Đổi mới tư duy phát triển giáo dục đại học tại một số quốc gia

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển trường đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TPHCM (Hutech) đến năm 2020 (Trang 22 - 25)

1.3. Kinh nghiệm xây dựng chiến lược phát triển đại học

1.3.1. Đổi mới tư duy phát triển giáo dục đại học tại một số quốc gia

Tại Mỹ: Chính phủ đã xây dựng một chiến lược dài hạn với nhiều nguồn kinh phí cho giáo dục đại học như: các công ty, tổ chức nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo, nhà từ thiện... nguồn kinh phí dồi dào mang lại cho các trường đại học khả năng xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, thuê giảng viên giỏi cũng như xây dựng quỹ hỗ trợ sinh viên. Trong giáo dục đại học ở Mỹ, tính cạnh tranh giữa các trường rất khốc liệt.

Nếu sinh viên vào được các trường đại học tốt, nổi tiếng và học giỏi, cơ hội có việc làm sẽ tăng lên rất nhiều.

Để phát triển nguồn nhân lực, Mỹ rất coi trọng môi trường sáng tạo và khuyến khích phát triển nhân tài, bồi dưỡng và thu hút nhân tài trong nhiều lĩnh vực.

Trong chiến tranh thế giới thế hai, môi trường chính trị - xã hội ổn định tại Mỹ đã thu hút nguồn chất xám rất lớn, đó là nhiều nhà khoa học, bác học giỏi từ Châu Á và nhiều nước khác đã nhập cảnh vào Mỹ. Bên cạnh đó, với chính sách coi trọng môi trường sáng tạo và khuyến khích bồi dưỡng, phát triển, thu hút nhân tài, Mỹ trỡ thành một trong những nước có nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực, tạo điều kiện cho ngành giáo dục đại học phát triển.

- Tại Cộng hòa Séc: để đón trước cơ hội và thúc đẩy hội nhập thành công vào liên minh Châu Âu (EU), Chính phủ đã xây dựng và hoàn thành Chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chiến lược này là một bộ phận cấu thành của Chương trình thị trường lao động và phát triển nguồn nhân lực. Trong các chiến lược thành phần, đáng chú ý có chiến lược phổ cập tiếng Anh, chiến lược cải thiện nhân lực hành chính công, chiến lược phát triển giáo dục đại học – cao đẳng và liên kết với hoạt động nghiên cứu, chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên, chiến lược phát triển học suốt đời...điều này đã làm cho giáo dục đại học phát triển mạnh mẽ.

- Tại Châu Á, Nhật Bản là một trong những nước đi đầu trong phát triển giáo dục đại học để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Xuất phát từ việc xác định là một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, nên để phát triển thì chỉ có thể trông chờ vào chính mỗi người dân Nhật Bản, Chính phủ nước này đã đặc biệt chú trọng tới giáo dục – đào tạo, thực sự coi đây là quốc sách hàng đầu. Theo đó, chương trình giáo dục đối với cấp tiểu học là bắt buộc, tất cả học sinh trong độ tuổi từ 6 đến 15 tuổi được học miễn phí.

Kết quả là, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ở nước này ngày càng nhiều. Nhật Bản trở thành một trong những cường quốc giáo dục của thế giới.

- Tại Hàn Quốc, Chính phủ đề ra các chiến lược phát triển giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực trong từng giai đoạn phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế. Năm 1992, Hàn Quốc thực hiện cải cách giáo dục với mục tiêu tái cấu trúc hệ thống giáo dục hiện có thành một hệ thống giáo dục mới, bảo đảm cho người dân được học tập suốt đời. Trong lĩnh vực đào tạo đại học, chính phủ tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp, trường

đại học và các cơ sở nghiên cứu nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp của nguồn nhân lực trong khu vực, xây dựng và phát triển kinh tế tri thức.

- Tại Trung Quốc, để phát triển giáo dục đại học Chính phủ đề ra Chiến lược tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo nhân tài nhằm mục tiêu xây dựng hoàn thiện xã hội.

Nội dung của chiến lược này là: lấy nhân tài chấn hưng đất nước, xây dựng đội ngũ đông đảo nhân tài có chất lượng cao; kiên quyết quán triệt phương châm tôn trọng lao động, tri thức, tông trọng nhân tài và sự sáng tạo, lấy thúc đẩy phát triển làm xuất phát điểm cơ bản của công tác nhân tài, điều chỉnh nhân tài một cách hợp lý, lấy xây dựng năng lực làm điều cốt lõi. ra sức đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nhân tài, kiên trì đổi mới sáng tạo, nỗ lực hình thành cơ chế đánh giá và sử dụng nhân tài một cách khoa học.

- Tại Xingapore, quốc gia nhỏ bé này đã rất thành công trong việc xậy dựng một đất nước có trình độ dân trí cao và hệ thống giáo dục đại học phát triển hàng đầu Châu Á.

Hệ thống giáo dục đại học của nước này rất linh hoạt và luôn hướng đến khả năng, sở thích cũng như năng khiếu của từng sinh viên nhằm giúp sinh viên phát huy cao nhất tiềm năng của mình. Bên cạnh việc ứng dụng các tiến bộ của khoa học – công nghệ vào giảng dạy, chương trình đào tạo đại học của Xingapore luôn chú trọng vào giáo dục nhân cách, truyền thống văn hóa dân tộc. Để thu hút sinh viên quốc tế đến học tập, Chính phủ Xingapore miễn xét thị thực cho du học sinh quốc tế, không đòi hỏi chứng minh tài chính, chi phí học tập vừa phải, môi trường học tập hiện đại, các ngành nghề đào tạo đa dạng... Nhà nước Xingapore chỉ đầu tư rất ít trường công lập để có chất lượng mẫu mực, có chính sách tín dụng thích hợp để thu hút đào tạo nhân tài. Đối với khối ngoài công lập, Chính phủ tạo điều kiện để phát triển, khuyến khích việc liên thông, liên kết với nước ngoài, mời gọi các đại học quốc tế đặt chi nhánh...

Tại Việt Nam, quan điểm phi lợi nhuận đã giúp trường ĐH dân lập Ngoại ngữ - Tin học TP HCM trở thành địa chỉ có uy tín cao. Sau 18 năm thành lập đến nay, tất cả thành viên HĐQT của trường đều không nhận lương. Sau khi cân đối thu - chi, trừ các khoản chi như: trích quỹ đào tạo 0,4%; NCKH và thư viện 0,8%; khen thưởng 3,8%, hàng năm tuỳ theo nguồn thu học phí, nhà trường chia lãi cho cổ đông từ 14-16%. NGƯT Huỳnh Thế Cuộc - hiệu trưởng sáng lập trường đã khẳng định:

“GD không phải là chỗ kiếm tiền. Nếu muốn kiếm tiền thì đầu tư nhiều lĩnh vực khác lợi nhuận cao hơn. Đối với GD, lãi lớn nhất từ chất xám, từ con người. Hiện nay, 80% CB - GV cơ hữu của trường chúng tôi có bằng ThS trở lên. Trường khuyến khích CB - GV học lên tiến sĩ, được hưởng 100% lương và phụ cấp thêm 30 triệu đồng/bằng TS. Nhà trường đang huy động vốn cổ đông 65 tỷ đồng để mở rộng CSVC...”

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển trường đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TPHCM (Hutech) đến năm 2020 (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)