chế của các NHTM, có biện pháp xử phạt hành chính các NH vi phạm và khen thưởng các NH chấp hành tốt quy chế hoạt động của CIC nhằm động viên khuyến khích các NH nâng cao chất lượng thông tin tín dụng.
3.1.2.1186. Một vấn đề có tính bức xúc hiện nay của các NH là việc xử lý TSĐB. Tuy NH được quyền phát mãi TSTC nhưng thực ra họ chỉ có thể thực hiện được sau khi đã có một bản án có tính hiệu lực của pháp luật. Có nghĩa là để đòi được nợ NH phải tiến hành đầy đủ các thủ tục tố tụng dân sự và phải chờ các cơ quan pháp luật xử lý, điều này dẫn đến thiệt hại lớn cho NH vì có những món vay phải đợi hàng năm. Để tháo gỡ tình trạng này thiết nghĩ NHNN nên đưa ra những hướng dẫn, biện pháp xử lý kịp thời, nhanh chóng hơn cho các NHTM, cho phép NHTM được quyền phát mãi TSTC sau khi được tòa án công nhận tính hợp pháp của các giấy tờ có liên quan như HĐTD, hợp đồng thế chấp tài sản mà không phải qua tố tụng hoặc cho
phép NH được quyền phát mãi tài sản theo đúng HĐTD đã thỏa thuận giữa hai bên trong trường hợp KH không trả được nợ vay mà không cần bất cứ một quyết định nào của tòa án.
3.1.2.1187. Có cơ chế khen thưởng phù hợp, phải xử lý thật nghiêm các sai phạm của các TCTD không chấp hành lệnh cập nhật thông tin theo chế độ cung cấp thông tin.
3.1.2.1188. Cần xem xét và chỉnh sửa các quy định về đảm bảo nợ vay, việc xử lý, phát mãi TSĐB nợ vay để thu hồi nợ, tránh thủ túc quá phức tạp, thời gian chờ đợi gây rủi ro quá lớn.
3.1.2.1189. Nhà nước cần tạo lập hệ thống pháp lý đầy đủ để các NH có điều kiện hoạt động an toàn và hiệu quả. Cụ thể là triển khai một cách đồng bộ, đầy đủ hệ thống văn bản pháp quy, những hướng dẫn cần thiết cho việc thực hiện tốt luật NHNN và luật TCTD. Trên cơ sở đó hoạch định các chính sách tiền tệ theo nội quy mới, hoàn thiện các công cụ thực thi chính sách. Mặt khác kiểm tra lại văn bản chồng chéo, không đồng bộ và không phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế nước ta. Cần phải chính sửa và ban hành một số cơ chế tín dụng, bảo lãnh phù hợp với môi trường kinh tế - pháp lý. Sửa đổi và bổ sung các điều kiện cho vay phù hợp với hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, tạo môi trường ổn định cho đầu tư, quy định thay đổi về chính sách tối thiểu là 10 năm, tạo điều kiện cho người dân an tâm kinh doanh.
3.1.2.1190. Giải quyết nhanh chóng hợp đồng công chứng, tránh chủ quan khiêu khê, thời gian chờ đợi quá lâu.
3.1.2.1191. Cần có chính sách hỗ trợ các NH TMCP:
3.1.2.1192. Hiện nay, số lượng các NH TMCP xuất hiện ngày càng nhiều và đã góp phần cải thiện đáng kể bộ mặt của ngành NH Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng phân biệt trong việc đặt quan hệ làm ăn với các NHTM quốc doanh và các NH TMCP. Vấn đề đặt ra là cần xóa bỏ định kiến lệnh lạc này và lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các NHTM quốc doanh và NH TMCP trong việc quy định khung pháp lý cũng như xử lý các vi phạm.
3.1.2.1193. Về lãi suất:
• Việc nới rộng sự chênh lệch về lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay vì lợi nhuận là không được khuyến khích vì điều này rất tai hại cho NH về lâu dài. Ngược lại, các biện pháp nâng cao hiệu
quả quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản nợ, tài sản có cũng một chính sách đầu vào, đầu ra hợp lý, cũng như rủi ro lãi suất nên được quan tâm đặc biệt hơn.
• NHNN cần đưa ra mức lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu phù hợp để điều tiết hoạt động của các NHTM, điều tiết lượng tiền tệ trong lưu thông, điều chỉnh lãi suất thị trường.
• NHNN cần kiểm tra về quy định lãi suất của các NHTM, các chi phí dịch vụ, ngăn chặn kịp thời việc cạnh tranh không lành mạnh.
• Lãi suất cơ bản là lãi suất do NHNN công bố từng thời kỳ để các tổ chức tín dụng căn cứ vào đó ấn định lãi suất kinh doanh của mình. Do đó khi xác định lãi suất này thì NHNN không nên chỉ căn cứ vào NHTM vì nó không mang tính đại diện và dẫn đến việc các NH khác không chủ động được trong kinh doanh do lãi suất là một yếu tố cạnh tranh có tính nhạy cảm cao. NHNN cần bám sát thị trường và các chính sách của nhà nước để điều chỉnh và xây dựng chính sách lãi suất thích hợp từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội.
3.1.2.1194. Cần nâng cao trình độ của cán bộ, một bộ phận công chức NHNN, để đáp ứng yêu cầu đổi mới NH. Thay đổi lề lối, tác phong theo công nghiệp hiện hóa, hiện đại hóa.