Yếu tố chính trị, luật pháp

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển trường đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TPHCM (Hutech) đến năm 2020 (Trang 63 - 66)

b) Hoạt động hợp tác quốc tế

2.3.1.2.Yếu tố chính trị, luật pháp

Từ năm 1990 trở lại đây, nền chính trị của Việt Nam luôn ổn định trong khi đó hầu hết các nước khu vực đều trải qua các cuộc đảo chính hay khủng hoảng chính trị. Nền chính trị ổn định đảm bảo cho sự gắn kết thực hiện những chính sách kinh tế nhất quán và tạo cho Việt Nam có được một nền hoà bình và thịnh vượng [24]. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng ngày càng tích cực mở rộng ngoại giao với các quốc gia trên thế giới bằng cách tham gia làm thành viên của nhiều tổ chức kinh tế, chính trị quốc tế như: WTO, asean, APEC…. điều này tạo điều kiện cho các tổ chức nước ngoài tăng cường đầu tư và hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam, tăng nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ, tạo điều kiện phát triển giáo dục.

Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính Phủ luôn xem trọng sự nghiệp giáo dục và đưa ra nhiều chính sách hợp lý để tạo điều kiện cho giáo dục và đào tạo phát triển, cụ thể Đảng đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước” [25] và trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển 2011) được thông qua tại Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ có sức mạnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển” [26].

Hệ thống pháp luật Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển kinh tế - văn hóa- xã hội trên cả nước. Trong những năm gần đây, Nhà nước đã thể hiện những sự quan tâm ưu tiên cho phát triển giáo dục bằng việc ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan như: Luật giáo dục (2005), Nghị

định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục”, Luật giáo dục đại học (2012), quyết định 61/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2009 về việc “Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường đại học tư thục” , Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020, Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020... Qua các văn bản pháp luật trên, Nhà nước đã đẩy mạnh việc phân cấp quản lý giáo dục cho địa phương và Sở giáo dục, tăng quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng ngân sách, tố chức xây dựng chương trình giảng dạy, miễn giảm thuế và khuyến khích đầu tư giáo dục. Điều này vửa mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với các trường đại học nói chung và trường đại học tư thục nói riêng.

Những năm gần đây, Nhà nước đã thành lập nhiều tổ chức chuyên trách như : Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng cấp trung ương, 77 đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng được thành lập ở các trường Đại học – Cao Đẳng nhằm đánh giá và quản lý chất lượng đào tạo giáo dục. Đây là một thách thức đối với các trường Đại học, nhất là những trường mới thành lập.

Kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2007, theo quyết định số 157/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về “Tín dụng đối với học sinh, sinh viên” thì học sinh – sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được cho vay tiền để đi theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề. Điều này sẽ tác động làm tăng nhu cầu đào tạo của các trường đại học.

Trong bản chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 [27], Chính phủ đã đề ra mục tiêu cụ thể cho giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là: “Hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp và đại học; điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; đào tạo ra những con người có năng lực sáng tạo, tư duy độc

lập, trách nhiệm công dân, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp, năng lực ngoại ngữ, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, năng lực tự tạo việc làm và khả năng thích ứng với những biến động của thị trường lao động và một bộ phận có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới”“Đến năm 2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ khả năng tiếp nhận 30% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học đạt khoảng 70%; tỷ lệ sinh viên tất cả các hệ đào tạo trên một vạn dân vào khoảng 350 – 400” . Điều này giúp cho Hutech định hướng rõ hơn về các ngành nghề đào tạo trong thời gian sắp tới.

Chủ trương xã hội hóa GD, huy động các nguồn lực của xã hội, nhất là nguồn lực tài chính, cho sự nghiệp phát triển GD đã được khẳng định qua nhiều kỳ đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mới đây nhất, Đại hội lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng định chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa GD. Sự ra đời hệ thống trường NCL ở nước ta là một trong những kết quả hiện thực hóa chủ trương đúng đắn này. Gần đây sự quan tâm đến các trường ĐH NCL cũng được thể hiện rõ trong chiến lược phát triển GD 2011 – 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 13/6/2012, trong đó nêu rõ: “Triển khai các chính sách cụ thể để hỗ trợ cho các cơ sở GD đại học, dạy nghề và phổ thông NCL, trước hết về đất đai, thuế và vốn vay”.

Đặc biệt, sự quan tâm đến các trường ĐH NCL đã được thể hiện đậm nét trong Luật GD Đại học vừa được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2012 và đã được ban hành. Trong bộ luật này, nhiều ý kiến tâm huyết của các nhà khoa học, các nhà quản lý GD nêu trên và của nhiều vị khác đã được đưa vào Luật. Đương nhiên những vấn đề được đặt ra nhưng chưa chín muồi trong thực tiễn, những vấn đề cụ thể chưa phù hợp với tính khái quát của Luật sẽ được xem xét và sẽ được thể hiện một cách thích hợp trong các văn bản dưới Luật tiếp theo. Phát biểu tại Lễ công bố Luật Gíao Dục ngày 16/7/2012, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết: “...Nhà nước có chính sách ưu tiên về đất đai, thuế, tín dụng... để khuyến khích các trường tư thục, trường có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam nhưng không vì mục đích lợi nhuận. Các trường có vốn đầu tư lớn cũng được ưu tiên thành lập. Tuy nhiên để tránh tình trạng một trường ĐH nào đó muốn lợi dụng danh nghĩa phi lợi nhuận,

Luật GD ĐH quy định trường phải dành ít nhất 25% phần tài chính chênh lệch giữa thu và chi để đầu tư phát triển trường. Phần này được miễn thuế. Phần còn lại nếu phân phối cho các nhà đầu tư, sẽ phải nộp thuế theo quy định. Luật GD ĐH quy định giá trị tích luỹ trong quá trình hoạt động của các trường tư thục (như đất đai Nhà nước giao, tài sản được ủng hộ - hiến tặng...) là tài sản chung, không chia, không được chuyển thành sở hữu tư nhân dưới bất cứ hình thức nào. Như vậy sau vài chục năm hoạt động, trường tư thục cũng trở thành cơ sở phục vụ xã hội như một trường công lập...”. Sự ra đời Luật GD ĐH là một bước tiến vượt bực trong việc thể chế hóa các hoạt động GD ĐH và chắc chắn sẽ tác động tích cực đến thực tiễn giáo dục.

Có nhiều lý do nhưng lý do cơ bản nhất đó là sự thiếu công bằng trong đối xử của nhà nước với sinh viên. Bởi vì cùng là một công dân, nếu tôi thi vào trường công lập thì được hưởng chi phí đào tạo 70% do nhà nước cấp nhưng thi vào trường NCL thì phải nộp 100% học phí, thậm chí còn hơn. Riêng cái đó, đương nhiên học sinh sẽ lựa chọn trường công lập chẳng tội gì thi vào dân lập. Khi nào thí sinh rớt các trường công lập thì mới vào dân lập. Cái đó không phải là sự lựa chọn hàng năm mà đã tạo ra thói quen, đánh giá rằng các trường NCL chất lượng thấp vì đầu vào lúc nào cũng thấp, kéo theo uy tín các trường NCL cũng thấp xuống. Đây là sự cạnh tranh không bình đẳng.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển trường đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TPHCM (Hutech) đến năm 2020 (Trang 63 - 66)