Bài học đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực (Trang 77 - 80)

- Để phát triển dạy nghề và nâng cao chất lượng đào tạo, nhất thiết phải định hướng lựa chọn LKĐT giữa nhà trường với DoN.

- Nâng cao trách nhiệm của DoN trong việc kết hợp xác định mục tiêu, xây dựng nội dung chương trình, lập kế hoạch tham quan, thực hành, thực tập tại DoN..

- Huy động đội ngũ CBKT vững tay nghề của DoN tham gia giảng dạy thực hành, hướng dẫn thực tập.

- Có cơ chế, chính sách thúc đẩy DoN nhận thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ khi sử dụng lao động đã qua đào tạo, kết hợp cơ chế khuyến khích, động viên người học.

- Thay đổi tư duy về quản lý LKĐT, quan niệm về đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận án đã tổng quan các tài liệu, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về liên kết và quản lý LKĐT giữa nhà trường với DoN, trên cơ sở đó, luận án xây dựng khung lý luận về quản lý LKĐT giữa trường CĐN với DoN đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực, được cụ thể hóa qua:

- Cơ sở lý luận về LKĐT thông qua: hệ thống khái niệm liên quan đến LKĐT, nhân lực, phát triển nhân lực, nhân lực CĐN, DoN, đồng thời đề cập đến yêu cầu cấp thiết phải phát triển nhân lực CĐN, những nội dung, mô hình tổ chức LKĐT với DoN, khả năng ứng dụng của mô hình CIPO trong LKĐT, và nguyên tắc thiết lập hoạt động LKĐT.

- Cơ sở lý luận về quản lý LKĐT được hình thành từ khái niệm quản lý LKĐT, điều kiện thực hiện, các mô hình, yếu tố ảnh hưởng đến quản lý. Đồng thời luận án tiếp cận quản lý LKĐT theo mô hình CIPO. Đây là vấn đề cốt lõi, trọng tâm của luận án. Để tăng tính khoa học, lôgic, luận án đã so sánh mối quan hệ giữa LKĐT và quản lý LKĐT theo bốn thành tố của mô hình CIPO (C - context (Bối cảnh); I - input (Đầu vào); P - process (Quá trình); O - outcome (Kết quả đầu ra), làm tiền đề khai triển hoạt động khảo sát thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý LKĐT giữa trường CĐN với DoN ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực.

- Luận án đã chỉ ra bài học đối với Việt Nam từ kinh nghiệm LKĐT và quản lý LKĐT của một số quốc gia trên thế giới.

Qua khung lý luận được xây dựng chương 1, tác giả luận án cho rằng:

- LKĐT giữa nhà trường với DoN là tất yếu khách quan, hợp xu thế phát triển nhân lực. Tuy nhiên, vấn đề cơ sở lý luận của LKĐT và quản lý LKĐT giữa trường CĐN với DoN, những nhân tố ảnh hưởng, những điều kiện thiết lập và nguyên tắc đảm bảo LKĐT hiệu quả chưa được nghiên cứu đầy đủ, hệ thống. Mô hình quản lý

LKĐT chưa được quan tâm đúng mức. Với quan niệm mọi vật, mọi hiện tượng đều có quá trình vận động, phát triển và kết thúc, LKĐT và quản lý LKĐT cũng cần được xem xét dựa trên quá trình từ đầu vào đến kết quả đầu ra có tính tới tác động từ môi trường ngoại cảnh. Đây chính là tinh thần của CIPO - mô hình được UNESCO đề xướng năm 2000 và cũng là cách tiếp cận tìm hiểu, lý giải vấn đề mà luận án lựa chọn.

- Về bản chất, mô hình CIPO hoạt động dựa trên 4 thành tố: Việc tiếp cận mô hình CIPO trong quản lý LKĐT sẽ là một trong những hướng đi hiệu quả, thúc đẩy mối liên kết giữa trường CĐN với DoN phát triển bền vững, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực cho đất nước. Điều tiết tác động của bối cảnh; quản lý khuyến khích đầu vào; quản lý, thúc đẩy quá trình; quản lý, giám sát kết quả đầu ra. Chu trình quản lý bốn thành tố trên được kết hợp qua bốn chức năng cơ bản của quản lý cho phép hoạt động quản lý LKĐT diễn ra đúng hướng, mang lại hiệu quả đích thực, gia tăng NLCT cho các bên tham gia.

- Về chất lượng nhân lực CĐN, để đáp ứng yêu cầu DoN, cần đảm bảo: kiến thức, kỹ năng nghề, thái độ và kỹ năng mềm tương đương với trình độ được đào tạo.

Mặt khác, để thực hiện được lý thuyết về quản lý LKĐT, nhất thiết phải bắt đầu từ quan hệ liên kết với mục tiêu chung là lợi ích. Lợi ích phía nhà trường là chất lượng, hiệu quả đào tạo, là khả năng cạnh tranh thương hiệu. Lợi ích phía DoN là lợi nhuận, là tư bản. Do vậy, khi thiết lập quan hệ liên kết và quản lý LKĐT cần tôn trọng nguyên tắc: Tự nguyện; Cân bằng về lợi ích; Liên kết có điều kiện; Trách nhiệm xã hội của DoN; Nguyên tắc thích ứng nhanh, kết hợp với quản lý LKĐT theo mô hình CIPO đã tạo cơ sở khoa học vững chắc cho nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp của đề tài luận án.

Chương 2

Một phần của tài liệu Quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(244 trang)