Doanh nghiệp Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực (Trang 84 - 89)

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO

2.2.4. Doanh nghiệp Vĩnh Phúc

2.2.4.1. Các loi hình doanh nghip Vĩnh Phúc - đặc đim và kh năng tham gia đào to phát trin nhân lc

Tính đến hết tháng 9 năm 2013, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 5.838 DoN, tập trung thành ba nhóm: DoN dân doanh, DoN có vốn đầu tư nước ngoài (gọi tắt là DoN nước ngoài) và DoN quốc doanh. Trong đó:

Bng 2.2: S lượng doanh nghip tnh Vĩnh Phúc năm 2013

TT PHÂN THEO NGÀNH SỐ LƯỢNG TỶ LỆ %

1 Doanh nghiệp dân doanh 5.700

- Xây dựng 1.642 28.8

- Công nghiệp 929 16.3

- Thương mại, dịch vụ 2.992 52.5

- Nông lâm nghiệp 137 2.4

2 Doanh nghiệp nước ngoài 125

- Công nghiệp 105 84.0

- Thương mại, dịch vụ 17 13.6

- Nông nghiệp 3 2.4

3 Doanh nghiệp quốc doanh 13

(Nguồn: Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh Vĩnh Phúc, tháng 9/2013)

Số lượng DoN dân doanh tuy nhiều, 5700/5838 chiếm 97.6%, song quy mô sản xuất chủ yếu tập trung ở hạn mức vừa và nhỏ, kinh doanh trên lĩnh vực thương mại, dịch vụ và xây dựng. Lực lượng lao động chủ yếu là bà con nông dân chưa qua ĐTN hoặc qua những lớp đào tạo ngắn hạn theo các chương trình, dự án cho nông dân của tỉnh. Do vậy, về phương diện khách quan, các DoN này không có nhu cầu và khả năng thực hiện LKĐT với các trường CĐN. Chỉ một số ít các DoN kinh doanh trên lĩnh vực công nghiệp, xây dựng... có tiềm năng phát triển mới thực sự cần nhân lực có trình độ, tay nghề cao nhưng không sẵn sàng tham gia LKĐT.

Ở khối DoN quốc doanh, tính đến thời điểm tháng 9/2013, cả tỉnh Vĩnh Phúc còn 13 DoN chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực an sinh xã hội như: Điện; Nước;

Sửa chữa đường bộ; Cơ khí. Lực lượng lao động đã được qua đào tạo, có trình độ, tay nghề cao, nhưng DoN không mặn mà với LKĐT bởi lẽ nhân lực bổ sung luôn có sẵn. Xét về tiềm năng, nội lực, DoN quốc doanh có thể đảm nhận được một số nội dung liên kết nhưng vì nhiều lí do khách quan, hoạt động LKĐT với trường CĐN gần như chưa diễn ra.

Ở khối DoN nước ngoài, Vĩnh Phúc hiện có 99/125 DoN đang hoạt động, chiếm 79.2%. Đây là những DoN lớn có quy mô lên đến 7 - 8 nghìn công nhân, tiềm năng phát triển mạnh như Toyota, Honda Việt Nam, thép Việt Đức... Do nhu cầu nhân lực lớn, hiện tại khối DoN này bắt đầu có ý thức đào tạo nhân lực và quan tâm đến LKĐT với nhà trường, song nội dung, hình thức liên kết còn dè dặt, chưa thành hệ thống.

Để đánh giá về khả năng thực hiện LKĐT với trường CĐN, tác giả luận án đã lựa chọn 38 DoN đại diện cho ba nhóm DoN: dân doanh, quốc doanh và nước ngoài để khảo sát. Điều kiện: DoN được khảo sát có số lượng lao động từ 100 người trở lên; Người lao động trong DoN có trình độ CĐN, từng tốt nghiệp các trường CĐN trên địa bàn Vĩnh Phúc.

- Nội dung khảo sát:

+ Nội dung 1 (ND1): Khả năng tham gia hoạt động tuyển sinh + Nội dung 2 (ND2): Khả năng cung cấp địa điểm thực tập nghề

+ Nội dung 3 (ND3): Khả năng hỗ trợ tài chính, CSVC, máy móc thiết bị + Nội dung 4 (ND4): Khả năng hỗ trợ CBKT tham gia công tác giảng dạy + Nội dung 5 (ND5): Khả năng tham gia xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo + Nội dung 6 (ND6): Khả năng tiếp nhận SV sau tốt nghiệp

+ Nội dung 7 (ND7): Khả năng tham gia hoạt động hướng nghiệp cho SV + Nội dung 8 (ND8): Khả năng tham gia đánh giá kết quả thực tập sản xuất tại DoN

- Phương pháp khảo sát: Mỗi nội dung được đánh giá theo mức độ tăng dần từ 1 đến 5: Mức 1 - tương ứng với 1 điểm là mức thấp nhất: không đủ khả năng; Mức 2 - tương ứng 2 điểm là mức ít khả năng; Mức 3 – tương ứng 3 điểm là mức tương đối có khả năng; Mức 4 – tương ứng với 4 điểm là mức có khả năng; Mức 5 – tương ứng với 5 điểm là mức cao nhất: rất có khả năng. Kết quả cụ thể như sau:

Bng 2.3: Đánh giá kh năng ca DoN trong thc hin LKĐT

Nội dung và đối tượng đánh giá

Số phiếu

Mức đánh giá Điểm

trung bình Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5

SL % SL % SL % SL % SL % N

D 1

DoN dân doanh 18 2 11.1 7 38.9 6 33.3 3 16.7 0 0.0 2.6 DoN quốc doanh 6 1 16.7 1 16.7 2 33.3 2 33.3 0 0.0 2.8 DoN nước ngoài 14 2 14.3 3 21.4 7 50.0 2 14.3 0 0.0 2.6

Trung bình 14.0 25.7 38.9 21.4 0.0 2.7

N D 2

DoN dân doanh 18 1 5.6 4 22.2 8 44.4 5 27.8 0 0.0 2.9 DoN quốc doanh 6 0 0.0 1 16.7 2 33.3 3 50.0 0 0.0 3.3 DoN nước ngoài 14 0 0.0 0 0.0 4 28.6 7 50.0 3 21.4 3.9

Trung bình 1.9 13.0 35.4 42.6 7.1 3.4

N D 3

DoN dân doanh 18 5 27.8 5 27.8 7 38.9 1 5.6 0 0.0 2.2 DoN quốc doanh 6 1 16.7 4 66.7 1 16.7 0 0.0 0 0.0 2.0 DoN nước ngoài 14 4 28.6 6 42.9 4 28.6 0 0.0 0 0.0 2.0

Trung bình 24.4 45.8 28.1 1.9 0.0 2.1

N D 4

DoN dân doanh 18 3 16.7 6 33.3 8 44.4 1 5.6 0 0.0 2.4 DoN quốc doanh 6 1 16.7 1 16.7 2 33.3 2 33.3 0 0.0 2.8 DoN nước ngoài 14 3 21.4 3 21.4 6 42.9 2 14.3 0 0.0 2.5

Trung bình 18.3 23.8 40.2 17.7 0.0 2.6

N D 5

DoN dân doanh 18 4 22.2 5 27.8 8 44.4 1 5.6 0 0.0 2.3 DoN quốc doanh 6 0 0.0 2 33.3 3 50.0 1 16.7 0 0.0 2.8 DoN nước ngoài 14 2 14.3 5 35.7 5 35.7 2 14.3 0 0.0 2.5

Trung bình 12.2 32.3 43.4 12.2 0.0 2.5 N

D 6

DoN dân doanh 18 2 11.1 2 11.1 7 38.9 6 33.3 1 5.6 3.1 DoN quốc doanh 6 1 16.7 1 16.7 3 50.0 1 16.7 0 0.0 2.7 DoN nước ngoài 14 1 7.1 2 14.3 5 35.7 4 28.6 2 14.3 3.3

Trung bình 11.6 14.0 41.5 26.2 6.6 3.0

N D 7

DoN dân doanh 18 3 16.7 6 33.3 5 27.8 2 11.1 2 11.1 2.7 DoN quốc doanh 6 1 16.7 1 16.7 2 33.3 2 33.3 0 0.0 2.8 DoN nước ngoài 14 1 7.1 2 14.3 6 42.9 3 21.4 2 14.3 3.2

Trung bình 13.5 21.4 34.7 21.9 8.5 2.9

N D 8

DoN dân doanh 18 4 22.2 4 22.2 8 44.4 2 11.1 0 0.0 2.4 DoN quốc doanh 6 1 16.7 1 16.7 3 50.0 1 16.7 0 0.0 2.7 DoN nước ngoài 14 1 7.1 2 14.3 5 35.7 4 28.6 2 14.3 3.3

Trung bình 15.3 17.7 43.4 18.8 4.8 2.8

Theo kết quả khảo sát, DoN Vĩnh Phúc có tiềm năng và khả năng tham gia LKĐT với nhà trường. Điểm trung bình chung: 2.8/5 điểm. Trong đó nội dung 2 (Khả năng cung cấp địa điểm thực tập nghề) được đánh giá cao nhất 3.4/5 điểm. Nội dung 3 (Khả năng hỗ trợ về tài chính, máy móc, thiết bị) được đánh giá thấp nhất 2.1/5 điểm.

Đây cũng là điều dễ hiểu trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động hiện nay, hỗ trợ về phương diện tài chính luôn được các DoN đặt lên “bàn cân” lợi ích. Xét khả năng tham gia LKĐT theo từng khối DoN cho thấy:

- Khối DoN dân doanh: điểm trung bình chung = 2.6/5 điểm - Khối DoN quốc doanh: điểm trung bình chung = 2.7/5 điểm - Khối DoN nước ngoài: điểm trung bình chung = 2.9/5 điểm

Kết quả cho phép khẳng định, cả ba khối DoN đều có khả năng tham gia LKĐT tuy ở mức độ khác nhau. Khối DoN nước ngoài và DoN quốc doanh có đủ khả năng thực hiện 7/8 nội dung được khảo sát. Riêng khối DoN dân doanh chỉ có khả năng thực hiện 4/8 nội dung. Các nội dung 3, 4, 5, 8 (Khả năng hỗ trợ tài chính, CSVC, máy móc thiết bị; Khả năng hỗ trợ CBKT tham gia công tác giảng dạy; Khả năng tham gia xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo; Khả năng tham gia đánh giá kết quả thực tập sản xuất tại DoN) thực sự là cả vấn đề lớn đối với DoN dân doanh.

2.2.4.2. Thc trng hot động liên kết đào to ti doanh nghip

Theo kết quả tự đánh giá, các DoN Vĩnh Phúc có tiềm năng và khả năng tham gia LKĐT với các trường CĐN. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động LKĐT với nhà trường tương phản hoàn toàn với tiềm năng của DoN về mọi phương diện. Cụ thể:

a. Hoạt động liên kết đào tạo ở doanh nghiệp quốc doanh

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, hiện còn 13 DoN quốc doanh chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực an sinh xã hội như điện, nước, thủy nông… Với lợi thế là DoN nhà nước, công việc ổn định, tuy thu nhập hạn chế nhưng vẫn đảm bảo được mức sống nên việc làm tại các DoN quốc doanh vẫn có sức hút mạnh mẽ. Nguồn nhân lực cho DoN lựa chọn luôn dồi dào dẫn tới sự cạnh tranh không lành mạnh trong khi DoN không cần đầu tư đào tạo hay LKĐT với bất cứ CSĐT nào. Đây là một nghịch lý song cũng là thực trạng chung của cả nước. Hoạt động đào tạo nếu có chỉ giới hạn trong nội dung bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ qua việc cử cán bộ, công nhân đến CSĐT. Hàng năm, DoN có tiếp nhận SV các trường đến thực tập, nhưng thay vì hướng dẫn thực tập, SV được tự do, có thể đến hoặc không đến cơ quan, cuối đợt thực tập vẫn được nhận xét, ký và đóng dấu xác nhận đầy đủ thậm chí phần nhận xét bỏ ngỏ, SV tuỳ ý ghi. Trong số 6 DoN quốc doanh được hỏi, có 3 DoN khẳng định đã từng có quan hệ liên kết với nhà trường trên phương diện thoả thuận đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn cho CBCNV tại DoN.

b. Hoạt động liên kết đào tạo ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh

DoN ngoài quốc doanh chia thành hai khu vực: DoN dân doanh và DoN nước ngoài. Thông thường, khu vực DoN dân doanh, do phạm vi hoạt động có nhiều giới hạn nên mức đầu tư, quan tâm tới đào tạo nhân lực tiềm năng cũng nhiều hạn chế.

Riêng khu vực DoN nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc phát triển tương đối mạnh, năng suất, sản lượng cao nên thu hút lượng nhân lực lớn. Để đảm bảo kế hoạch sản xuất, các DoN buộc phải quan tâm tới nguồn lực con người. Tuy nhiên, một nghịch lý vẫn diễn ra tại một số DoN lớn, có thương hiệu. Đó là thực trạng, DoN cần người song không muốn cấp kinh phí cho việc đào tạo nhân lực dẫn tới thực tế các trường CĐN muốn có địa điểm cho SV thực hành, thực tập phải chấp nhận chi trả một khoản phí

nhất định cho DoN, khiến nguồn tài chính của các trường vốn đã hạn hẹp lại càng hạn hẹp hơn. Có trường, do khó cân đối thu chi nên thống nhất để SV tự tìm địa điểm thực tập sau đó đem về trình nhà trường bản nhận xét quá trình thực tập tại DoN. Kết quả thực tập thực tế ra sao, nhà trường khó lòng kiểm soát. DoN nhận SV thực tập vừa có thêm kinh phí vừa có thêm nhân lực sai vặt. Số DoN thực sự coi trọng hoạt động đào tạo, phát triển nhân lực rất ít. Một phần do “né’ khoản chi, một phần do hạn chế trong nhận thức về trách nhiệm xã hội.

Tóm lại: Nếu LKĐT giữa nhà trường với DoN được coi là xu hướng hiện đại trong lĩnh vực ĐTN, mang lại hiệu quả thiết thực thì tại tỉnh Vĩnh Phúc có thể nói:

- Hoạt động LKĐT hiện chỉ tồn tại một cách tự nguyện và tự phát khi nảy sinh nhu cầu giữa các bên tham gia.

- Nội dung, hình thức liên kết giới hạn trong phạm vi nhỏ, chưa có kế hoạch phát triển LKĐT lâu dài.

- Chưa hình thành hệ thống quản lý LKĐT giữa nhà trường với DoN.

Một phần của tài liệu Quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(244 trang)