Năng lực cạnh tranh và thực trạng nhân lực cao đẳng nghề ở Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực (Trang 89 - 93)

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO

2.2.5. Năng lực cạnh tranh và thực trạng nhân lực cao đẳng nghề ở Vĩnh Phúc

Năm 2012 và năm 2013 là hai năm chỉ số NLCT (PCI) của Vĩnh Phúc thấp hơn hẳn so với 5 năm trước đó. Tính trung bình trong 5 năm từ 2007 – 2011 chỉ số NLCT là 65.28/100. Do những tác động mạnh của kinh tế thị trường và những trở ngại từ địa phương, chỉ số NLCT đã giảm sâu (năm 2012: 55.15/100; năm 2013:

58.86/100). Với chỉ số năng lực như vậy, tuy được xác định là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế xếp thứ 3 trong cả nước, nhưng về xếp hạng PCI, Vĩnh Phúc chỉ đứng thứ 26/63 ở mức trung bình. Trước sự hạn chế trong NLCT, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành quyết định số 1897/QĐ-UBND ngày 24/7/2013 về Phê duyệt đề án cải thiện, nâng cao chỉ số NLCT của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 – 2015 [83]. Đề án đặc biệt quan tâm tới tiêu chí đào tạo lao động, phát triển nhân lực có chất lượng, có trình độ và coi đây là yếu tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy mức độ gia tăng chỉ số NLCT của tỉnh.

2.2.5.2. Thc trng nhân lc cao đẳng ngh Vĩnh Phúc a. Các trường cao đẳng nghề tại tỉnh Vĩnh Phúc

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 4 trường CĐN, chủ yếu tập trung ở khu vực thành phố, thị xã và khu vực đông dân cư. (Xem hình 2.1)

Hình 2.1: Bn đồ v trí các trường CĐN trên địa bàn tnh Vĩnh Phúc

Bốn trường CĐN trực thuộc bởi bốn cơ quan chủ quản khác nhau nhưng đều có chung đặc điểm: được thành lập và nâng cấp từ trường trung cấp hoặc trường công nhân từ những năm 2006, 2007. Do vậy, thời gian tiếp cận đào tạo trình độ CĐN ngắn, chưa có nhiều kinh nghiệm. Quy mô tuyển sinh hệ CĐN hạn chế (dao động từ 200 đến 800 sinh viên/năm). Phát triển theo xu hướng đào tạo đa ngành đa nghề.

Trường CĐN Việt Đức Vĩnh Phúc

Trường CĐN Việt

Xô số 1

Trường CĐN Cơ khí Nông nghiệp Trường CĐN số 2

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ CÁC TRƯỜNG CĐN Ở TỈNH

VĨNH PHÚC

CSVC, thiết bị thực hành, thực tập của các trường CĐN chưa tương xứng với sự phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Mỗi năm, mỗi trường CĐN Vĩnh Phúc cung cấp cho thị trường sức lao động từ 140 đến 700 nhân lực có trình độ CĐN. Ước tính, một năm 4 trường CĐN cung cấp khoảng 1.500 - 1700 cử nhân CĐN cho tỉnh nhưng hiện chưa có số liệu thống kê chính xác về số lượng cử nhân CĐN có việc làm đúng ngành nghề, đúng trình độ được đào tạo. Theo báo cáo của Sở LĐ-TB XH của tỉnh, về số lượng, bước đầu các trường CĐN đã đảm bảo; về chất lượng, cần được xem xét. “Đào tạo nghề chưa thực sự gắn với thị trường lao động chưa theo kịp nhu cầu của thị trường lao động, chưa gắn với cơ cấu ngành nghề” [83]. Một số trường CĐN chưa đủ khả năng điều chỉnh ngành nghề đáp ứng yêu cầu DoN. Trong khi một số nghề như:

hàn, điện, công nghệ thông tin, kế toán DoN… có số người đăng ký học khá đông nhưng một số khác như: mộc xây dựng, nghề nề lại rất khó tuyển sinh. Một số nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ, du lịch vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa thu hút được người học. Điều này đã dẫn đến một nghịch lý là: “Việc cần người, không tuyển được lao động. Người cần việc, không xin được việc làm”.

b. Thực trạng nhân lực cao đẳng nghề

Để khẳng định mức độ chất lượng nhân lực CĐN, tác giả luận án đã tiến hành khảo sát ba nhóm đối tượng: CBQL DoN có sử dụng nhân lực CĐN, CBQL trường CĐN và GV. Khảo sát được thực hiện trên tám nội dung năng lực (Kiến thức; Kỹ năng nghề; Thái độ, tác phong nghề nghiệp; Kỹ năng làm việc theo nhóm; Kỹ năng giao tiếp; Năng lực thu thập và xử lý thông tin; Khả năng thích ứng với sự thay đổi của công nghệ; Trình độ ngoại ngữ) được đánh giá, cho điểm theo mức độ tăng dần từ 1 đến 5. Kết quả được thể hiện cụ thể như sau (Chi tiết xem phụ lục PL2.1):

Nhìn chung, chất lượng nhân lực CĐN đạt nhưng ở mức thấp (2.6/5 điểm).

Đáng chú ý là nhận xét phía DoN. DoN thực sự lo ngại về kỹ năng tay nghề của SV.

Thậm chí, có tới 46% CBQL DoN nhận xét trình độ tay nghề của SV đã tốt nghiệp CĐN chỉ đạt mức 2 - mức ít chất lượng, 18% xác định ở mức 1 - mức không đạt chất lượng. Kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp cũng không được đánh giá cao.

Số SV đạt chất lượng, phù hợp với vị trí công việc quá mỏng. Đây cũng là một trong

các nguyên nhân khiến chất lượng nhân lực Vĩnh Phúc thấp, NLCT chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế. DoN Vĩnh Phúc chưa hài lòng về chất lượng nhân lực CĐN. (Xem hình 2.2)

1.8

16.8 14.5 16.1 18.8 23.1

6.8 21 23.7

33.3

23.1

33.9 29.6

29.9

24.2

43.3

22.3

32

32.4

36 37.2 28

51.7

29.3

42.8

15.4

18.1

14 14.4

16.5 12.3

3.8 12.6

2.5

11.9

2.5 3

0

0 0

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Mức 5 12.6 2.5 11.9 0 0 2.5 3 0

Mức 4 42.8 15.4 18.1 14 14.4 16.5 12.3 3.8

Mức 3 22.3 32 32.4 36 37.2 28 51.7 29.3

Mức 2 21 33.3 23.1 33.9 29.6 29.9 24.2 43.3

Mức 1 1.8 16.8 14.5 16.1 18.8 23.1 6.8 23.7

Kiến thức Kỹ năng

nghề Thái độ

Khả năng làm việc theo nhóm

Kỹ năng giao tiếp

Năng lực thu thập và

xử lý TT

Khả năng thích ứng

Trình độ ngoại ngữ

Hình 2.2: Tng hp ý kiến đánh giá v cht lượng nhân lc trình độ CĐN Theo kết quả đánh giá, 44% CBQL DoN vẫn lo ngại về thái độ SV. Hiện tượng SV thiếu trung thực, phát sinh lòng tham, chưa có tinh thần học hỏi, động lực phấn đấu hạn chế tuy không nhiều nhưng vẫn là những phản hồi để các trường CĐN cần quan tâm hơn nữa. Mặt khác, những đánh giá về kỹ năng tay nghề (2.2/5 điểm), kỹ năng làm việc theo nhóm (2.2/5 điểm), kỹ năng giao tiếp (2.3/5 điểm), khả năng thu nhận và xử lý thông tin (2.1/5 điểm) và trình độ ngoại ngữ (2.0/5 điểm) ở mức không đạt, đòi hỏi các trường CĐN cần nghiêm túc nhìn nhận lại nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo đã thực sự đáp ứng với yêu cầu của DoN hay chưa.

Dưới góc nhìn của DoN, chất lượng nhân lực CĐN còn nhiều lo ngại, nhưng DoN đã có những hoạt động nào cải thiện, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho SV.

Khảo sát về mức độ tham gia LKĐT giữa DoN với trường CĐN hé mở nhiều vấn đề.

2.3. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VỚI DOANH NGHIỆP Ở TỈNH VĨNH PHÚC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

Một phần của tài liệu Quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(244 trang)