Khảo nghiệm mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực (Trang 166 - 172)

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO

3.5.1. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp

Khảo nghiệm nhằm tham khảo ý kiến của các Trường CĐN, các DoN có sử dụng lao động là SV tốt nghiệp các Trường CĐN được khảo sát, nhằm đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất.

3.5.1.2. Ni dung kho nghim

Để kiểm chứng mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý LKĐT qua hai nhóm nghề điện - điện tử và cơ khí trong nền kinh tế thị trường giữa trường CĐN với DoN, tác giả luận án đã tham khảo ý kiến của các nhóm đối tượng:

- Nhóm CBQL nhà trường : 120

- Nhóm Giảng viên : 240

- Nhóm sinh viên CĐN : 1.200

- Nhóm CBQL doanh nghiệp : 150

- Nhóm người lao động có trình độ CĐN : 720 3.5.1.3. Hình thc kho nghim

Tác giả luận án đã tiến hành thăm dò ý kiến từ các nhóm đối tượng qua hình thức phiếu hỏi về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp. Các ý kiến đánh giá bằng cách cho điểm theo thang điểm được chia theo các mức độ từ 1 đến 5.

Mức độ cần thiết của các biện pháp được đánh giá theo cấp độ tăng dần, trong đó: 1 là mức thấp nhất - hoàn toàn không cần thiết; 2- Ít cần thiết; 3– tương đối cần thiết;

4- cần thiết; 5- rất cần thiết. Mức độ khả thi được đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 5: 1- Không khả thi; 2- Ít khả thi; 3- Tương đối khả thi; 4- Khả thi; 5- Rất khả thi.

3.5.1.4. Kết qu kho nghim

Tác giả luận án đã nhận đủ 2.430 phiếu trả lời. Số lượng phiếu thu về được xử lý theo bội số của 3 (tức là các phiếu được đánh số từ 1 đến hết theo từng nhóm đối tượng và những phiếu có số 1, 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21, 24, 27, 30, ... được xử lý).

Kết quả sau khi xử lý số liệu, được thể hiện ở phụ lục PL2.9 và PL2.10 Bng 3.6: Kết qu kho nghim tính cn thiết và kh thi ca các gii pháp TT Nhóm

biện pháp Biện pháp được khảo nghiệm Điểm trung bình chung Mức độ

cần thiết Mức độ khả thi 1 Nhóm bin

pháp tin đề cho qun lý LK ĐT

BP 1 Lựa chọn mô hình quản lý LKĐT. 4.5 4.2 BP 2 Thống nhất các tiêu chí phân định trách

nhiệm trong LKĐT và quản lý LKĐT giữa nhà trường với DoN.

4.5 4.1

2 Nhóm bin pháp qun lý “đầu vào”

BP 3 Quản lý liên kết xây dựng chương trình đào tạo.

4.5 4.2 BP 4 Quản lý liên kết xây dựng hệ thống

thông tin tuyển sinh và cung ứng nhân lực.

4.8 4.3

3 Nhóm bin pháp qun lý “quá trình”

BP 5 Quản lý liên kết đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của doanh nghiệp

4.5 4.2 BP 6 Quản lý liên kết đổi mới kiểm tra, đánh

giá quá trình dạy học

4.4 4.0

4 Nhóm bin pháp qun lý “đầu ra”

BP 7 Quản lý liên kết đánh giá kết quả tốt nghiệp theo chuẩn đầu ra.

4.4 4.1 BP 8 Quản lý liên kết tư vấn nghề nghiệp và

tiếp nhận thông tin về sinh viên sau tốt nghiệp

4.7 4.1

5

Nhóm bin pháp điu tiết tác động ca bi cnh

BP 9 Chính sách đề cao trách nhiệm của doanh nghiệp và các chính sách liên quan tới thúc đẩy hoạt động liên kết đào tạo

4.5 3.9

BP 10

Sử dụng nhân lực sau tốt nghiệp. 4.9 3.9 BP

11

Tăng cường hoạt động liên kết dự báo nhu cầu ngành nghề và nhân lực

4.6 4.1

3.5.1.5. Phân tích, đánh giá kết qu kho nghim a. Mức độ cần thiết của các biện pháp

Số liệu ở phụ lục PL2.9 và bảng 3.2 khẳng định những biện pháp đề xuất hoàn toàn cần thiết. Điểm trung bình cộng của các biện pháp ở mức cao (4.57/5 điểm). Đáng chú ý là biện pháp “Sử dụng nhân lực sau tốt nghiệp” được các nhóm đối tượng thống nhất đánh giá là cần thiết nhất với mức điểm gần tuyệt đối: 4.9/5 điểm.

(Xem hình 3.6).

87.5 86.3 90 80

92.1

18 5 13.8 7.3

0% 12.5 20%

40%

60%

80%

100%

Mức 5 87.5 86.3 90 80 92.1

Mức 4 12.5 13.8 7.3 18 5

Mức 3 0 0 2.8 2 2.9

Mức 2 0 0 0 0 0

Mức 1 0 0 0 0 0

CBQL trường GV SV CBQL DoN Người LĐ

Hình 3.6: Đánh giá mc độ cn thiết ca bin pháp s dng nhân lc sau tt nghip Đối tượng SV và người LĐ đánh giá cao sự cần thiết của biện pháp bởi lẽ đơn giản, việc làm đúng trình độ, đúng ngành nghề và mức lương thoả đáng, môi trường làm việc tích cực là niềm ao ước, là mục tiêu hướng đến của mọi đối tượng

học nghề. Do vậy, nếu biện pháp sử dụng nguồn nhân lực được thể nghiệm trong thực tiễn sẽ mang lại những hiệu ứng tích cực cho hoạt động LKĐT tại Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay. Tương tự, biện pháp “Quản lý liên kết xây dựng hệ thống thông tin tuyển sinh và cung ứng nhân lực” thu hút được sự quan tâm và ý kiến đồng thuận của mọi đối tượng tham gia khảo sát. 97.5% đối tượng khẳng định tính cần thiết của biện pháp, trong đó có tới 85.7% cho rằng rất cần thiết. Biện pháp “Quản lý liên kết tư vấn nghề nghiệp và tiếp nhận thông tin về sinh viên sau tốt nghiệp” cũng được thừa nhận qua kết quả: 4.7/5 điểm. Cụ thể, (xem hình 3.7):

0 0 0 0 0

0 0 0.3 0 0

2.5 5 10 7.1

22.5 16.3 18.8

34

15

75 78.8 74.5

56

77.9

0% 6.5 10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Mức 5 75 78.8 74.5 56 77.9

Mức 4 22.5 16.3 18.8 34 15

Mức 3 2.5 5 6.5 10 7.1

Mức 2 0 0 0.3 0 0

Mức 1 0 0 0 0 0

CBQL trường GV SV CBQL DoN Người LĐ

Hình 3.7: Mc độ cn thiết ca bin pháp “Qun lý liên kết tư vn ngh nghip và tiếp nhn thông tin v sinh viên sau tt nghip”

Các biện pháp 1, 2, 3, 5, 9, 11 cũng có số điểm đánh giá cao 4.5/5 điểm.

Riêng biện pháp “Quản lý liên kết kiểm tra, đánh giá quá trình dạy học” và biện pháp

“Quản lý liên kết đánh giá kết quả tốt nghiệp theo chuẩn đầu ra” có mức điểm đánh giá thấp hơn (4.4/5 điểm). Nguyên nhân, một bộ phận nhỏ SV, người LĐ tư duy quá “thực tế” thiên về cơ chế thị trường.

b. Mức độ khả thi của các biện pháp

Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp đã đề xuất, các nhóm đối tượng được khảo sát thống nhất nhận định qua điểm đánh giá chung 4.1/5 điểm. Cụ thể xem phụ lục PL2.10 và bảng 3.6.

Mức độ khả thi của các biện pháp được khẳng định song mức độ điểm có nhiều chênh lệch so với điểm đánh giá về tính cần thiết. Theo các đối tượng được khảo sát, biện pháp 1, 2, 3 là những biện pháp có tính khả thi cao nhất (4.2/5 điểm).

Biện pháp 6, 7, tuy được đánh giá rất cần thiết song lại có mức điểm khả thi thấp hơn cả (3.9/5 điểm). Dường như là một nghịch lý trong khi 100% CBQL các trường CĐN đều thống nhất cần thiết phải có biện pháp “Sử dụng nhân lực sau tốt nghiệp” với quan điểm: tiêu chí việc làm, mức thu nhập ổn định ngay sau tốt nghiệp là động lực khích lệ người học, là vị thế của nhà trường. Nhưng cần thiết chưa đồng nghĩa với khả thi. Nhiều CBQL trường CĐN còn nghi ngại: Làm thế nào để biện pháp đi vào hiện thực. Lời giải không phụ thuộc hoàn toàn phía nhà trường. Cần có chính sách sử dụng nhân lực hợp lý thông qua con đường liên kết chặt với DoN và sự quan tâm sâu sát của các cấp, ngành. Tuy nhiên, dưới tác động của nhiều nhân tố, biện pháp này hiện đang đối mặt với nhiều rào cản khiến nhận định về mức độ khả thi không cao. Có tới 15% CBQL nghi ngờ mức độ khả thi của biện pháp. Đối lập với 67.5% CBQL đánh giá cao tính khả thi của biện pháp. Mâu thuẫn trên chủ yếu xuất phát từ nhóm CBQL cấp khoa ít tiếp cận hoạt động LKĐT với DoN. (Xem hình 3.8).

5 3.8 4 0 5

10 10 11.8

6 7.9

17.5 11.3 17.3

20 17.5

32.5

30 31 44 39.6

35 45 36 30 30

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Mức 5 35 45 36 30 30

Mức 4 32.5 30 31 44 39.6

Mức 3 17.5 11.3 17.3 20 17.5

Mức 2 10 10 11.8 6 7.9

Mức 1 5 3.8 4 0 5

CBQL trường GV SV CBQL DoN Người LĐ

Hình 3.8: Đánh giá v tính kh thi ca bin pháp “S dng nhân lc sau tt nghip”

Biện pháp 9: “Chính sách đề cao trách nhiệm của doanh nghiệp và các chính sách liên quan tới thúc đẩy hoạt động liên kết đào tạo” là biện pháp rất cần thiết trong

giai đoạn hiện nay nhưng cũng là biện pháp có mức độ khả thi thấp hơn cả. 62.5%

đối tượng tin tưởng khả năng đi vào hiện thực của biện pháp. 37.5% phân vân liệu rằng nhà nước và các cơ quan chức năng có đủ quyết tâm ban hành chính sách thúc đẩy, đề cao trách nhiệm DoN hay không. Đặc biệt ở nhóm đối tượng CBQL DoN, nhìn chung, khối DoN không mặn mà với biện pháp này. Lý do có nhiều nhưng tựu trung là những khó khăn về tài chính, về kinh doanh, về quy mô DoN. 18% giữ ý kiến trung lập về mức độ khả thi của biện pháp, tức là, dừng ở mức 3: mức bình thường. 16% tuyên bố biện pháp không có tính khả thi với rất nhiều lý do xuất phát từ sự cảm nhận về những khó khăn của thực tiễn trong bối cảnh kinh tế bất ổn hiện nay. Tuy vậy, vẫn có tới 66% CBQL DoN lại rất tin tưởng vào tính khả thi của biện pháp. Theo họ, chỉ cần các chính sách thúc đẩy, đề cao trách nhiệm đủ phù hợp với điều kiện thực tế của DoN thì sẽ không gặp khó khăn trong quá trình thực hiện.

Thậm chí, một bộ phận CBQL DoN nhất trí cao, cần phải có chính sách để tạo sự công bằng giữa các DoN với nhau về vấn đề sử dụng nhân lực đã qua đào tạo. Dù còn nhiều nghi ngại, nhưng điểm đánh giá trung bình đạt mức 3.9/5 điểm – Có tính khả thi. (Xem hình 3.9)

0 1.3 5.3 6 5.4

17.5 6.3 10.3 10 10.8

20

17.5

18.8 18 12.9

30

33.8

32.3 34 39.6

32.5 41.3 33.5 32 31.3

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Mức 5 32.5 41.3 33.5 32 31.3

Mức 4 30 33.8 32.3 34 39.6

Mức 3 20 17.5 18.8 18 12.9

Mức 2 17.5 6.3 10.3 10 10.8

Mức 1 0 1.3 5.3 6 5.4

CBQL trường GV SV CBQL DoN Người LĐ

Hình 3.9: Đánh giá tính kh thi ca bin pháp “Chính sách đề cao trách nhim ca doanh nghip và các chính sách liên quan ti thúc đẩy hot động LKĐT”

Biện pháp 5: “ Quản lý liên kết tư vấn nghề nghiệp và tiếp nhận thông tin sinh viên sau tốt nghiệp” là biện pháp được đánh giá rất cần thiết và có tính khả thi.

77.5% đối tượng được trưng cầu ý kiến khẳng định biện pháp có tính khả thi cao.

17.5% đối tượng nghi ngại khả năng thực hiện sẽ vấp phải những khó khăn do khách quan đem lại. Lường trước vấn đề này, một số CBQL đã từng thực hiện công việc điều tra “Theo dấu vết sinh viên” năm 2006 tại trường CĐN Việt Xô đã gợi ý những điều kiện đảm bảo hoạt động diễn ra đều đặn và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực (Trang 166 - 172)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(244 trang)