Các mục tiêu phát triển giáo dục giai đoạn 2011-

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển trường đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TPHCM (Hutech) đến năm 2020 (Trang 84 - 85)

- Sự phát triển nhanh chóng về kinh tếxã hội trong thời gian qua và sắp tới làm

b) Các mục tiêu phát triển giáo dục giai đoạn 2011-

- Mục tiêu chung cho phát triển giáo dục đến năm 2020 là nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập.

- Mục tiêu cụ thể cho giáo dục nghề nghiệp và đại học đến năm 2020 là: hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp và đại học; điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế-xã hội; đào tạo ra những con người có năng lực sáng tạo, tư duy độc lập, trách nhiệm công dân, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp, năng lực ngoại ngữ, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, năng lực tự tạo việc làm và khả năng thích ứng với những biến

động của thị trường lao động và một bộ phận có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới. Đến năm 2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ khả năng tiếp nhận 30% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học đạt khoảng 70%; tỷ lệ sinh viên tất cả các hệ đào tạo trên một vạn dân vào khoảng 350- 400.

- Phát triển quy mô, cơ cấu giáo dục hợp lý, hài hòa, chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tạo cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân. Trong lĩnh vực giáo dục đại học, nâng tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân lên 450 vào năm 2020. Mở rộng quy mô giáo dục đại học ngoài công lập, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ sinh viên học trong các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập chiếm khoảng 40% tổng số sinh viên trong cả nước. Đến năm 2020, có khoảng 15.000 sinh viên nước ngoài đăng ký vào học tại các trường đại học Việt Nam.

Chất lượng và hiệu quả của giáo dục được nâng cao, tiếp cận được với chất lượng giáo dục của khu vực và quốc tế. Trong lĩnh vực giáo dục đại học, sinh viên sau khi tốt nghiệp có kiến thức hiện đại, kỹ năng thực hành nghề nghiệp vững chắc, có khả năng lao động sáng tạo, có tư duy độc lập, phân tích và năng lực giải quyết vấn đề. Đến năm 2020, có ít nhất 5% tổng số sinh viên tốt nghiệp đại học có trình độ ngang bằng sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học hàng đầu trong khối ASEAN, 80% số sinh viên tốt nghiệp được các doanh nghiệp và cơ quan sử dụng lao động đánh giá đáp ứng được các yêu cầu của công việc.

Các nguồn lực cho giáo dục được huy động đủ, phân bổ và sử dụng có hiệu quả để đảm bảo điều kiện phát triển giáo dục. Nâng số sinh viên trên một vạn dân lên 300 vào năm 2015; tăng tỉ lệ sinh viên là người dân tộc thiểu số, đặc biệt là sinh viên dân tộc rất ít người và sinh viên nữ. Mở rộng quy mô hợp lý trên cơ sở các điều kiện đảm bảo chất lượng. Đồng thời với việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Đổi mới quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo trong toàn hệ thống. Phát triển giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp đảm bảo tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50% vào năm 2015.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển trường đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TPHCM (Hutech) đến năm 2020 (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)