Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
3.5.2. Thử nghiệm một số biện pháp
Thử nghiệm nhằm kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của một số biện pháp đã được đề xuất với mục đích tăng hiệu quả quản lý LKĐT giữa trường CĐN với DoN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Thông qua kết quả thử nghiệm, góp phần khẳng định tính đúng đắn của những giả thuyết khoa học đồng thời tìm kiếm bài học kinh nghiệm từ trong thực tế, hoàn thiện các biện pháp quản lý LKĐT với DoN - một vấn đề nóng trong ĐTN hiện nay.
3.5.2.2. Nội dung thử nghiệm
Luận án đề xuất 11 biện pháp quản lý LKĐT giữa trường CĐN với DoN theo mô hình CIPO song do điều kiện thực tiễn khác biệt tại các DoN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trong phạm vi, điều kiện luận án, tác giả luận án lựa chọn thử nghiệm 02 biện pháp đã đề xuất.
- Quản lý liên kết xây dựng hệ thống thông tin tuyển sinh và cung ứng nhân lực (Thuộc nhóm biện pháp quản lý đầu vào).
- Quản lý liên kết tổ chức hoạt động thực tập nghề tại DoN – một nội dung của biện pháp “Quản lý liên kết đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của doanh nghiệp” (Thuộc nhóm biện pháp quản lý quá trình).
3.5.2.3. Giới hạn thử nghiệm
- Giới hạn về thời gian và địa điểm thử nghiệm
+ Thời gian thử nghiệm: được tiến hành từ tháng 2/2012 đến hết tháng 12 năm 2013 và được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: Từ tháng 2 năm 2012 đến tháng 4 năm 2012. Giai đoạn 2: Từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013.
+ Địa điểm thử nghiệm: Trường CĐN Cơ khí Nông nghiệp thuộc bộ Nông nghiệp và PTNT, Công ty TNHH Công nghiệp chính xác Việt nam 1.
3.5.2.4. Tổ chức thử nghiệm
a. Biện pháp 1: Quản lý liên kết xây dựng hệ thống thông tin tuyển sinh và cung ứng nhân lực
Đây là một trong những biện pháp thuộc nhóm biện pháp quản lý “đầu vào”
trong LKĐT và được thử nghiệm tại trường CĐN Cơ khí Nông nghiệp. Quy trình thử nghiệm được chia thành các bước:
Bước 1: Thành lập bộ phận xây dựng hệ thống thông tin tuyển sinh, dịch vụ việc làm trực thuộc trung tâm tư vấn tuyển sinh và dịch vụ việc làm.
+ Tên gọi: Tổ thông tin tuyển sinh và dịch vụ việc làm
+ Nhân sự: gồm 03 người chuyên trách trong đó có 01 phụ trách.
+ Thời gian hoạt động: Từ tháng 2 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012 Bước 2: Tổ chức hoạt động
Tổ thông tin dịch vụ việc làm chịu sự quản lý trực tiếp của Trung tâm tư vấn tuyển sinh và dịch vụ việc làm, đảm nhiệm mọi hoạt động liên quan đến nhu cầu việc làm cho SV đáp ứng yêu cầu DoN, thực hiện nhiệm vụ kết nối giữa nhà trường với DoN. Cụ thể: Tổ thông tin dịch vụ việc làm có trách nhiệm khai thác, cung cấp thông tin về khả năng cung ứng nhân lực trình độ CĐN thuộc các ngành nghề nhà trường đào tạo; Trao đổi thông tin với DoN tìm hiểu nhu cầu việc làm, nhu cầu nhân lực các cấp trình độ; Đề xuất thay đổi nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy theo hướng đáp ứng nhu cầu DoN; Lập kế hoạch cung ứng lao động cho các DoN theo từng năm. Tổng hợp dự kiến số lượng lao động cung ứng cụ thể; Xây dựng hợp đồng cung ứng lao động.
Kết quả đạt được:
Căn cứ và kết quả đào tạo của nhà trường, năm 2012, tổ thông tin dịch vụ việc làm đã tiếp cận 22 DoN và giới thiệu khoảng 250/608 SV đến làm việc tại 22 DoN với mức lương ổn định từ 2,1 triệu đến 4.5 triệu/người /tháng. Tiếp tục mở rộng mối quan hệ với 48 DoN trong tỉnh, xây dựng kế hoạch dự kiến cung ứng lao động năm 2013 với tổng số lao động 700 tăng gần 3 lần so với năm 2012.
- So sánh kết quả thực hiện trước và sau khi thành lập tổ thông tin dịch vụ việc làm trực thuộc trung tâm tuyển sinh và dịch vụ việc làm tại trường CĐN Cơ khí Nông nghiệp. (Xem bảng 3.7)
Bảng 3.7: Đối chiếu kết quả trước và sau thành lập tổ chuyên trách
TT NỘI DUNG SO SÁNH KẾT QUẢ
Trước thành lập Sau thành lập 1 Số lượng doanh nghiệp
có quan hệ với nhà trường
Chưa rõ, không xác định được cụ thể
Hơn 40 DoN
2 Số lượng doanh nghiệp chấp nhận nguồn cung ứng lao động từ nhà trường
Có một số DoN nhưng không xác định được
47
3 Số lượng học sinh được giới thiệu việc làm
Học sinh chủ động tìm việc
700 4 Số lượng hợp đồng
cung ứng lao động được ký kết
Rất ít, có năm không có Thường xuyên, liên tục
5 Mức độ tham gia của doanh nghiệp trong hoạt động nhà trường
DoN tham gia với tư cách người quan sát, tham quan
DoN trực tiếp bố trí nhân sự, xây dựng kế hoạch triển khai tuyển sinh, tư vấn nghề, kiểm tra, đánh giá.
6 Số lượng học viên tham quan, thực tế tại doanh nghiệp
Không xác định được. Phụ thuộc vào quá trình liên hệ thực tế của nhà trường.
Mọi SV đều được tham quan, thực tế tại DoN theo kế hoạch đào tạo.
7 Giới thiệu sinh viên thực tập tại doanh nghiệp
SV tự liên hệ thông qua các mối quan hệ, quen biết cá nhân.
Nhà trường giới thiệu hơn 400 SV. Số còn lại do SV tự liên hệ.
8 Số lần thay đổi nội Không 01
dung chương trình theo yêu cầu doanh nghiệp 9 Số lần giảng viên, giáo
viên trong trường đến tham quan, học tập kinh nghiệm tại doanh nghiệp
Không 02 lần với 20 GV được
tham quan thực tế tại DoN: VPPC1, Cannon, Nissin
10 Số lần DoN tham gia hội nghị, tư vấn việc làm tại nhà trường
Chưa tổ chức 02 lần với 40 lượt DoN tham dự hội thảo, 15 lượt DoN tư vấn việc làm và tuyển dụng lao động trực tiếp tại nhà trường.
11 Hợp đồng thực tập sản xuất tại DoN
Chưa thực hiện Có 03 hợp đồng thực tập sản xuất ở khoa Cơ khí và khoa Điện - điện tử.
12 Hợp đồng đào tạo tại chỗ các lớp nghề ngắn hạn
02 hợp đồng đào tạo từ năm 2009 đến 2011
05 hợp đồng đào tạo.
Cụ thể: 02 Lớp xe nâng tại Toyota; 01 lớp Hàn, 01 lớp CNC tại VPIC1, 01 lớp xuất khẩu lao động...
Nhìn vào bảng đối chiếu có thể khẳng định hoạt động hiệu quả của tổ chuyên trách.
b. Biện pháp 2: Quản lý liên kết tổ chức hoạt động thực tập nghề tại DoN
Đây là một nội dung của biện pháp “Quản lý liên kết đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của doanh nghiệp” thuộc nhóm biện pháp quản lý “quá trình” trong LKĐT. Quy trình thử nghiệm được chia thành các bước:
- Bước 1: Tổ chức học tập, bồi dưỡng phương pháp dạy học theo chuẩn đầu ra.
- Bước 2: Đổi mới phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, đánh giá người học qua chuẩn kỹ năng, nghề.
- Bước 3: Nâng cao vị thế, trách nhiệm của người học, người học chủ động về quá trình học tập đào tạo của mình. Tổ chức các buổi thảo luận trong học sinh,
SV để họ hiểu và có trách nhiệm với việc học. Tự chủ, tích cực phát triển các kỹ năng nghề cần thiết.
- Bước 4: Xây dựng kế hoạch thực hành, thực tập. Xác định nội dung thực hành, thực tập thông qua đề cương chương trình cụ thể. Bố trí nhân lực trực tiếp tham gia hướng dẫn thực hành, thực tập theo định hướng: GV hướng dẫn thực hành tại phòng thí nghiệm, xưởng trường; CBKT phía DoN đảm nhận hướng dẫn thực hành, thực tập nghề, TTSX tại DoN. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện nguồn lực cần thiết phục vụ hoạt động thực hành, thực tập theo NLTH.
(Nguồn: Trường cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp – Khoa Cơ khí)
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TRẢI NGHIỆM CÔNG VIỆC THỰC TẾ NGHỀ CẮT GỌT KIM LOẠI - KHOÁ 51CGK
I. Vị trí - mục đích:
- …
- Làm quen với thực tế sản xuất
- Hiểu rõ nhiệm vụ của thợ Cơ khí trong chế tạo và gia công.
- Thời gian thực tập giúp SV trải nghiệm thực tế với các dây chuyền trong nhà máy, thực hiện các công việc của người thợ trực tiếp làm ra sản phẩm cơ khí….
II. Yêu cầu:
- Vận dụng kiến thức đã học để tổ chức thực hiện nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp nghề Cắt gọt kim loại đạt kết quả và hiệu quả theo đề cương thực tập đã được duyệt.
- Tập sự và trải nghiệm những công việc của người thợ khi có sự hướng dẫn, góp ý của thợ lành nghề tại nơi thực tập. …
- Tổ chức được hoạt động sản xuất theo nhóm, theo tổ - đội trong quá trình thực tập…
III. Nội dung:
1. Địa điểm: Công ty TNHH công nghiệp chính xác Việt Nam 1 (VPIC1) 2. Công việc:
- Vận hành các dây chuyền sản xuất cơ khí.
- Vận hành các máy sản xuất các sản phẩm cơ khí trong dây chuyền công nghiệp.
- Thực hiện các công việc khác theo sự pjân công của công ty.
3. Biện pháp thực hiện:
- SV thường xuyên ôn tập, liên hệ kiến thức đã học để ứng dụng vào công việc cụ thể.
- SV phải ghi chép nhật ký hàng ngày về nội dung công việc đã thực hiện.
- Những chú ý khi xử lý giải quyết các công việc trong thực tế.
- Cuối đợt thực tập có báo cáo thu hoạch theo quy định của khoa dưới sự hướng dẫn của giáo viên phụ trách.
IV. Kiểm tra – đánh giá:
- Cuối đợt thực tập, SV viết bản tự nhận xét quá trình thực tập tại cơ sở.
- Giám độc DoN, phòng nhân sự (phụ trách xưởng) ghi ý kiến nhận xét về kiến thức, kỹ năng, ý thức chấp hành nội quy tại cơ sở thực tập, đánh giá điểm tay nghề sau đợt thực tập.
- Giáo viên hướng dẫn thực tập sản xuất nhận xét, đánh giá cho điểm.
V. Thời gian thực tập: …
- Bước 5: Điều chỉnh về thời gian chương trình thực hành, thực tập theo năng lực thực hiện phụ thuộc vào các nhóm ngành nghề và điều kiện sản xuất tại DoN. Lên kế hoạch kiểm tra năng lực của giảng viên định kỳ, thường xuyên.
- Bước 6: Bổ sung các điều kiện về CSVC, TBDH, các điều kiện cần thiết khác hỗ trợ đổi mới hoạt động thực hành, thực tập nghề tiếp cận yêu cầu DoN.
Kết quả thử nghiệm giai đoạn 1:
Giai đoạn 1 được tiến hành từ tháng 2 năm 2012 đến tháng 4 năm 2012 chủ yếu khảo sát các nội dung liên quan đến hoạt động thực hành, thực tập nghề, thực tập sản xuất của sinh viên của nhà trường và mức độ năng lực của SV theo đánh giá của DoN trong tỉnh có sử dụng nhân lực trình độ CĐN của trường CĐN Cơ khí Nông nghiệp với số đối tượng là CBQL DoN có tham gia đánh giá là 50.
Nội dung:
- Thử nghiệm chương trình thực tập “Trải nghiệm công việc thực tế”
Thực tập trải nghiệm công việc thực tế được áp dụng cho đối tượng SV năm thứ 2 và 3 của khoa Cơ khí, trường CĐN Cơ khí Nông nghiệp. Thời gian đợt thực tập trải nghiệm là 02 tháng. Trong 02 tháng đó, SV không đến trường. Mọi hoạt động học tập của SV được tiến hành tại DoN. Kết quả học tập được đo dựa trên chất lượng sản phẩm của SV. Đây là giai đoạn, SV được coi như một thợ học việc và được hưởng các chế độ của thợ học việc. Xét về khía cạnh lợi ích, thực tập trải nghiệm mang lại lợi ích lớn cho DoN (giải quyết đơn hàng thời vụ), cho nhà trường (có môi trường thực tập nghề thực tế cho SV), cho bản thân SV (được thực tập nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề và được thụ hưởng thành quả lao động). Sau đợt thực tập trải nghiệm, kỹ năng tay nghề và khả năng làm việc theo nhóm của SV được cải thiện đáng kể qua kết quả đánh giá từ phía DoN.
- Đối tượng: 24 sinh viên khoá 50CGK thuộc khoa Cơ khí trường CĐN Cơ khí Nông nghiệp.
- Thời gian thực tập trải nghiệm: 02 tháng (từ ngày 10/2/2012 đến hết ngày 10/4/2012)
- Lịch trải nghiệm công việc thực tế: Theo lịch làm việc của công ty.
- Công việc chính của học viên: Học viên được trải nghiệm công việc thực tế như một người công nhân thực sự tại xưởng sản xuất. Trực tiếp thực hiện công việc của người công nhân trong môi trường làm việc thực tế. Trải nghiệm công việc qua tuần làm việc ca ngày, ca đêm.
- Chế độ được hưởng như một công nhân tập sự tại công ty.
Bảng 3.8: Đối chiếu kết quả sau chương trình thực tập
“trải nghiệm công việc thực tế” tại doanh nghiệp năm 2012
TT NỘI DUNG SO SÁNH KẾT QUẢ
Trước năm 2012 Năm 2012 1
Số lượng SV tham gia chương trình thực tập trải nghiệm
Không có 24
2
Đánh giá về mức độ chất lượng sinh viên từ phía DoN
Chưa được kiểm chứng qua các số liệu điều tra cụ thể. Nhà trường tin tưởng vào chất lượng đào tạo, không quan tâm tới số lượng SV có việc làm.
Đã có ý kiến phản hồi từ phía DoN
- Kiến thức Đạt 74%
- Kỹ năng tay nghề Đạt 36%
- Thái độ Đạt 56%
- Kỹ năng làm việc theo nhóm
Đạt 40%
- Năng lực giao tiếp Đạt 46%
- Năng lực thu thập và xử lý thông tin
Đạt 36%
- Khả năng thích ứng sự thay đổi công nghệ
Đạt 52%
- Trình độ ngoại ngữ Đạt 24%
3
Mức độ kiểm tra tay nghề của giảng viên
Thỉnh thoảng Có kế hoạch kiểm tra cụ thể đăng tải trên website nhà trường
4
Mức độ sinh viên tham gia hoạt động sản xuất
Chưa xác định. Nếu có đều xuất phát từ động cơ cá nhân.
SV đã bắt đầu tham gia thực tập sản xuất tại xưởng trường và DoN,
có sản phẩm và lợi ích cụ thể.
5
Mức độ ký kết hợp đồng lao động sản xuất với DoN
Chưa ký kết Đã bắt đầu ký kết hợp đồng lao động sản xuất với các DoN trong tỉnh.
6
Công tác quản lý sinh viên thời kỳ thực tập trải nghiệm
Khoa quản lý chung không cử GV chuyên trách
Khoa quản lý, cử 01 GV chuyên trách nắm bắt tình hình thực tập thực tế của SV. GV chuyên trách đến DoN 02 lần (Lần 1: Bàn giao SV;
Lần 2: Tiếp nhận phần kiểm tra – đánh giá SV.
Nhận xét: NLTH của SV đã được khẳng định đặc biệt sau chương trình
“Thực tập trải nghiệm công việc thực tế”. SV hứng thú, gắn bó hơn với nghề đã chọn. Kỹ năng, tay nghề của SV đã có cải thiện tích cực.
Kết quả thử nghiệm giai đoạn 2:
Giai đoạn 2 được tiến hành từ tháng 10 năm 2013 đến hết tháng 12 năm 2013 chủ yếu tập trung vào các nội dung giai đoạn 1 đã thực hiện để kiểm chứng kết quả cụ thể. Riêng trong giai đoạn này, hình thức “Thực tập trải nghiệm công việc thực tế” được hoàn thiện hơn từ khâu chuẩn bị, lên kế hoạch, lập rõ đề cương nội dung chương trình thực tập. Phân công trách nhiệm quản lý học viên cụ thể giữa nhà trường và DoN. (Nhà trường cử GV giám sát, quản lý, đôn đốc, nhắc nhở học viên. DoN có trách nhiệm quản lý học viên trong thời gian thực tập trải nghiệm tại DoN, đào tạo tay nghề cho học viên). Thời gian thực tập trải nghiệm kéo dài 03 tháng từ ngày 01/10/2013 đến hết ngày 31/12/2013. Đối tượng thử nghiệm: 68 sinh viên lớp CGK1,2.
Kết quả thử nghiệm nội dung “Quản lý hoạt động giảng dạy theo yêu cầu doanh nghiệp” giai đoạn 2 được tổng hợp qua sự so sánh, đối chiếu với kết quả thử nghiệm giai đoạn 1, có bổ sung hoàn thiện các nội dung liên quan đến hình thức
“thực tập trải nghiệm”, cụ thể như sau:
Bảng 3.9: Đối chiếu kết quả sau chương trình thực tập
“trải nghiệm công việc thực tế” tại doanh nghiệp năm 2013 T
T
NỘI DUNG SO SÁNH KẾT QUẢ
Năm 2012 Năm 2013
1 Số lượng SV tham gia chương trình thực tập trải nghiệm
24 68
2
Đánh giá về mức độ chất lượng sinh viên từ phía DoN
Đã có ý kiến phản hồi từ phía DoN
Có ý kiến phản hồi thường xuyên từ phía
DoN
- Kiến thức Đạt 74% Đạt 86%
- Kỹ năng tay nghề Đạt 36% Đạt 62%
- Thái độ Đạt 56% Đạt 88%
- Kỹ năng làm việc theo nhóm
Đạt 40% Đạt 54%
- Năng lực giao tiếp Đạt 46% Đạt 60%
- Năng lực thu thập và xử lý thông tin
Đạt 36% Đạt 54%
- Khả năng thích ứng sự thay đổi công nghệ
Đạt 52% Đạt 72%
- Trình độ ngoại ngữ Đạt 24% Đạt 34%
3 Mức độ kiểm tra tay nghề của giảng viên
Có kế hoạch kiểm tra cụ thể đăng tải trên website nhà trường
Tổ chức định kỳ, thường xuyên thực hiện thông qua hội đồng đánh giá trường.
4 Mức độ sinh viên tham gia hoạt động sản xuất
SV đã bắt đầu tham gia thực tập sản xuất tại xưởng trường và DoN, có sản phẩm và lợi ích cụ thể.
Thường xuyên. Hoạt động được coi như chương trình đào tạo 5 Mức độ ký kết hợp
đồng lao động sản xuất với DoN
Đã bắt đầu ký kết hợp đồng lao động sản xuất với các DoN trong tỉnh.
Thường xuyên. Hiện tại trường có quan hệ hơn 100 DoN.
6 Công tác quản lý sinh viên thời kỳ thực tập trải nghiệm
Khoa quản lý, cử 01 GV chuyên trách nắm bắt tình hình thực tập thực tế của SV.
GV chuyên trách đến DoN 02 lần (Lần 1: Bàn giao SV; Lần 2: Tiếp nhận phần kiểm tra – đánh giá SV. Khoa quản lý chung không cử GV chuyên trách
Khoa quản lý, cử 01 giáo vụ, 01 giáo viên chủ nhiệm liên tục giám sát quá trình thực tập tại DoN của SV.