Mô hình quản lý liên kết đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực (Trang 58 - 63)

Bàn về mô hình quản lý giáo dục, có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Nếu Cuthbert chia mô hình thành 5 nhóm (Phân tích - hợp lí; Thực hành - hợp lí; Chính trị;

Mập mờ; Hiện tượng và tương tác) thì T.Bush lại chia thành 6 nhóm (Mô hình chính thức; Mô hình tập thể; Mô hình chính trị; Mô hình chủ quan; Mô hình mập mờ; Mô hình văn hóa) [24, tr 29]. Tuy nhiên, sự thật tất yếu, mọi mô hình quản lý giáo dục của quốc gia nào cũng chịu sự chi phối của các nhân tố: Thể chế nhà nước; Cơ chế kinh tế;

Truyền thống văn hóa; Trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Mô hình quản lý giáo dục, đào tạo ở Việt Nam không phải là ngoại lệ. Các mô hình: Quản lý theo chức năng;

Quản lý theo mục tiêu; Quản lý theo quá trình; Quản lý theo thời gian; Quản lý kiểu tập trung; Quản lý theo CIPO... đều chịu ảnh hưởng của các nhân tố trên. Về phương diện lý thuyết, mô hình nào cũng có thể áp dụng vào quản lý LKĐT, song hiệu quả đạt được không thể tương đồng.

1.3.3.1. Mô hình qun lý liên kết đào to theo chc năng

Nhà trường và DoN cùng thực hiện quản lý LKĐT thông qua chu trình quản lý từ khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện đến kiểm tra việc thực hiện LKĐT.

Hiệu quả của chu trình quản lý phụ thuộc phần lớn vào thông tin phản hồi. Quyết định quản lý đúng hay sai, kịp thời, phù hợp với thực tiễn hay không đều do thông tin chi phối. Nhờ thông tin kết nối, mọi khâu trong chu trình quản lý được liên kết tạo thành thể thống nhất. Có thể nói, thông tin là huyết mạch của quản lý.

Hình 1.11: Mô hình qun lý liên kết đào to theo chc năng

- Lập kế hoạch: Đây là yếu tố quan trọng, cần thiết, xác định mục tiêu, chương trình hành động, đầu vào (điều kiện, nguồn lực cần thiết) đảm bảo hoạt động LKĐT

QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO LẬP KẾ

HOẠCH

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN

với DoN được vận hành tối ưu đồng thời cũng xác định từng giai đoạn, bước đi cụ thể trong quá trình liên kết.

- Tổ chức thực hiện: nhằm hiện thực hóa mục tiêu, kế hoạch LKĐT, nhất thiết phải xây dựng cơ cấu tổ chức có sự phân định rõ ràng về vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm và vị trí công tác, có kiểm tra, giám sát cụ thể.

- Chỉ đạo thực hiện: Là giai đoạn hiện thực hóa kế hoạch và cơ cấu tổ chức cũng là giai đoạn khẳng định năng lực của nhà quản lý. Kỹ năng ra quyết định được xem trọng. Chỉ đạo tác động đến mọi thành viên của nhà trường, lôi cuốn họ tham gia hoạt động LKĐT với DoN thông qua việc động viên, khuyến khích, định hướng giúp họ hoàn thành nhiệm vụ, góp phần đạt được mục tiêu đã định. Nhờ chỉ đạo, hoạt động hợp tác với DoN đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao được bảo đảm trong thực tế.

- Kiểm tra thực hiện: Có thể coi kiểm tra như một hệ thống phản hồi nhằm xác định các sai lệch, phân tích, điều chỉnh, hướng hoạt động LKĐT với DoN đạt kết quả mong muốn. Kiểm tra là quyền lực của nhà quản lý, không có kiểm tra, hoạt động không theo đúng quỹ đạo, mục tiêu mong muốn không đảm bảo. Người quản lý xác định những tiêu chí, chuẩn mực cần đạt, kiểm tra, giám sát, đối chiếu, đo lường kết quả theo tiêu chí đã định, điều chỉnh sai lệch, hiệu chỉnh hoặc bổ sung tiêu chí sát với hoạt động thực tế.

Bốn chức năng quản lý trên gắn bó chặt chẽ, đan xen lẫn nhau thông qua Thông tin - huyết mạch của hoạt động quản lý – và cùng điều tiết quản lý LKĐT từ đầu vào đến quá trình, kiểm soát kết quả đầu ra. Tuy nhiên, đây là mô hình quản lý

“cứng”, thuần “chức năng”.

1.3.3.2. Mô hình qun lý liên kết đào to theo quá trình

Theo tiêu chuẩn ISO 9000, quá trình (process) là tập hợp các hoạt động có liên quan lẫn nhau hoặc tương tác để biến đổi “đầu vào” thành “đầu ra”. Quá trình mô tả rõ quan hệ đầu ra - đầu vào và sự tương tác giữa các hoạt động. Trong quản lý LKĐT, quản lý theo quá trình cho phép tiếp cận các khâu đào tạo theo hàng ngang từ “đầu vào” (tuyển sinh, nguồn lực) tới “đầu ra” (chất lượng, hiệu quả đào tạo). Điểm kết thúc của quá trình này cũng là điều kiện tác động đến điểm khởi đầu của quá trình mới. Tuy nhiên, quản lý theo quá trình chưa chú ý nhiều tới bối cảnh tác động và có

khuynh hướng khuôn trong một phạm vi nhất định. Do vậy, khả năng thích ứng nhanh trong điều kiện KT - XH nhiều biến động hiện nay hạn chế, đặc biệt trong quan hệ LKĐT giữa nhà trường với DoN

Hình 1.12: Qun lý liên kết đào to theo quá trình (Ngun: [8, tr 448]) 1.3.3.3. Mô hình qun lý liên kết đào to theo mc tiêu

Quản lý theo mục tiêu (MBO - Management By Objectives) được Peter Drucker mô tả lần đầu tiên vào năm 1954 trong tác phẩm “Quản trị thực hành”. MBO quản lý thông qua việc xác định mục tiêu cho từng đối tượng, so sánh, hướng hoạt động của đối tượng thực hiện thành công mục tiêu tổ chức đã định. Do vậy, tinh thần của MBO là: Tập trung vào mục tiêu; Dựa trên nguồn tài nguyên có sẵn; Giúp đối tượng hiểu rõ mục tiêu cá nhân và tổ chức cần đạt được; Đánh giá hiệu quả.

Hình1.13: Mô hình qun lý liên kết đào to theo mc tiêu (Ngun: [100])

QUẢN LÝ ĐẦU VÀO - Tài lực - Thiết bị - GV - Tuyển sinh - Công nghệ - Chính sách - Trợ giúp khác

QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH ĐÀO

TẠO - Môi trường - Cách tổ chức - Nội dung - Phương pháp - …

QUẢN LÝ KẾT QUẢ ĐẦU RA - Thành tích học tập - Mức độ hài lòng - Chất lượng thực hiện

- …

Kế hoạch nối tiếp - Lập mục tiêu - Lập tiêu chuẩn - Chọn hành động

Hành động đơn lẻ - Thực hiện nhiệm vụ - Cung cấp hỗ trợ

Kiểm soát tiếp nối - Xem xét kết quả - Thảo luận áp dụng - Xem xét chu kỳ MBO

Người giám sát

Nhân viên

QUẢN LÝ THEO MỤC TIÊU (Peter Drucker)

Quản lý theo mục tiêu phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo của các đối tác tham gia trong việc thiết lập mục tiêu. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của MBO là sự thay đổi của môi trường, là hệ thống kiểm soát. Nếu hệ thống kiểm soát không chặt chẽ, không tương ứng sẽ phát sinh nhiều lỗ hổng. Hơn nữa, LKĐT giữa nhà trường với DoN chịu tác động sâu sắc của cơ chế thị trường và vận động theo quy luật thị trường. Đây là yếu tố cần cân nhắc khi quyết định áp dụng mô hình MBO trong quản lý LKĐT.

1.3.3.4. Mô hình qun lý liên kết đào to theo CIPO

Về bản chất, mô hình CIPO là một dạng của mô hình quá trình, cũng được bắt đầu từ “đầu vào” đến “quá trình” và “đầu ra”. Tuy nhiên, mô hình CIPO quan tâm nhiều tới “bối cảnh” và coi “bối cảnh” là một trong bốn thành tố cơ bản.

Theo mô hình CIPO, quản lý LKĐT được xây dựng dựa trên hoạt động quản lý bốn thành tố: C - Context: Điều tiết tác động của bối cảnh; I - Input: Quản lý đầu vào;

P - Process: Quản lý quá trình; O - Outcome: Quản lý kết quả đầu ra.

Hình1.14: Mô hình qun lý liên kết đào to theo CIPO

QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO

QUẢN LÝ ĐẦU VÀO - Tuyển sinh - Các nguồn lực - Mục tiêu, nội dung chương trình

- …

QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH - Tổ chức quá trình dạy, học - Phương pháp - …

QUẢN LÝ KẾT QUẢ ĐẦU RA - Tỷ lệ tốt nghiệp - Tỷ lệ việc làm - Thỏa mãn nhu cầu mong muốn - ….

ĐIỀU TIẾT TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH - Môi trường KT – XH - VH - Cơ chế, chính sách

- ….

1.3.3.5. So sánh mt s mô hình qun lý liên kết đào to

Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, LKĐT giữa nhà trường với DoN chủ yếu được phát sinh trên cơ sở tự nguyện khi các bên tham gia liên kết có nhu cầu. Việc đáp ứng nhu cầu và đảm bảo lợi ích là sợi dây gắn kết bền chặt giữa nhà trường với DoN.

Mặt khác, cơ chế thị trường với quy luật cung – cầu, cạnh tranh... tác động không nhỏ tới hiệu quả LKĐT. Do vậy, việc lựa chọn mô hình quản lý LKĐT phải căn cứ vào tính chất, đặc điểm của LKĐT có tính đến yếu tố đặc thù địa phương. (Xem bảng 1.3).

Bng 1.3: So sánh mt s mô hình qun lý liên kết đào to

TT Mô hình Đặc điểm Ưu điểm Hạn chế

1 Chức

năng

Quản lý thông qua 4 chức năng:

Lập kế hoạch; Tổ chức; Chỉ đạo;

Kiểm tra, giám sát

- Quản lý toàn diện hệ thống.

- Đảm bảo tính tập trung cao.

- Đảm bảo chuẩn đề ra.

- Kịp thời phát hiện sai lệch.

- Mang tính chất bắt buộc, hành chính, sự vụ.

- Không phát huy tính năng động, sáng tạo của mỗi bên.

- Không quan tâm đến môi trường, ngoại cảnh tác động.

2 Quá trình Quản lý qua ba giai đoạn: Đầu vào; Quá trình;

Đầu ra

- Quản lý trên chu trình được phân tích và quy định kỹ.

- Kiểm soát được quá trình.

- Ít phát huy tính năng động và chủ động, sáng tạo của thành viên.

- Chưa chú ý tác động của bối cảnh.

3 Mục tiêu Quản lý qua xác định mục tiêu tới từng thành viên.

Cùng tham gia ra quyết định.

- Kích thích tính chủ động, sáng tạo.

- Tạo sự công bằng, minh bạch.

- Tính tập trung không cao.

- Việc kiểm soát quá trình không chặt, dễ phát sinh sai lệch.

4 CIPO Quản lý qua bốn thành tố: Đầu vào, quá trình, đầu ra và tác động của bối cảnh

- Đảm bảo tính tập trung.

- Đảm bảo các yêu cầu, chuẩn mực đã đề ra.

- Kiểm soát được quá trình dưới tác động của ngoại cảnh.

- Phù hợp với từng điều kiện cụ thể. Đáp ứng yêu cầu các bên tham gia.

- Phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Chưa phát huy tối đa tính linh hoạt, chủ động của từng thành viên.

Theo tác giả luận án, LKĐT và quản lý LKĐT giữa trường CĐN với DoN phụ thuộc và chịu nhiều tác động từ môi trường (thị trường nhân lực, cơ chế chính sách, kinh tế xã hội...). Do vậy, tiếp cận mô hình quản lý CIPO trong quản lý LKĐT là phù hợp và có nhiều ưu thế. Tuy nhiên, để mô hình CIPO thực sự phát huy hiệu quả, rất cần có sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng nhà nước trên tinh thần tôn trọng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các bên tham gia.

Một phần của tài liệu Quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(244 trang)