g) Hoạt động thông tin – thư viện điện tử
2.2.2. Nguồn nhân lực
- Hutech được đánh giá là trường có số giảng viên cơ hữu nhiều nhất trong khối các trường ĐH NCL. Hiện nay, nhà trường có hơn 800 giảng viên cơ hữu với học hàm, học vị cao, trong đó có 1 nhà giáo nhân dân, 1 nhà giáo ưu tú, 5 giáo sư, 31 phó giáo sư, 15 tiến sĩ khoa hoc, 120 tiến sỹ, 439 thạc sỹ [19]. Hutech hiện đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 để đảm bảo quản lý tốt, hiệu quả quá trình đào tạo, mang đến chất lượng giáo dục tốt nhất cho người học.
- Nhà trường Hutech tiếp tục chính sách chiêu hiền đãi sĩ, tuyển dụng, ổn định và bồi dưỡng cán bộ giảng dạy và quản lý theo hướng hình thành đội ngũ kế thừa có khả năng đảm đương, duy trì và phát triển nhà trường, phấn đấu để tỷ lệ giảng viên cơ hữu trên số sinh viên tiến dần đến mức chuẩn của Bộ giáo dục và đào tạo quy định. Hiện nay, do nhiều điều kiện khách quan, chủ quan, đội ngũ giáo viên cơ hữu mới gánh vác được 40 % - 50 % khối lượng giảng dạy. Tỷ lệ giảng viên cơ hữu trên sinh viên học sinh ở mức 1/44, chưa đạt chuẩn quy định (1/25). Mặc dù chủ trương của nhà trường là giảng viên cơ hữu ngoài khối lượng giảng dạy, phải thực hiện khối lượng ngoài giảng dạy. Nhưng do điều kiện sinh sống, quản lý còn lỏng lẻo nên số giảng viên trẻ còn dạy quá nhiều giờ, không tham gia nghiên cứu khoa học và chuyên môn, rất ít giảng viên theo học nghiên cứu sinh (4-5 người). Trong thời gian qua công tác tổ chức- quản lý nhân sự không theo kịp đà phát triển của trường nói riêng và của xã hội nói chung.
- Nhà trường có chiến lược phát triển đội ngũ dài hạn đến năm 2015 với kế hoạch, quy trình và tiêu chí tuyển dụng rõ ràng minh bạch. Nhà trường đã ban hành tiêu chuẩn cụ thể cho từng chức danh của cán bộ quản lý từ Ban giám hiệu đến Trưởng, Phó các đơn vị theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008.
- Nhà trường đã có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giảng viên, nhân viên, quy định bổ nhiệm cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Các kế hoạch, tiêu chí đảm bảo rõ ràng , minh bạch. Tuy nhiên một số cán bộ quản lý cấp khoa, bộ môn chưa đáp ứng yêu cầu quản lý đào tạo đòi hỏi cao về năng lực, trách nhiệm. Cán bộ cấp phòng chưa thật sự tham mưu tốt cho lãnh đạo Trường. - Trường có chế độ và biện pháp cụ thể khuyến khích, hỗ trợ về tái chính cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ ở trong và ngoài nước. Cụ thể có 19 giảng viên được hỗ trợ học phí cao học từ 50% đến 100%; 2 trường hợp học cao học từ Úc về công tác hưởng mức lương 100% cơ bản đóng BHXH; trường đã cử và hỗ trợ kinh phí trên 40 lượt cán bộ - giảng viên đi tham quan học tập ở nước ngoài. Trên 40 cán bộ - nhân viên – giáo viên đi học ngán
hạn trong nước được cấp 100% kinh phí. Hiện trường đang tạo mọi điều kiện cho 29 giảng viên cao học và 6 cán bộ giảng viên làm nghiên cứu sinh trong và ngoài nước. 100% đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên kỹ thuật của trường đều có trình độ chuyên môn phù hợp với công việc.
- Đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý chuyên môn nghiệp vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cụ thể: cơ cấu quản lý tương đối hợp lý, đáp ứng các tiêu chuẩn quy định ( có 7 tiến sỹ và 3 thạc sỹ là trưởng khoa), nhưng năng lực về đầu ngành thì còn nhiều hạn chế. Đội ngũ quản lý cấp phòng khá hợp lý song về tinh thần trách nhiệm và phối hợp công tác chưa thật tốt, điều hành còn hạn chế và nhất là chưa tham mưu đắc lực cho lãnh đạo Trường.
- Trường có số lượng giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng đạt yêu cầu. Cụ thể tỷ lệ giảng viên trên sinh viên từ năm 2001 đến nay là 1/31. Hiện nay, giảng viên cơ hữu tính luôn kiêm nhiệm đã đảm nhiệm trên 60% khối lượng giảng dạy (lý thuyết trên 40% và thực hành trên 80%). Cán bộ giảng viên cơ hữu tính cả kiêm nhiệm là 160 người, thỉnh giảng trên 300 người.
- Tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sỹ của Trường trên 45 % và tiến sỹ trên 11%. Tỷ lệ giảng viên có trình độ ngoại ngữ đủ để trực tiếp làm việc với người nước ngoài còn thấp, khoảng 8%.
- Đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm chuyên môn và trẻ hóa: tỷ lệ giảng viên dưới 35 tuổi chiếm trên 60%, đội ngũ giảng viên có thâm niên bình quân trên 10 năm dạy học.
- Trường có đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ cho cán bộ quản lý, giảng viên và người học sử dụng các trang thiết bị dạy học và nghiên cứu.
- Cán bộ, nhân viên thư viện trẻ nhiệt tình và được đào tạo nghiệp vụ thư viện để phục vụ tốt nhu cầu khai thác thông tin tài liệu cho cán bộ, giáo viên và người học. Tuy nhiên số lượng nhân viên thư viện còn thiếu so với nhu cầu phát triển sắp tới.
Bảng 2.1: Thống kê số lượng giảng viên năm 2012 [ 20]
STT Trình độ Giảng viên, giáo viên cơ
hữu và hợp đồng dài hạn
Giảng viên thỉnh giảng
1 Gíao sư 5 1
2 Phó giáo sư 31 9
3 Tiến sỹ khoa học, tiến sỹ 123 52
4 Thạc sỹ 322 193 5 Đại học 118 151 6 Cao đẳng 25 2 7 Trung cấp 0 0 Tổng số 659 408 2.2.3. Công tác quản trị
Trong thời gian qua, nhà trường đã từng bước đi vào nề nếp việc quản lý và điều hành. Các cán bộ - nhân viên – giảng viên đã ý thức chấp hành luật lệ, làm theo các quy trình. Trường đã hoàn thiện, ban hành hệ thống quy chế, quy định, hướng dẫn công việc khá đầy đủ cho mọi mặt công tác. Nhà trường đã tiến hành rà soát, hủy bỏ các văn bản pháp quy cũ không phù hợp, sắp xếp lại và đóng quyển. Tuy nhiên, việc mô tả công việc cho từng vị trí và thực hiện công việc theo bảng mô tả và điều chỉnh, bổ sung chưa làm tốt. Vẫn còn những văn bản không rõ ràng, chồng chéo, vướng mắc trong việc phối hợp thực thi nhiệm vụ. Còn một số đơn vị, cá nhân vẫn coi thường kỷ cương nhà trường, tinh thần thái độ làm việc yếu kém qua loa… Vẫn còn hiện tượng mất đoàn kết nội bộ qua cách cư xử, phối hợp giữa các đơn vị không đồng bộ, thiếu trách nhiệm trong công việc. Nhà trường đã tiến hành xem xét bỏ phiếu tín nhiệm đối với các trưởng đơn vị trong trường để tăng cường vai trò lãnh đạo, điều hành – quản lý [21].
Hệ thống văn bản pháp quy về tổ chức – quản lý Nhà trường được phổ biến trong toàn trường. Tuy nhiên chưa kịp thời cập nhật và xử lý không phù hợp.
Trách nhiệm và quyền hạn của đơn vị, lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, giáo viên được phân định bằng văn bản theo từng mảng hoạt động; nhưng chưa được quán triệt sâu rộng do lãnh đạo đơn vị chưa làm kỹ và nhân viên – giáo viên chưa thật sự quan tâm.
Đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên được đảm bảo các quyền dân chủ trong trường đại học, thông qua các sinh hoạt giao ban, các tổ chức quần chúng để góp ý hiến kế cho các hoạt động trong Trường. Tuy nhiên các ý kiến và góp ý chưa được giải quyết đầy đủ và chưa kịp thời.
Trường có kế hoạch và phương pháp đáng giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên: khuyến khích giáo viên sử dụng projector, overhead, DVD, internet. Trường có các tiêu chí dạy giỏi và tiêu chí học tốt, hàng năm Trường tổ chức thi chuyển ngạch nâng bậc cho cán bộ giảng viên. Trường đánh giá kết quả học và kết quả rèn luyện thường xuyên, nghiêm túc.
Trường có quy chế dân chủ cơ sở và đang thục hiện theo quy chế này, hàng năm trường tổ chức các hội nghị cán bộ viên chức từ cấp đơn vị để đóng góp ý kiến về mục tiêu, kế hoạch của đơn vị và của trường. Trường có quy định cụ thể các mức hỗ trợ về thời gian và khối lượng công tác khi cán bộ - giáo viên – nhân viên tham gia các khóa học nâng cao trình độ.
Việc lập kế hoạch công tác năm, tháng và các chương trình hành động đã bước đầu khoa học hơn. Tuy nhiên, việc triển khai các công tác của Hội đồng quản trị còn chậm chạp, thường bị trì hoãn. Bên cạnh đó, việc kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện không thường xuyên, chưa đúng mức nên gây ùn tắc. Việc khắc phục các sai sót, vi phạm về giảng dạy, công tác của cán bộ quản lý – nhân viên – giảng viên không được kịp thời và triệt để. Thường trực Hội đồng quản trị và ban giám hiệu còn chưa quan tâm đúng mức đến việc kiểm tra và làm việc với các khoa, phòng để nắm tình hình, đôn đốc, hỗ trợ nhiều hơn.