Yêu cầu phát triển nhân lực cao đẳng nghề giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực (Trang 37 - 45)

Trình độ kỹ năng nghề cao đang là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế. Theo số liệu của Tổng cục dạy nghề, tỷ lệ trình độ kỹ năng nghề cao ở các nước công nghiệp phát triển chiếm trên 50%. Viện Kinh tế - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cũng đề cập tới những con số khẳng định hiệu suất lao động của nhân lực kỹ

năng nghề cao như: chỉ cần 163 triệu công nhân cơ khí chế tạo máy của các quốc gia phát triển thuộc nhóm G7 sản xuất 80% sản lượng máy móc toàn thế giới với giá trị mới tạo ra = 7000 tỉ USD tương đương 25% tổng GDP của toàn thế giới năm 2000.

Trong khi đó, ở Việt Nam, cũng theo Tổng cục dạy nghề, trình độ kỹ năng nghề cao hiện chỉ trên 10%, trong khi đó, Malaysia - một quốc gia trong khu vực - phấn đấu đến 2020 là 50%. Trước yêu cầu phát triển KT – XH, đào tạo nhân lực có trình độ, chất lượng trở thành nhiệm vụ trọng tâm, quyết định hàng đầu trong chiến lược phát triển quốc gia.

1.2.2.1. Nhu cu nhân lc cao đẳng ngh

Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam đang thực hiện chiến lược CNH, HĐH đất nước, nếu xét trong mối tương quan với các quốc gia phát triển trên thế giới, Việt Nam tụt hậu với khoảng cách khá xa. Cách duy nhất rút ngắn khoảng cách là phát triển NL chất lượng cao. Nói theo Avill Toffer: "Tiền bạc tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ mất; Chỉ có trí tuệ của con người thì khi sử dụng không những không mất đi mà còn lớn lên" [4, tr 11] để khẳng định vị trí, vai trò của NL chất lượng cao đối với tiến trình thúc đẩy tăng trưởng KT - XH quốc gia.

Nhân lực CĐN được coi là NL chất lượng cao. Về bản chất, phát triển nhân lực CĐN là phát triển chất lượng nhân lực về các mặt trí lực, thể lực, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, nhận thức xã hội và kỹ năng sống phù hợp với trình độ được đào tạo. Phát triển nhân lực CĐN phải gắn với yêu cầu nhân lực lao động kỹ thuật, gắn với thị trường lao động của cả nước cũng như của từng ngành, từng vùng địa lí - kinh tế. Phát triển nhân lực theo kế hoạch, theo định hướng CNH, HĐH đất nước - giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ. Phát triển nhân lực để CUNG đáp ứng CẦU, tránh hiện tượng dư thừa hay thiếu hụt nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật. Bám sát nhu cầu xã hội, đào tạo theo yêu cầu của CSSDNL là đích hướng đến của tất cả các trường CĐN nói riêng và hệ thống ĐTN nói chung.

Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020 xác định: “Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh

tranh” [58], phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP từ 7 - 8%/năm.“Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP...” [58].

Xúc tiến, mở mới các KCN tiên tiến, thân thiện với môi trường, hoàn thiện các cụm, KCN công nghệ cao đòi hỏi NL có trình độ, kỹ năng. Cơ cấu lao động chuyển dịch.

Tỷ lệ lao động nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 30 - 35% lao động xã hội. Định hướng đòi hỏi đẩy nhanh tốc độ phát triển nhân lực CĐN. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, nhân lực CĐN chưa đáp ứng yêu cầu xã hội về mọi phương diện: số lượng, chất lượng cũng như cơ cấu. Do đó, rất cần hoạt động LKĐT với DoN nhằm tăng cường vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích của người sử dụng lao động trong quá trình đào tạo. Kết hợp với DoN thiết kế mục tiêu, chương trình đào tạo của các ngành nghề thông qua các hệ thống thông tin về thị trường lao động, hướng nghiệp và tư vấn nghề hoặc dịch vụ việc làm.

1.2.2.2. Mi quan h gia nhu cu - đào to - s dng nhân lc CĐN

KT - XH phát triển tất yếu hình thành thị trường cầu lao động, thị trường này tỉ lệ thuận với tốc độ gia tăng, phát triển của KT - XH mở ra cơ hội lớn cho CSĐT. Với nhiệm vụ chính đào tạo nhân lực, CSĐT nói chung, trường CĐN nói riêng chính là nơi cung ứng dịch vụ đào tạo nhân lực. Các sản phẩm của dịch vụ đào tạo được các DoN tiếp nhận ở những mức độ nhất định. Mối quan hệ biện chứng giữa cung ứng dịch vụ và sử dụng sản phẩm của dịch vụ được thiết lập thông qua quan hệ CUNG - CẦU. Tuy nhiên, muốn tạo sự cân bằng, cần đặt quan hệ CUNG - CẦU trong quan điểm hệ thống với tầm nhìn rộng mang tính kế hoạch hoá. Có nghĩa là, nhu cầu - đào tạo - sử dụng nhân lực là tam giác cân được xây dựng bằng các tiêu chí: đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, hợp lý, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu người sử dụng.

1.2.3. Nội dung liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp 1.2.3.1. Liên kết trong tuyn sinh

Tuyển sinh là một trong những vấn đề khá nan giải đối với nhóm trường thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Thông thường, để thu hút người học, các CSĐT nghề đã tận dụng thế mạnh của phương tiện truyền thông, chương trình quảng cáo hoặc các

trang web... Tuy nhiên, những hình thức đó chưa đảm bảo nguồn tuyển sinh bền vững cũng như tiềm ẩn khá nhiều “rủi ro”. Thực tế minh chứng, khi nhà trường LKĐT với DoN, hoạt động tuyển sinh sẽ thuận lợi hơn.

Các hình thức liên kết trong tuyển sinh giữa nhà trường với DoN:

- Nhà trường đào tạo theo đơn đặt hàng từ DoN (tức là DoN “gửi đơn hàng” tới nhà trường yêu cầu đào tạo lực lượng lao động có trình độ, kỹ năng nghề đáp ứng vị trí làm việc tại DoN sau tốt nghiệp). Căn cứ vào “đơn hàng”, nhà trường chủ động thực hiện kế hoạch tuyển sinh có sự tham gia từ phía DoN. DoN cử cán bộ tư vấn nghề nghiệp cùng cán bộ nhà trường tới các trường THPT, THCS tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.

- Nhà trường đào tạo học viên do DoN gửi đến. Ở hình thức này, DoN chủ động tuyển sinh với số lượng, cơ cấu nhất định theo yêu cầu phía DoN. Nhà trường giữ vai trò đào tạo, cấp bằng tốt nghiệp và đảm bảo số học viên này thích ứng ngay với vị trí làm việc tại DoN.

- Nhà trường liên kết với DoN cùng thực hiện chiến dịch tuyển sinh, tạo nguồn nhân lực tiềm năng, sẵn sàng bù đắp vị trí khuyết, thiếu trong chiến lược phát triển của DoN. Hình thức này đòi hỏi đội ngũ cán bộ chuyên trách của nhà trường và DoN cùng liên kết hoạch định kế hoạch, xác định ngành, nghề, số lượng cần tuyển và phương thức tuyển sinh.

Cần lưu ý, việc tuyển sinh phải tiến hành theo đúng quy trình, thủ tục tuyển sinh. Hiện tại, đa số các trường CĐN lựa chọn hình thức xét tuyển. Do vậy, DoN và nhà trường cần tập trung xây dựng những tiêu chí cụ thể đảm bảo công tác xét tuyển công bằng, công khai, đáp ứng yêu cầu của các bên tham gia hoạt động liên kết. Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng đào tạo, trường CĐN và DoN cùng phối hợp xây dựng chuẩn đầu ra cho các ngành đào tạo. Đây được coi là thước đo đánh giá chất lượng đào tạo. Chuẩn đầu ra phải bao quát được chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng, thái độ nghề nghiệp và kỹ năng mềm cần thiết.

1.2.3.2. Liên kết xây dng mc tiêu, ni dung chương trình đào to theo hướng đáp ng yêu cu doanh nghip

Mục tiêu đào tạo chính là sản phẩm, kết quả của quá trình đào tạo. Mục tiêu đào tạo là "nhân cách người học sinh tốt nghiệp đã được thay đổi, cải biến thông qua quá trình đào tạo" [71; tr 228]. Mục tiêu đào tạo cao đẳng cần được xác định rõ ràng theo hướng "đào tạo ra người lao động kỹ thuật thực hành" [66]. Theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề 5 bậc trình độ hiện nay, SV tốt nghiệp cao đẳng cần đạt trình độ nghề bậc 3, bậc 4. Do vậy, mục tiêu trong LKĐT với DoN phải được xác định trên cơ sở đào tạo người lao động có đạo đức nghề nghiệp, kiến thức, kỹ năng nghề, sức khỏe, năng lực và kỹ năng sống cần thiết đáp ứng yêu cầu xã hội về nhân lực có trình độ.

DoN cần cung cấp thông tin về những yêu cầu đặt ra đối với lao động CĐN, trên cơ sở đó, trường CĐN tiến hành xây dựng mục tiêu cụ thể đối với từng ngành, nghề đào tạo. Tóm lại, mục tiêu đào tạo được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích những yêu cầu của DoN, nhu cầu phát triển KT - XH, công việc, trình độ nghề tương ứng và khả năng của nhà trường.

Nội dung chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên yêu cầu thực tế về ngành nghề DoN cần, với định hướng "đào tạo thật tốt những NLTH cốt yếu cho người học để đáp ứng yêu cầu sử dụng của họ" [66]. Căn cứ vào khung chương trình, vào chuẩn đầu ra của nghề đào tạo, trường CĐN và DoN xác định nội dung cụ thể cần được đào tạo theo từng ngành, nghề, môn học, thống nhất phân bổ nội dung chương trình theo hướng: tiếp cận thị trường, tiếp cận mục tiêu. Hướng tiếp cận này đòi hỏi phải có sự tham gia của DoN với tư cách người sử dụng lao động, đồng thời cho phép kế hoạch chương trình đào tạo gắn kết với yêu cầu sử dụng, tạo điều kiện cho người học phát triển NLTH, thuận lợi trong tìm việc làm sau tốt nghiệp.

Yêu cầu: nội dung chương trình đào tạo phải có tính linh hoạt, thích ứng nhanh với xu thế thay đổi của xã hội. Do đó, không thể áp dụng giá trị bất biến để xác định hay đo lường cái vận động, biến đổi. Mặt khác, nội dung chương trình phải có tính khoa học, tính lôgic và cập nhật thường xuyên những thay đổi của khoa học, công

nghệ. Với tư cách đồng chủ thể thực hiện LKĐT, DoN kết hợp với trường CĐN cùng xây dựng nội dung chương trình đào tạo theo tiêu chí: đáp ứng yêu cầu DoN là chính có phối hợp các kênh thông tin đại chúng, nguồn tài liệu tham khảo và các vấn đề thực tế nghề nghiệp đang diễn ra.

1.2.3.3. Liên kết trong đảm bo ngun lc a. Liên kết đảm bảo nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực trong LKĐT giữa trường CĐN với DoN gồm: GV, CBKT, CBQL phía nhà trường và DoN. Đây là đội ngũ trực tiếp tham gia vào hoạt động LKĐT, hiện thực hoá, quyết định mức độ thành công của LKĐT. Do vậy, đối với nhà trường, cần xây dựng đội ngũ GV đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng (chuẩn về trình độ chuyên môn; chuẩn về nghiệp vụ; chuẩn về đạo đức - tư cách người thầy), đồng bộ về cơ cấu. Đối với DoN, đội ngũ CBKT tham gia hoạt động giảng dạy phải đảm bảo các tiêu chí: trình độ chuyên môn, tay nghề cao; có phẩm chất tư cách đạo đức; nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc được giao. Căn cứ vào tính chất, điều kiện thời gian, vị trí công tác, có thể yêu cầu: GV của nhà trường tham gia giảng dạy lý thuyết chuyên môn với vai trò GV lý thuyết, hướng dẫn thực hành cơ bản; CBKT tay nghề cao của DoN tham gia giảng dạy thực hành nghề, hướng dẫn thực tập với vai trò giáo viên thực hành.

b. Liên kết đảm bảo đảm tài chính, các điều kiện cơ sở vật chất

- Tài chính đảm bảo hoạt động LKĐT gồm: Ngân sách nhà nước, học phí, các nguồn thu và hỗ trợ khác. Ngoài ra, DoN có trách nhiệm đầu tư, đóng góp một phần tài chính - phí hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực (nguồn kinh phí này được coi như nguồn kinh phí bắt buộc DoN phải thực hiện khi sử dụng lao động đã qua đào tạo). Trên thế giới, nhiều quốc gia đã ban hành các văn bản quy định trách nhiệm của DoN thông qua "thuế dạy nghề" như: Pháp - mức đóng góp 0,5% quỹ lương; Các nước Mỹ Latinh, Singapo, Hàn Quốc, Thái Lan... - mức đóng góp 1% quỹ lương đối với những DoN không tham gia hoạt động LKĐT [42].

- CSVC, thiết bị nhà xưởng ảnh hưởng không nhỏ tới kỹ năng thực hành nghề,

"là một trong những yếu tố quyết định hình thành kỹ năng thực hành nghề, có ảnh

hưởng trực tiếp tới quá trình hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của học sinh trong tương lai" [71; tr 324]. Cũng theo tác giả Nguyễn Đức Trí - Phan Chính Thức, CSVC phục vụ cho hoạt động dạy nghề gồm:

+ CSVC chung (Diện tích đất đai cho xây dựng, thực hành thực tập; Nhà cửa;

Phương tiện đi lại; trang thiết bị văn phòng; Các công trình xây dựng khác)...

+ CSVC phục vụ trực tiếp đào tạo, giảng dạy (Phòng học; Xưởng thực hành thực tập; Mô hình, giáo cụ trực quan; Các trang thiết bị dạy chung, máy móc; Vật tư, nhiên liệu thực hành thực tập) [71, tr 324].

Tuy nhiên, theo quan niệm của tác giả luận án, DoN có thể hỗ trợ nhà trường CSVC phục vụ trực tiếp đào tạo (thiết bị dạy học), khắc phục tình trạng thiếu TBDH, tình trạng TBDH lạc hậu, lỗi thời không theo kịp bước tiến của khoa học công nghệ.

Tuy nhiên, để DoN sẵn sàng hỗ trợ máy móc, thiết bị sản xuất làm công cụ thực tập cho SV, rất cần có chính sách huy động CSVC, thiết bị nhà xưởng phục vụ cho LKĐT, và chính sách miễn trừ khoản thuế dạy nghề cho các DoN trên.

1.2.3.4. Liên kết đổi mi phương pháp dy, hc thc hành, thc tp

Khi mục tiêu, nội dung chương trình thay đổi, tất yếu phương pháp đào tạo, đặc biệt phương pháp dạy, học cũng thay đổi. Xét trên phương diện lý thuyết, phương pháp đào tạo là hình thức, cách thức hoạt động của trường CĐN và DoN trong những điều kiện xác định nhằm đạt mục tiêu đã định. Quán triệt nguyên tắc: đổi mới phương pháp dạy, học tăng cường phát triển NLTH thông qua thực hành, thực tập sản xuất.

GV trường CĐN kết hợp chặt chẽ với chuyên gia tay nghề cao của các DoN cùng tiến hành đổi mới hoạt động dạy.

Phương pháp dạy thay đổi, phương pháp học cũng thay đổi. “Người học là người thợ chính trong phương pháp học...” là một yếu tố trong bộ ba tương tác

Người học - Người dạy - Môi trường” [71; tr 259]. Do đó, người học phải chủ động, tích cực thực hiện vai trò người thợ chính. Phương pháp học nhấn mạnh quá trình hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.

LKĐT giữa nhà trường với DoN cho phép người học tiếp cận sự đa dạng trong phương pháp dạy lý thuyết tại nhà trường, thực hành tại DoN, tiếp cận những trải

nghiệm công việc thực tế ở DoN, phân tích, lựa chọn cách học hiệu quả, phát triển NLTH, học trong thực tế và từ thực tế.

1.2.3.5. Liên kết đổi mi phương pháp kim tra, đánh giá theo yêu cu DoN Kiểm tra, đánh giá không chỉ nhằm thẩm định chất lượng hoạt động LKĐT mà còn là sự kiểm nghiệm mức độ phù hợp của quá trình. Mục đích: Xem xét hoạt động của nhà trường và DoN có phù hợp với mục tiêu đã định hay không; Xem xét những ưu điểm, những hạn chế và nguyên nhân để kịp thời điều chỉnh; Đánh giá tình hình cụ thể và sự tương ứng với nguồn lực hiện tại; Phát hiện những nhân tố mới, khả năng tiềm tàng của tổ chức. Đổi mới nội dung kiểm tra, bổ sung tiêu chí đánh giá trên cơ sở yêu cầu công việc thực tế tại DoN.

Hình thức thực hiện: Trường CĐN và DoN cùng phối hợp kiểm tra, đánh giá, công nhận tốt nghiệp cho SV. Đặc biệt đối với công tác đánh giá tốt nghiệp, cần chú trọng đánh giá kỹ năng thực hành, tay nghề trong môi trường sản xuất thực tế qua hình thức tổ chức thi thực hành tại xưởng sản xuất của chính DoN. Hội đồng đánh giá gồm cán bộ GV nhà trường và CBKT (đủ phẩm chất, tiêu chuẩn) của DoN với tư cách là người sử dụng lao động cùng tham gia.

1.2.3.6. Liên kết đảm bo cht lượng đào to và vic làm cho sinh viên sau tt nghip

Chất lượng đào tạo hội tụ trong người lao động qua phẩm chất, nhân cách, năng lực hành nghề tương ứng với mục tiêu đào tạo, đặc biệt là năng lực làm việc tại các DoN, cơ quan, tổ chức. Chất lượng nhân lực phản ánh kết quả quá trình đào tạo đồng thời thể hiện khả năng hoạt động nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu việc làm.

Đảm bảo chất lượng nhân lực sau LKĐT cần xác định từ định hướng “kết quả đầu ra” trong quá trình đào tạo. Có nghĩa là: người học có thể làm được "một cái gì đó" và có khả năng làm tốt "cái gì đó" sau thời gian học. Yêu cầu này đòi hỏi người học phải được coi trọng và được coi là trung tâm điểm của hoạt động LKĐT. “Kết quả đầu ra” chủ yếu được xem xét dựa trên các yếu tố: Kết quả tốt nghiệp (output) và kết quả việc làm sau tốt nghiệp (Outcome).

Một phần của tài liệu Quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(244 trang)