Các quốc gia trên thế giới, đặc biệt khu vực châu Âu rất chú trọng tới LKĐT với DoN. Nhiều mô hình LKĐT được thử nghiệm, áp dụng như: Mô hình "đào tạo kép" – Mô hình LKĐT song hành (Dual System) của Cộng hoà liên bang Đức [3], [30], [89], [91], [96]; Mô hình "đào tạo luân phiên" (Alternation) của Pháp [3], [30]; Mô hình "2 + 2" của Nauy [99]; Mô hình dạy nghề tam phương (Trial System) của Thụy Sỹ [91], [98]; Mô hình "ba kết hợp” (Three in one) của Trung Quốc [86]; Mô hình "hệ thống 2 + 1" (2 + 1 system) của Hàn Quốc [87]; Mô hình
"hệ thống hợp tác đào tạo nghề" (Cooperative Training System) của Thái Lan [86]... tuy mỗi mô hình có những ưu nhược điểm và điều kiện, môi trường riêng song về cơ bản, các mô hình đã chứng minh được tính ưu việt trong LKĐT với DoN tại mỗi quốc gia ở một giai đoạn lịch sử nhất định.
a. Liên kết đào tạo song hành
Song hành là thuật ngữ được Heinrich Abel giới thiệu lần đầu tiên năm 1964 và được phát triển mạnh ở Đức. Liên kết đào tạo song hành là “quá trình giáo dục nghề nghiệp được tổ chức song song tại hai địa điểm là nhà trường và DoN trong suốt quá trình đào tạo” [30; tr 157].
LT THCB LT THCB … LT THCB
THI
TTSX TTSX TTSX TN
Hình 1.1: Mô hình liên kết đào tạo song hành (Nguồn: 30, tr 158)
Nhà trường Doanh nghiệp
2 – 3 ngày
3 – 4 ngày
Hàng tuần, học sinh học một số ngày lý thuyết và TTCB tại trường, một số ngày TTSX tại DoN. Số lượng ngày học tại trường hay tại DoN phụ thuộc vào thoả thuận đã được ký kết. Kết thúc khoá học, học sinh phải tham dự 2 phần thi: lý thuyết tại trường và thực hành tại DoN. Hình thức LKĐT song hành cho phép mối liên hệ giữa nhà trường với DoN gắn bó, bền chặt, giúp nhà trường san sẻ nỗi lo về CSVC, thiết bị lạc hậu không theo kịp sự phát triển KHCN. Tuy nhiên, việc tổ chức đào tạo theo kiểu song hành cũng mang lại nhiều trở ngại:
Thứ nhất: Nhà trường không chủ động kế hoạch thực tập sản xuất của học sinh do lệ thuộc phía DoN.
Thứ hai: Học sinh liên tục di chuyển giữa 2 địa điểm: nhà trường và DoN gây tốn kém nhiều về thời gian, kinh phí đi lại, tiềm ẩn nhiều rủi ro ngoài trường.
Thứ ba: Cán bộ DoN tham gia công tác đào tạo (Công nhân áo trắng) tuy có kinh nghiệm sản xuất song thiếu kinh nghiệm truyền thụ, hơn nữa, không phải công nhân áo trắng nào cũng nhiệt tình với nhiệm vụ kèm cặp, truyền dạy.
Thứ tư: Kế hoạch sản xuất phía DoN sẽ bị ảnh hưởng nếu không có sự phối hợp tốt giữa hai bên. Mục tiêu ba bên (Nhà trường – DoN - Người học) cùng có lợi sẽ không như mong muốn.
Vì những trở ngại trên, tuy được đánh giá là “xu thế hiện đại trong giáo dục nghề nghiệp” [30, tr 158], song LKĐT song hành vẫn dừng ở một mức độ nhất định.
Bởi lẽ: Chỉ những DoN lớn, đủ tiềm năng kinh tế, có chiến lược phát triển “dài hơi”
mới chủ động đầu tư phát triển nhân lực. Những DoN nhỏ, hạn chế về tiềm năng thường “tránh né” nhiệm vụ đào tạo. Do đó, rất cần thiết phải có cơ chế thúc đẩy thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn của DoN khi sử dụng nhân lực đã qua đào tạo.
b. Liên kết đào tạo luân phiên
Đây là mô hình liên kết được áp dụng rộng rãi ở Pháp và một số nước Bắc Âu.
Cũng giống như LKĐT song hành, LKĐT luân phiên cũng được thực hiện tại 2 địa điểm: nhà trường và DoN. Tại nhà trường, học sinh học toàn bộ phần lý thuyết ngay từ giai đoạn đầu tiên. Riêng phần THCB lẫn phần TTSX được tổ chức luân phiên giữa
nhà trường và DoN. Cuối khoá học, học sinh cũng tham dự 2 phần thi: lý thuyết tại trường, thực hành tại DoN [30].
LT THCB THCB .... THCB
THI
TTSX TTSX TTSX TN
Hình 1.2: Mô hình liên kết đào tạo luân phiên (Nguồn: 30, tr 160)
c. Liên kết đào tạo tuần tự
Trên phương diện lý thuyết, đào tạo tuần tự cũng được thực hiện tại 2 địa điểm:
nhà trường và DoN. Học sinh học toàn bộ phần lý thuyết và thực hành cơ bản tại nhà trường, phần thực tập sản xuất được thực hiện tại DoN cuối khoá học trước giai đoạn thi tốt nghiệp, thời gian thực tập thường kéo dài từ 3 đến 6 tháng. Khi thi tốt nghiệp, học sinh tham dự 2 phần thi: lý thuyết tại nhà trường, thực hành được phối hợp với DoN tổ chức hoặc tại xưởng trường hoặc tại DoN [30].
LT
THCB THI
TTSX TN
Hình 1.3: Mô hình liên kết đào tạo tuần tự (Nguồn: 30, tr 162)
Liên kết đào tạo tuần tự tạo thuận lợi cho học viên khi ít phải di chuyển nhưng hạn chế trong quá trình phát triển kỹ năng nghề. Mối gắn kết giữa nhà trường với DoN theo hình thức định kỳ “đến hẹn lại lên”, mỗi năm một đợt vài ba tháng nên chưa tạo được độ “kết dính”. Hiện tượng, học viên tự liên hệ địa điểm thực tập hay nhà trường mỗi năm lại đổi mới địa chỉ thực tập khiến chất lượng kỹ năng nghề “chông chênh”.
Tuy được đánh giá là phù hợp với đào tạo nhân lực trình độ cao, song mô hình cũng bộc lộ nhiều hạn chế trong hoạt động LKĐT với DoN dẫn đến sự giảm sút về chất lượng đào tạo, đặc biệt là kỹ năng thực hành nghề nghiệp của học viên. Mặt khác, do thiếu hụt sự quan tâm từ phía DoN, cơ hội việc làm của học viên sau tốt nghiệp luôn trong tình trạng cạnh tranh căng thẳng vì mất cân đối về cơ cấu đào tạo, ngành nghề khiến một tỷ lệ không nhỏ người lao động thất nghiệp.
Nhà trường Doanh nghiệp
Nhà trường Doanh nghiệp
1.1.4.2. Ở trong nước
Hiện đang tồn tại các mô hình ĐTN và LKĐT nghề với DoN như:
Hình 1.4: Mô hình đào tạo nghề và quan hệ liên kết đào tạo với doanh nghiệp (Nguồn: [3, tr 59])
Nhìn chung, mô hình và hình thức LKĐT giữa nhà trường với DoN ở Việt Nam khá đa dạng, phong phú. Đáng chú ý là mô hình tổ chức LKĐT giữa nhà trường với DoN trong KCN của các trường CĐN Việt Nam – Singapo (tại KCN Việt Nam – Singapo); CĐN Dung Quất; CĐN Mỏ Hồng Cẩm (Tập đoàn than – khoáng sản) [3, tr 64, 65]. KCN với các tập đoàn kinh tế lớn có nhu cầu nhân lực cao là môi trường thuận lợi cho các CSDN. Đào tạo nhân lực tại chỗ, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo gắn với việc làm trở thành chất xúc tác quan trọng kết dính giữa CSDN với DoN. Trên thực tế, các CSDN trong KCN nói chung, trường CĐN nói riêng đã có quan hệ gắn kết chặt chẽ với DoN trên các phương diện: Liên kết trong tuyển sinh; Liên kết về xây dựng nội dung chương trình; Liên kết về nguồn lực; Liên kết về giải quyết việc làm cho SV sau tốt nghiệp. Tuy bước đầu thành công song mô hình LKĐT với DoN trên chưa được nhân rộng vì nhiều lý do khách quan như: Phần lớn DoN Việt Nam chưa đủ mạnh để thành lập CSDN thuộc DoN cũng như CSDN không đủ năng lực thành lập DoN trong CSDN; Nhân lực trong độ tuổi lao động dồi dào; Chính sách quy định
Một số mô hình đào tạo nghề và liên kết đào tạo
với doanh nghiệp
Dạy nghề tại các cơ sở dạy nghề (Thực hiện tại cơ sở dạy
nghề)
Dạy nghề phối hợp giữa CSDN và DoN (Thực hiện tại
CSDN và DoN)
- Theo địa chỉ
- Kỹ năng chuyên sâu - Phân phối, phân công – Tuân thủ chấp hành
- Tự tìm việc, cơ hội - Kỹ năng cơ bản rộng - Tự chịu trách nhiệm
- Theo hợp đồng, cam kết - Kỹ năng phù hợp - Năng động, sáng tạo - Tự chịu trách nhiệm Dạy nghề tại xí nghiệp
Dạy nghề tại nơi làm việc (Thực hiện tại doanh nghiệp)
trách nhiệm của DoN trong đào tạo nhân lực chưa phát huy hiệu lực... đã tác động không nhỏ tới chất lượng LKĐT và quản lý LKĐT.
Tóm lại, về LKĐT giữa nhà trường với DoN, tất cả các công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học đều thống nhất:
- LKĐT giữa nhà trường và đơn vị sử dụng nhân lực đã qua đào tạo là cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, đem lại lợi ích thiết thực.
- Hiện tại, LKĐT còn lỏng lẻo, mang tính đối phó, chắp vá, thời vụ chưa trở thành hoạt động chung của nhà trường và DoN.
- Giải pháp căn bản để tăng cường mối quan hệ với DoN là: đổi mới phương thức liên kết, xây dựng hệ thống cơ chế chính sách phù hợp, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, thành lập các tổ chức, dịch vụ gắn kết hoạt động giữa CSĐT và cơ sở sử dụng nhân lực.
Theo tác giả luận án, vấn đề quản lý LKĐT giữa nhà trường với DoN chưa được nghiên cứu đầy đủ, đặc biệt vấn đề quản lý LKĐT giữa trường CĐN với DoN ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực tính đến thời điểm này chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến.
1.2. LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VỚI DOANH NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC