Nhóm biện pháp quản lý “quá trình” trong liên kết đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực (Trang 150 - 156)

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO

3.3.3. Nhóm biện pháp quản lý “quá trình” trong liên kết đào tạo

3.3.3.1. Qun lý liên kết đổi mi phương pháp dy, hc theo yêu cu ca doanh nghip

a. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

- Đáp ứng được các hoạt động (nhiệm vụ, công việc) trong nghề theo tiêu chuẩn đặt ra. Tăng hiệu quả đào tạo, khẳng định vị trí, thương hiệu nhà trường.

- Giúp người học nhanh chóng hòa nhập thực tế sản xuất, có năng lực đáp ứng với các tiêu chuẩn của DoN, rút ngắn thời gian đào tạo. Tăng tính tự tin của bản thân trước các cơ hội việc làm, có thể tự lựa chọn vị trí công việc phù hợp nhu cầu cá nhân.

- DoN có cơ hội tuyển chọn người lao động đáp ứng ngay hoạt động sản xuất, tiết kiệm thời gian, chi phí đào tạo lại.

b. Nội dung biện pháp: Quản lý LKĐT theo yêu cầu DoN bao gồm: quản lý hoạt động giảng dạy theo yêu cầu DoN và quản lý hoạt động học theo yêu cầu DoN.

- Quản lý hoạt động liên kết giảng dạy bao gồm quản lý các nội dung: Chuẩn bị lên lớp; Thực hiện giảng dạy trên lớp; Tổ chức, hướng dẫn SV thực hành cơ bản tại xưởng trường, phòng thí nghiệm, thực tập nghề nghiệp; Thực tập sản xuất; Đánh giá kết quả học tập...

- Quản lý hoạt động học tập của SV là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của SV trong quá trình đào tạo. Do đặc điểm của mô hình LKĐT, nhà trường và DoN cần xác định rõ:

+ Môi trường học tập của SV: Nhà trường và CSSX tại DoN

+ Phương pháp học tập: Học trong thực tế sản xuất, có sự trợ giúp của người hướng dẫn là công nhân kỹ thuật tay nghề cao của DoN.

+ Nội dung học tập: Dựa vào NLTH.

+ Thời gian học tập: phụ thuộc vào khả năng và nhịp độ của mỗi cá nhân nên thời gian kết thúc khoá học không được định sẵn.

+ Tài liệu học tập: được thiết kế theo từng module, có mô tả chi tiết mục tiêu hướng đến, phương tiện, thiết bị cần thiết phục vụ hoạt động học.

Do vậy, khi tiến hành hoạt động quản lý, cần chú trọng các nội dung: Quản lý hoạt động học tập, rèn luyện trong giờ học lý thuyết trên lớp, trong giờ học thực hành cơ bản ở phòng thí nghiệm, xưởng trường hoặc trong giờ học thực hành, thực tập tại CSSX; Quản lý hoạt động học tập và rèn luyện trong các buổi tham quan thực tế tại DoN hay các giờ học ngoại khoá, giờ tự học, lao động sản xuất và các hoạt động xã hội, đoàn thể...

c. Tổ chức thực hiện biện pháp

- Đối với quản lý hoạt động liên kết giảng dạy: Nhà trường kết hợp với DoN xác định yêu cầu cần đạt; Quản lý hoạt động phân tích nghề theo bảng phân tích công việc. Trong đó, phía DoN cung cấp các thông tin như: tiêu chuẩn thực hiện, dụng cụ, thiết bị, vật liệu, quy định, cách xử lý những sai hỏng thường gặp và tiêu chuẩn an toàn. Đây là những kỹ năng cần thực hiện (kỹ năng này thuộc về kỹ năng sử dụng công cụ, máy móc thiết bị để thực hiện các nhiệm vụ sản xuất). Phía nhà trường, tổng hợp thông tin phân tích nghề, thiết kế bài học cụ thể xác định rõ các bước và tiêu

chuẩn thực hiện, các điều kiện trang thiết bị, dụng cụ cần thiết, xác định được những hoạt động SV cần tiến hành để hoàn thành việc giải quyết tình huống học tập, hình thành khái niệm, kỹ năng gắn với năng lực giải quyết công việc; Tổ chức chỉ đạo hoạt động dạy học dựa trên các nội dung: chuẩn bị, thực hiện giảng dạy, tổ chức, hướng dẫn học viên thực hành, thực tập nghề nghiệp, đánh giá kết quả...

+ Bước 1: Quản lý hoạt động chuẩn bị của GV: Chuẩn bị bài giảng: Định hướng soạn giảng theo phương pháp tích hợp, có nghĩa là, mỗi một bài học khi được thiết kế phải đảm bảo các yếu tố đặc trưng: Khả năng thực hiện công việc hoặc phần công việc chuyên môn mới; Kiến thức mới được tiếp thu; Kỹ năng mới được hình thành (kỹ năng trí tuệ hoặc kỹ năng lao động chân tay); Chuẩn bị phương tiện dạy học:

Tính hiệu quả của bài giảng được khẳng định thông qua việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết hỗ trợ hoạt động dạy như phương tiện máy móc, thiết bị, dụng cụ thực hành, thực tập; Kế hoạch, lịch trình giảng dạy.

+ Bước 2: Quản lý hoạt động thực hiện giảng dạy: Được đánh giá qua các tiêu chí: Mức độ hoàn thành khối lượng được giao; Bài giảng đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra. (Để xác định chính xác, khoa chuyên môn, kết hợp với chuyên gia phía DoN có kế hoạch kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất để đánh giá đúng chất lượng giảng dạy của GV, có phiếu nhận xét, đánh giá cụ thể); Tinh thần tham gia hội thi giáo viên giỏi tay nghề do các cấp tổ chức; Ý kiến phản hồi của SV vể chất lượng giảng dạy, tinh thần, thái độ và cách ứng xử của GV thông qua các mẫu phiếu thăm dò được thiết kế sẵn hoặc qua hình thức đối thoại trực tiếp; Mức độ tham gia hoạt động cải tiến, sáng kiến trong giảng dạy như: phong trào tự làm đồ dùng thực hành, đổi mới phương pháp giảng dạy, cách thức thực hành, thực tập.

• Quản lý hoạt động tổ chức hướng dẫn học sinh thực hành, thực tập. Gồm hai nội dung: Quản lý hoạt động hướng dẫn học sinh thực hành tại xưởng trường: Các khoa chuyên môn có trách nhiệm lên kế hoạch kiểm tra hoạt động giảng dạy thực tế của GV trên các phương diện: Đảm bảo thời lượng thực hành; Đủ nguyên vật liệu, dụng cụ thực hành; Chất lượng giờ thực hành được đánh giá thông qua sản phẩm của SV. Trong giờ thực hành, GV phải giữ đúng vị trí là người hướng dẫn; Quản lý hoạt động hướng dẫn học sinh thực hành, thực tập tại DoN: DoN là chủ thể thích hợp cho

hoạt động này. Do vậy, DoN có trách nhiệm tuyển chọn cán bộ kỹ thuật hoặc công nhân tay nghề cao đang làm việc tại DoN có nhiệm vụ hướng dẫn SV thực hành, thực tập. Giao quyết định nhóm hướng dẫn, nhiệm vụ, trách nhiệm và những quyền hạn, quyền lợi được hưởng. Nhóm hướng dẫn kết hợp với GV nhà trường quản lý hiệu quả giờ thực tập. Bộ phận liên kết giữa nhà trường với DoN lên kế hoạch kiểm tra tiến độ thực hành, thực tập của SV. Phát phiếu thăm dò cho SV về mức độ thực tập tại DoN.

Nhân lực trực tiếp tham gia hoạt động giảng dạy là GV trường CĐN và CBKT phía DoN. Điều kiện lý tưởng để thực hiện giảng dạy tích hợp (tuỳ theo từng nghề cụ thể) là môi trường sản xuất thực tế, trong đó GV và CBKT cùng phối hợp giảng dạy.

GV đảm nhận phần lý thuyết và THCB, CBKT hướng dẫn TTSX.

- Đối với hoạt động học: Trong quá trình quản lý hoạt động học theo yêu cầu DoN, các chủ thể quản lý cần theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo thực hiện, hướng dẫn, phát hiện các biểu hiện tích cực, tiêu cực kịp thời khắc phục, điều chỉnh hướng SV đạt kết quả tốt nhất trong học tập.

+ Bước 1: Tổ chức thu thập thông tin cơ bản của SV về các phương diện: trình độ, năng lực cá nhân, đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh gia đình...

+ Bước 2: Hướng dẫn SV lựa chọn, đăng ký môn học theo từng môđun. Tổ chức cho SV xây dựng kế hoạch phấn đấu cho bản thân trong suốt quá trình học. Đề cao ý thức trách nhiệm với hoạt động học tập của SV.

+ Bước 3: Quản lý hoạt động học tập thông qua: Quản lý thời gian học tập. SV có thể chủ động việc học tuỳ thuộc vào khả năng cá nhân, do vậy, SV có thể học và hoàn thành quá trình học tập theo các thời điểm khác nhau; Quản lý chất lượng học tập: Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý, phần mềm này liên tục được cập nhật đảm bảo mỗi SV có được thông tin phản hồi về quá trình học tập của mình nhanh và chính xác. Dựa trên kết quả đánh giá, SV kịp thời điều chỉnh, gia tăng nhịp độ học tập;

Quản lý các thành tố nội dung của hoạt động học tập: Hoạt động học tập trong giờ lý thuyết, giờ thực hành tại nhà trường; Hoạt động thực hành, thực tập tại DoN; Các hoạt động ngoại khoá trong và ngoài nhà trường.

+ Bước 4: Phân định rõ trách nhiệm và hoạt động của chủ thể quản lý. Ví dụ:

GV, CBKT có trách nhiệm quản lý trực tiếp các hoạt động trong giờ học, hướng dẫn

SV thực hiện hoạt động học hiệu quả. Cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý SV cần thực hiện những bước điều tra ban đầu về trình độ, khả năng, hoàn cảnh của SV khi mới bắt đầu khoá học. Hướng dẫn SV đăng ký các danh hiệu thi đua, tổ chức bình xét kết quả học tập, rèn luyện theo kỳ học, năm học; Phối hợp với các chủ thể quản lý khác cùng theo dõi, động viên, khuyến khích, giáo dục SV, cuốn hút SV tham gia tích cực, tự giác vào các hoạt động phát triển quan hệ liên kết giữa nhà trường với DoN.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Nâng cao nhận thức của GV và SV về những thay đổi về phương pháp dạy, phương pháp học đáp ứng yêu cầu nhân lực của DoN.

- Bồi dưỡng kiến thức thực tiễn nghề nghiệp cho đội ngũ GV bằng các hoạt động tham quan, học tập tại DoN, hoặc tham gia các lớp tập huấn, các lớp học nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề. Đặc biệt, nên thực hiện chương trình trao đổi nhân lực.

Quy định thời gian GV phải tham gia sản xuất trong năm.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thường xuyên. Có cơ chế khen thưởng.

3.3.3.2. Qun lý liên kết đổi mi kim tra, đánh giá quá trình dy hc a. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Xác định mức độ năng lực của người học đã có ở giai đoạn bắt đầu quá trình LKĐT. Đối chiếu theo yêu cầu kiến thức, kỹ năng, thái độ của chương trình kịp thời thông báo diễn biến quá trình nhận thức của người học. Thúc đẩy, cải tiến hoạt động dạy học đồng thời xác nhận năng lực đạt được của học viên. Phát hiện nguyên nhân những sai lệch và kịp thời điều chỉnh.

b. Nội dung biện pháp

Kiểm tra – đánh giá có một tầm quan trọng đặc biệt nhằm đo lường, xác định và đánh giá kết quả học tập. Đây là khâu cuối cùng trong mọi quá trình dạy học ứng với bài học, môđun, hoặc toàn khoá học. Thông thường, người ta tiến hành kiểm tra đánh giá một cách thường xuyên ở từng đơn vị nội dung học tập, từng bài học, từng môđun” [71, tr 279]. Việc kiểm tra – đánh giá nhằm đo lường, xác định, đánh giá chất lượng “sản phẩm”, cho biết năng lực thực tế của người học có thể đáp ứng với tiêu chuẩn kỹ năng tối thiểu ở từng đơn vị bài học hay không.

Trong LKĐT, trường CĐN và DoN có thể lựa chọn một trong số các hình thức kiểm tra - đánh giá thường xuyên sau: Kiểm tra đánh giá hình thành (Formative Assessment); Kiểm tra – đánh giá tổng kết (Summative Assessment); Kiểm tra - đánh giá đối chiếu hay theo chuẩn tương đối (Norm Referenced Assessment); Kiểm tra – đánh giá theo tiêu chí (Criterion Referenced Assessment). Tuy nhiên cần xác định rõ, kiến thức - kỹ năng – thái độ là các tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng “sản phẩm”

đào tạo. Kiểm tra - đánh giá theo yêu cầu của DoN cho phép xác định mức độ thực hiện theo các tiêu chí đã được xác định trước theo nhu cầu của DoN, đánh giá theo năng lực yêu cầu. Do vậy, kiểm tra – đánh giá giữ vị trí quan trọng trong cả quá trình, cho phép chủ thể quản lý liên tục theo dõi đánh giá kết quả của người học thậm chí đánh giá được cả sự xúc cảm, tình cảm của người học trong công việc.

c. Tổ chức thực hiện biện pháp

- Bước 1: Xác định tiêu chí đánh giá và các điều kiện đánh giá trong chương trình đào tạo. Thiết lập phương pháp và công cụ đánh giá, cần thiết tiến hành thử nghiệm quá trình đánh giá.

- Bước 2: Thông báo cho SV biết trước nguyên tắc kiểm tra - đánh giá, các hình thức kiểm tra - đánh giá và các chỉ số đánh giá.

- Bước 3: Tổ chức kiểm tra - đánh giá

+ Đối với phần kiểm tra - đánh giá kiến thức có thể thực hiện theo quy trình:

Xác định mục tiêu, nội dung kiểm tra – đánh giá -> lựa chọn hình thức kiểm tra phù hợp -> xây dựng các câu hỏi kiểm tra -> phân tích câu hỏi -> chọn cách chấm, cho điểm -> phân tích thống kê số liệu kết quả -> Đánh giá câu hỏi -> chuẩn hoá, công bố kết quả -> đối chiếu kết quả với tiêu chí đã định. Lưu ý: câu hỏi kiểm tra kiến thức phải đánh giá được năng lực người học sau quá trình học tập.

+ Đối với phần kiểm tra kỹ năng, quy trình đánh giá được thực hiện như sau:

Xây dựng được tiêu chuẩn kỹ năng cần đánh giá -> Xác định phương tiện, máy móc, công cụ, vật liệu để thực hiện các công việc của nghề -> Mô tả chi tiết các tiêu chí cần đạt khi thực hiện các bước công việc về quy trình kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, thái độ nghề nghiệp, an toàn lao động, thời gian thực hiện -> Ghi chép quá trình thực hiện

thông qua bảng, phiếu đánh giá -> Đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu chí kỹ thuật, thời gian -> Tổng hợp và thông báo kết quả.

Sau khi đánh giá quá trình đào tạo theo chuẩn đầu ra đáp ứng yêu cầu DoN cần rút kinh nghiệm để hoạt động LKĐT sau sẽ được thực hiện tốt hơn.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả theo các tiêu chí cụ thể.

- Thống nhất tiêu chí đánh giá.

- Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá. Tổ chức đánh giá trên nguyên tắc khách quan, công bằng, có sự tham gia phía DoN.

Một phần của tài liệu Quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực (Trang 150 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(244 trang)