HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển trường đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TPHCM (Hutech) đến năm 2020 (Trang 76 - 81)

ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐẾN NĂM 2020

3.1. SỨ MẠNG, TẦM NHÌN, NĂNG LỰC VÀ GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA HUTECH 3.1.1. Sứ mạng 3.1.1. Sứ mạng

Trường đại học kỹ thuật công nghệ thành phố Hồ Chí Minh là một đơn vị đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, tiên phong cung cấp nguồn lao động có chất lượng cao trước mắt và lâu dài cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của khu vực phía Nam và cả nước.

Mở rộng quy mô đi đôi với đảm bảo chất lượng giáo dục – đào tạo và hiệu quả bồi dưỡng nhân tài, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân.

Trường đại học kỹ thuật công nghệ thành phố Hồ Chí Minh trang bị cho thế hệ trẻ Việt Nam những công cụ sắc bén, hữu hiệu để nâng cao tri thức khoa học, mở rộng tầm nhìn, thích ứng tốt với công việc, thăng tiến trong nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế tri thức trong giai đoạn mới, tự tin hội nhập với công nghệ quốc tế

3.1.2. Tầm nhìn

Xây dựng trường đại học kỹ thuật công nghệ thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm tri thức – văn hóa, là nơi đào tạo đa ngành, đa bậc học chất lượng cao, gắn liền với tôn chỉ Tri thức – Đạo đức – Sáng tạo từng bước hội nhập nền giáo dục khu vực và thế giới.

Trường đại học kỹ thuật công nghệ thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh

doanh và chuyển giao công nghệ phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Khẳng định thương hiệu trường đại học kỹ thuật công nghệ thành phố Hồ Chí Minh là trường đại học hàng đầu trong hệ thống giáo dục Việt Nam.

3.1.3. Các giá trị chính và năng lực cốt lõi

- Gía trị chính: trường đại học kỹ thuật công nghệ thành phố Hồ Chí Minh luôn phát huy nội lực, tự chủ và đoàn kết, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đào tạo, tranh thủ sức mạnh tập thể, xã hội trong nước và quốc tế để xây dựng trường ngày càng phát triển.

- Năng lực cốt lõi: cơ sở vật chất tại trường đại học kỹ thuật công nghệ thành phố Hồ Chí Minh luôn từng bước được mở rộng, trang bị hiện đại; chương trình đào tạo luôn được cập nhật; phương tiện dạy và học tiên tiến; đội ngũ cán bộ có trình độ quản lý, chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

3.2. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HUTECH ĐẾN NĂM 2020 3.2.1. Bối cảnh nền kinh tế - chính trị- xã hội và chiến lược phát triển giáo 3.2.1. Bối cảnh nền kinh tế - chính trị- xã hội và chiến lược phát triển giáo dục đại học của Chính Phủ đến năm 2020

3.2.1.1. Bối cảnh quốc tế

Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật - công nghệ trên thế giới tiếp tục có những bước phát triển đột phá mạnh mẽ, làm nền tảng cho sự phát triển nền kinh tế tri thức. Tốc độ, trình độ đổi mới và ứng dụng tri thức có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Khoa học công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển của công nghệ, xã hội đã làm thay đổi mạnh mẽ nội dung, phương pháp giáo dục trong các nhà trường, đồng thời nó cũng đòi hỏi ngành giáo dục phải cung cấp được nguồn nhân lực có trình độ cao.

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế vừa là quá trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu tranh để bảo vệ quyền lợi quốc gia. Cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia ngày càng trở nên quyết liệt, đòi hỏi các nước phải tự đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động, đặt ra vị trí mới của ngành giáo dục. Các nước đều xem phát triển giáo dục là

nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế xã hội, ưu tiên nhièu khoản đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, đẩy mạnh cải cách giáo dục nhằm giành ưu thế cạnh tranh trên trường quốc tế. Quá trình toàn cầu hóa cũng chứa đựng nguy cơ chảy máu chất xám ở các nước đang phát triển khi mà các nhân lực ưu tú có nhiều khả năng bị thu hút sang các nước phát triển, giàu có.

Từ năm 2008 đến nay, nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, một số quốc gia lâm vào khủng hoảng nợ, nhiều tập đoàn bị phá sản do tác động dây truyền của cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát ở Mỹ, tuy nhiên nhiều quốc gia, tập đoàn đã tìm cách khắc phục bằng cách cơ cấu lại tổ chức và tập trung vào việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tạo đà phát triển trong giai đoạn nền kinh tế phục hồi.

- Xu thế giáo dục đại học trên thế giới có nhiều thay đổi như:

+ Đổi mới mô hình và phương pháp đào tạo giáo dục trên phạm vi toàn cầu, hiện đại hóa và nâng cao tính thực tiễn: các trường đại học từ chỗ đào tạo theo hướng cục bộ chuyển sang đào tạo theo hướng liên thông, liên kết rộng rãi, điều này tạo điều kiện cho người học sắp xếp thời gian tham gia khóa học và có thể lựa chọn cùng một lúc nhiều khóa đào tạo phù hợp với năng lực của bản thân. Đội ngũ giảng viên đã hạn chế truyền đạt tri thức trong bài giảng theo hình thức thầy đọc trò ghi mà chuyển dần sang hướng dẫn cho sinh viên những phương pháp nghiên cứu, phương pháp tư duy, sáng tạo để sinh viên có thể tự mình tìm kiếm được những tri thức cho bài học trên lớp. Hầu hết các trường đại học trên thế giới đang tiến hành các cải cách toàn diện để trở thành các trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, sản xuất, chuyển giao công nghệ và xuất khẩu tri thức. + Ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và kỹ thuật số vào lĩnh vực đào tạo như: mạng viễn thông, Internet, máy chiếu, phòng thực hành công nghệ cao .... Việc ứng dụng này làm cho người học dễ dàng tiếp cận với nguồn tài liệu tri thức phong phú đã được kỹ thuật số. Bên cạnh đó, vấn đề khoảng cách địa lý giữa người học và cơ sở đào tạo gần như không còn tồn tại và giáo dục từ xa đã trở thành một thế mạnh của thời đại, tạo nên một nền giáo dục mở, phi khoảng cách, thích ứng với nhu cầu của từng người học. Đây là hình thức giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi và cho mọi người, trở thành giả pháp hiệu quả nhất để đáp ứng các yêu cầu

ngày càng tăng về giáo dục. Sự phát triển của các phương tiện truyền thông, mạng viễn thông, công nghệ tin học cũng tạo thuận lợi cho giao lưu và hội nhập văn hóa, nhưng cũng tạo điều kiện cho sự du nhập những giá trị mới lạ ở mỗi quốc gia. Đang diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, ngăn chặn những yếu tố ảnh hưởng đến an ninh của mỗi nước.

+ Tăng cường hợp tác, liên kết và hội nhập trong giáo dục đại học. Thông qua hợp tác, liên kết, các trường cung cấp các khóa đào tạo cho sinh viên, các chương trình trao đổi giảng viên và sinh viên, nghiên cứu khoa học.

+ Giáo dục trong thế kỷ 21 có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng cho mỗi đất nước và tạo cơ hội học tập cho mỗi người dân. Giaó dục suốt đời trở thành đòi hỏi và cam kết của mỗi quốc gia. Hệ thống giáo dục, chương trình và phương pháp giáo dục của các quốc gia tiếp tục được thay đổi nhằm xóa bỏ mọi ngăn cách trong các nhà trường, cung cấp cáo tri thức hiện đại, đáp ứng được yêu cầu mới phát sinh của nền kinh tế

3.2.1.2. Bối cảnh trong nước

Sau hơn 25 năm đổi mới, đất nước đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh với vị thế và diện mạo mới. Kinh tế Việt Nam liên tục phát triển, an ninh quốc phòng được giữ vững. Thu nhập bình quân theo đầu người trong 20 năm tăng từ 123 USD năm 1991 đã lên đến 1300 USD năm 2011. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng trưởng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP ngày càng giảm, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể đến cuối năm 2011 cả nước chỉ còn 11,76% so với trên 70% năm 1990.

Việt Nam đã xây dựng một môi trường chính trị ổn định với nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong khu vực và mức sống của các tầng lớp nhân dân ngày càng được cải thiện. Bên cạnh đó Việt Nam cũng đang tích cực chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế thông qua việc củng cố, thiết lập ngoại giao với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là chú trọng mối quan hệ hợp tác với các cường quốc như Nga, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc... tham gia các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội mang tầm

vóc khu vực và thế giới như: tổ chức thương mại quốc tế (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Liên hiệp quốc (UN), diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC)... điều này đã tạo thêm nhiều thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Mặc dù có những bước tăng trưởng đáng kể, nền kinh tế nước ta vẫn là một nước đang phát triển với mức thu nhập bình quân đầu người thuộc loại trung bình thấp. Trên 50% lao động xã hội làm việc trong các ngành nông – lâm – thủy sản; công nghiệp còn nhỏ bé, dịch vụ chưa phát triển. Các chỉ số về kết cấu hạ tầng, phát triển con người vẫn ở thứ hạng thấp so với nhiều nước trên thế giới. Năng suất lao động còn thấp, sản xuất chủ yếu vẫn dựa trên những công nghệ lạc hậu, sản phẩm ở dạng thô, chi phí cao, giá trị gia tăng thấp. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng như: gia công, lắp ráp, khai thác tài nguyên, sử dụng nhiều vốn, công nghệ thấp, tiêu hao vật chất cao. Cơ cấu kinh tế có chuyển dịch nhưng còn chậm: tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp trong GDP còn thấp, tỷ trọng nông nghiệp tuy có giảm nhưng vẫn ở mức khá cao. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam năm 2011 đứng thứ 65 trên 142 quốc gia được xếp hạng. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn trong quá trình hoàn thiện, chưa đồng bộ. Hiệu quả quản lý nhà nước đối với nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội còn hạn chế. Từ đầu năm 2008 đến nay tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng gia tăng do khủng hoảng kinh tế toàn cầu và do một bộ phận người nông dân bị thu hồi đất cho công nghiệp hóa, đô thị hóa nhưng lại không được hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp mới để kiếm sống.

Trong lĩnh vực giáo dục: có bước phát triển mới về quy mô, đa dạng hóa về loại hình trường lớp. Năm 2000 cả nước đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học. Trong giai đoạn 2001-2010, quy mô đào tạo nghề tăng 3,08 lần, trung cấp chuyên nghiệp tăng 2,69 lần; quy mô giáo dục đại học tăng 2,35 lần. Năm 2010, số sinh viên cao đẳng và đại học trên một vạn dân đạt 227; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 40%, bước đầu đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Giáo dục ngoài công lập phát triển, đặc biệt trong giáo dục nghề nghiệp và đại học. Trong 10 năm vừa qua, tỷ trọng quy mô đào tạo ngoài công lập trong tổng quy mô đào tạo tăng: sơ cấp nghề tăng từ 28% lên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

44%, trung cấp và cao đẳng nghề tăng từ 1,5% lên 5,5%, trung cấp chuyên nghiệp tăng từ 5,6% lên 27,2%, cao đẳng tăng từ 7,9% lên 19,9%, đại học tăng từ 12,2% lên 13,2%. Trong 10 năm qua, những thành tựu của giáo dục nước ta đã đóng góp quan trọng trong việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, tạo điều kiện cho đất nước tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, lĩnh vực giáo dục vẫn còn một số hạn chế như: nội dung chương trình giảng dạy và học tập vừa quá tải vừa lạc hậu; cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, thiếu nhiều thợ bậc cao, nhất là chuyên gia và cán bộ quản lý giỏi. Nhìn chung, chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp so với trình độ của các nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực, trên thế giới; nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển số lượng với yếu cầu nâng cao chất lượng; có biểu hiện lệch lạc về hành vi, lối sống trong một bộ phận học sinh, sinh viên; còn tồn tại một sự chênh lệch khá rõ về điều kiện học tập và cơ sở trường lớp giữa thành thị và nông thôn, miền xuôi và miền núi.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đã khẳng định phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau. Chiến lược cũng đã xác định rõ một trong ba khâu đột phá là phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Sự phát triển của đất nước trong gia đoạn mới sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thuận lợi to lớn, đồng thời cũng phát sinh nhiều thách thức đối với sự nghiệp giáo dục.

Tóm lại, trong bối cảnh quốc tế và trong nước như trên, việc phát triển giáo dục đại học có những cơ hội và thách thức sau:

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển trường đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TPHCM (Hutech) đến năm 2020 (Trang 76 - 81)