Yếu tố kinh tế

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển trường đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TPHCM (Hutech) đến năm 2020 (Trang 61 - 63)

b) Hoạt động hợp tác quốc tế

2.3.1.1.Yếu tố kinh tế

Trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010, đất nước đã đạt nhiều thành tựu to lớn về kinh tế: đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình, kinh tế phát triển nhanh và đạt tốc độ bình quân 7,26 %/năm. Năm 2010, tổng sản phẩm trong nước bình quân đạt 1.168 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng. Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi. Thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân [22]

Bên cạnh những thành tựu kinh tế đã đạt được, nền kinh tế nước ta vẫn còn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, phát triển chưa bền vững. Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa vững chắc, cung ứng điện chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác quy hoạch, kế toán và việc huy động, sử dụng các nguồn lực còn hạn chế, kém hiệu quả,

đầu tư còn dải trải; quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung còn nhiều yếu kém, việc thực hiện chức năng chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước còn bất cập. Tăng trưởng kinh tế vẫn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển chiều sâu. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có một số mặt yếu kém chậm được khắc phục, nhất là về giáo dục, đào tạo và y tế; lối sống trong một bộ phận xã hội xuống cấp. Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm nghẽn cản trở sự phát triển. Nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ [1]. Do đó, để tiếp tục thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2011-2020 sắp tới thì đòi hỏi đất nước phải tạo được chuyển biến mạnh trong việc giải quyết những khâu đột phá, then chốt trong đó vấn đề đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cho quá trình công nghiêp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Đặc biệt, yếu tố kinh tế tác động đáng kế đến sự phát triển của trường Hutech đó chính là sự phát triển kinh tế của địa phương. Tuy chỉ chiếm 0,6% về diện tích tự nhiên và 8,56% dân số cả nước nhưng thành phố Hồ Chí Minh đã đóng góp 21,3% GDP cả nước; 29,38% tổng thu ngân sách nhà nước; 22,9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; 58,33% lượng khách du lịch quốc tế và 43,72% doanh thu du lịch cả nước; 27,9% kim ngạch xuất khẩu; 26% kim ngạch nhập khẩu; 22,4% giá trị gia tăng ngành công nghiệp; mức thu nhập bình quân của người dân thành phố năm 2011 bằng 2,4 lần so với bình quân đầu người cả nước [23]. Trong những năm tới, Thành phố sẽ dự kiến từng bước phát triển trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học, công nghệ lớn của đất nước và khu vực Đông Nam Á; phấn đấu tổng sản phẩm nội địa GDP bình quân thời kỳ 2011 - 2020 đạt 12%/năm, GDP bình quân đầu người cuối năm 2020 đạt khoảng 8.500 USD. Cùng với việc tập trung phát triển kinh tế, thành phố sẽ tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, thực hiện chủ trương xã hội hóa để phát triển các lĩnh vực GD-ĐT, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao[2]...

Như vậy với những thành tựu kinh tế và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ của đất nước nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã trở thành cơ hội và áp lực cho sự phát triển của trường đại học Hutech.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển trường đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TPHCM (Hutech) đến năm 2020 (Trang 61 - 63)