Nhóm biện pháp quản lý “đầu vào” trong hoạt động liên kết đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực (Trang 144 - 150)

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO

3.3.2. Nhóm biện pháp quản lý “đầu vào” trong hoạt động liên kết đào tạo

a. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Trong bối cảnh khoa học, công nghệ phát triển nhanh, dây chuyền sản xuất liên tục thay đổi, nhiều ngành nghề mới xuất hiện đòi hỏi có nguồn nhân lực tương ứng.

Quan niệm “nhất nghệ vinh, nhất thân vinh” không còn phù hợp. Để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong giai đoạn mới, chương trình LKĐT cũng cần được mềm hoá, đa dạng, bám sát yêu cầu DoN và thị trường lao động. Việc liên kết với DoN xây dựng chương trình đào tạo là hướng đi hợp quy luật.

Biện pháp cho phép cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề phù hợp với sự tốc độ biến đổi của khoa học công nghệ, đáp ứng yêu cầu DoN và nhu cầu người học.

b. Nội dung biện pháp

Quản lý liên kết xây dựng chương trình đào tạo phải xuất phát từ yêu cầu DoN, từ thực tiễn sản xuất. Do vậy, cần xác định được lĩnh vực nghề nghiệp (occupational area) cần đào tạo, lĩnh vực công việc (field of work) có liên quan, những nhiệm vụ (task) cần thực hiện. Chương trình xây dựng cần đảm bảo: Phù hợp đối tượng (cho ai?); Phù hợp ngành nghề (cái gì?); Phù hợp phương thức tổ chức (như thế nào?)...

Thống nhất quản lý quy trình liên kết xây dựng chương trình đào tạo theo hai giai đoạn: giai đoạn thiết kế và giai đoạn áp dụng. Giai đoạn thiết kế được bắt đầu từ việc tiếp nhận yêu cầu về nhân lực phía DoN -> Phân tích yêu cầu công việc, phân tích chuẩn kỹ năng cần đạt -> Xác định môđun học tập -> Xây dựng nội dung từng môđun -> Xác định nguồn tài liệu học tập. Trong giai đoạn áp dụng, cần xác định trình

độ đầu vào của SV -> Phân ngành, phân lớp -> Xác định nội dung đào tạo cho từng lớp, lựa chọn môđun phù hợp -> Tiến hành quá trình đào tạo -> Kiểm tra, đánh giá.

Hình 3.4: Quy trình liên kết xây dng chương trình đào to

Lưu ý, khi phân tích nghề, cần xác định các nhiệm vụ nghề (tức là vị trí công việc mà người lao động phải thực hiện), danh mục các công việc của nghề (được thể hiện qua các môđun nghề) và năng lực cần đạt tương ứng với mỗi công việc cụ thể.

c. Tổ chức thực hiện biện pháp

- Bước 1: DoN cử chuyên gia phối hợp với trường CĐN cùng tham gia xây dựng chương trình đào tạo.

Liên kết xây dựng chương trình đào tạo

Thiết kế chương trình Áp dụng chương trình

Xác định yêu cầu nhân lực

Xác định ngành, nghề đào tạo

Xác định các nhiệm vụ nghề

Xác định các công việc của nghề

Xác định năng lực nghề cần đạt

Xác định trình độ đầu vào

Phân ngành, phân lớp

Xác định nội dung, chọn môđun

Thực hiện quá trình đào tạo

Kiểm tra, đánh giá kết quả

Xác định mức độ phù hợp của chương trình đáp ứng yêu cầu nhân lực DoN

- Bước 2: Xác định yêu cầu đào tạo. Căn cứ yêu cầu nhân lực của DoN, kết hợp điều tra nhu cầu xã hội để tìm hiểu nghề DoN và thị trường lao động đang cần, sẽ cần, có tính đến sự cân đối về đội ngũ nhân lực, về chi phí và hiệu quả.

- Bước 3: Phân tích nghề thông qua “xác định nhiệm vụ của nghề, danh mục các công việc thuộc nghề đó, các bước của từng công việc và điều kiện để thực hiện các công việc đó” [77, tr 22]

- Bước 4: Phân tích các công việc và kỹ năng nghề, các năng lực cần đạt tương ứng với công việc, nhiệm vụ.

- Bước 5: Tổ chức áp dụng chương trình vào thực tiễn giảng dạy. Bắt đầu từ hoạt động xác định trình độ đầu vào của SV -> Phân ngành, phân lớp -> Xác định nội dung đào tạo cho từng lớp, lựa chọn môđun phù hợp -> Tiến hành quá trình đào tạo ->

Kiểm tra, đánh giá kết quả theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và kỹ năng mềm trong SV.

- Bước 6: Liên kết, kiểm định lại chất lượng chương trình, lấy tiêu chí: đáp ứng yêu cầu nhân lực của DoN làm chuẩn. Có thể thay đổi, bổ sung hoặc lược bỏ.

Tóm lại, quản lý quá trình liên kết xây dựng chương trình đào tạo là một trong các bước liên quan đến đầu vào của quản lý LKĐT nhưng có ý nghĩa quan trọng, chi phối chất lượng quá trình đào tạo và đầu ra của “sản phẩm”.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Chuẩn hóa đội ngũ soạn thảo chương trình. Nhất thiết phải có sự tham gia của chuyên gia thuộc lĩnh vực nghề, các CBKT tay nghề cao nhiều trải nghiệm, các nhà chuyên môn hiểu biết về nghề cùng tiến hành nghiên cứu, thảo luận và thống nhất những năng lực cần đạt trên ba phương diện: kiến thức nghề, kỹ năng hành nghề và giải quyết vấn đề liên quan đến nghề, thái độ nghề.

- Có chính sách phù hợp đối với người tham gia xây dựng chương trình.

- Hỗ trợ mọi điều kiện cần thiết khi áp dụng thử nghiệm chương trình.

3.3.2.2. Qun lý liên kết xây dng h thng thông tin tuyn sinh và cung ng lao động

a. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

- Thiết lập hệ thống thông tin tuyển sinh và cung ứng lao động sát với yêu cầu thực tế của DoN.

- Cập nhật thường xuyên những thay đổi của thị trường lao động, việc làm.

Phân tích, đánh giá thực trạng, dự báo xu hướng phát triển, kịp thời điều chỉnh kế hoạch, chương trình đào tạo theo yêu cầu DoN.

- Cung cấp cho DoN những thông tin về khả năng đào tạo của nhà trường (ngành nghề, số lượng, chất lượng... và tiềm năng phát triển). Đồng thời, cung cấp cho người học những thông tin đáng tin cậy về ngành nghề đào tạo, nhu cầu, yêu cầu nhân lực từ phía DoN... từ đó, người học có thể lựa chọn đúng ngành nghề, phù hợp nhu cầu, khả năng bản thân và điều kiện kinh tế gia đình, có điều kiện tiếp cận việc làm sau tốt nghiệp và khả năng lựa chọn cơ hội việc làm.

b. Nội dung biện pháp

- Xây dựng hệ thống thông tin về truyển sinh: Trong LKĐT, tuyển sinh được coi như một phần của thoả thuận dịch vụ, được biểu hiện qua: cá nhân người học thoả thuận với tổ chức nhà trường hoặc DoN; bản thân tổ chức cũng có những thoả thuận với nhau về mọi phương diện (thời gian, kinh phí, chất lượng, hiệu quả...). Trên cơ sở các chính sách tuyển sinh của nhà nước, mỗi trường có những quy định, điều kiện tuyển sinh riêng nhưng phải đáp ứng các tiêu chuẩn tuyển sinh tối thiểu.

Việc kết hợp với DoN tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường nâng cao số lượng, chất lượng tuyển sinh. Thu hút người học bằng đa dạng kênh thông tin: từ phương tiện truyền thông đến các sự kiện; từ phương diện đại chúng đến từng gia đình, cá nhân người học; Từ việc tạo dựng uy tín đến hướng nghiệp việc làm... DoN có thể trực tiếp tuyển sinh theo nhu cầu sản xuất thực tế, gửi học sinh về cơ sở đào tạo hoặc hỗ trợ nhà trường cùng tham gia tuyển sinh, xuất hiện trong các sự kiện tư vấn

tuyển sinh, việc làm, hội thảo đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội... trong vai trò cán bộ tư vấn. Tiếp cận, thực hiện tốt chủ trương giáo dục hướng nghiệp phổ thông.

Tuy nhiên, tuyển sinh phải đúng đối tượng, đúng ngành học, đúng trình độ, tránh hiện tượng “vơ bèo, vạt tép”. Các bên tham gia tuyển sinh cần nắm vững quy trình thủ tục tuyển sinh đối với hình thức xét tuyển hay thi tuyển. Người học chỉ được coi trúng tuyển khi các thông tin thoả mãn tiêu chuẩn tuyển sinh tối thiểu của khoá học, ngành học. Tổ chức bộ phận quan hệ, hợp tác với DoN trong hệ thống trường CĐN để thu thập thông tin về nhu cầu của DoN (nhu cầu về số lượng, chất lượng, trình độ).

- Xây dựng hệ thống thông tin về khả năng cung ứng lao động, việc làm: Bộ phận này có trách nhiệm kết nối thông tin giữa nhà trường với DoN. Tìm kiếm các DoN, các tổ chức xã hội sẵn sàng cộng đồng trách nhiệm với nhà trường trong sự nghiệp đào tạo và phát triển nhân lực.

c. Tổ chức thực hiện biện pháp

- Bước 1: Thành lập bộ phận liên kết thông tin.

Tuỳ thuộc điều kiện cụ thể của từng trường để tổ chức bộ phận hợp tác với DoN cho phù hợp. Có thể thành lập các tổ chức như: Tổ thông tin về ĐTN và nhu cầu xã hội; Phòng hợp tác và quan hệ với DoN; Trung tâm tư vấn tuyển sinh, giới thiệu việc làm và hợp tác DoN; Bộ phận dịch vụ việc làm và chuyển giao công nghệ...

- Bước 2: Quy định rõ trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ và quyền lợi của bộ phận liên kết thông tin.

Bộ phận này có nhiệm vụ cập nhật đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hoạt động ĐTN, LKĐT với DoN; Trực tiếp trao đổi thông tin với các DoN trong khu vực, đặc biệt với các DoN có sử dụng lao động đã qua đào tạo của nhà trường. Thu thập những ý kiến nhận xét từ phía DoN về “sản phẩm” sức lao động đã cung ứng, nhu cầu về số lượng, chất lượng, trình độ lao động, những thay đổi về yêu cầu ngành nghề trong sản xuất của DoN trong thời gian tới; Thực hiện nhiệm vụ điều tra “theo dấu vết sinh viên”; Trực tiếp quảng bá thông tin tuyển sinh về ngành

nghề đào tạo, chương trình đào tạo và cơ hội việc làm; Tư vấn tuyển sinh, việc làm;

Đề xuất những điều kiện cần thiết phục vụ hoạt động LKĐT với DoN (nhân lực, vật lực, tài lực); Đề xuất điều chỉnh, bổ sung, thay mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp đào tạo đáp ứng với yêu cầu của DoN; Trực tiếp thực hiện các hoạt động liên quan đến hợp đồng LKĐT với DoN.

- Bước 3: Thành lập hội đồng tuyển sinh gồm: đại diện phía nhà trường và đại diện phía DoN. Hội đồng có nhiệm vụ lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các hoạt động liên kết tuyển sinh. Phối hợp với DoN tiến hành chiến dịch tuyển sinh theo các hình thức: DoN chủ động tuyển sinh theo nhu cầu, gửi số lượng học sinh được tuyển về trường đào tạo; DoN đặt hàng nhà trường đào tạo theo nhu cầu; DoN cùng nhà trường tổ chức các hoạt động tư vấn tuyển sinh, hội chợ việc làm, tham gia góp ý trong các hội nghị, hội thảo... hỗ trợ hoạt động tham quan cơ sở sản xuất; Nhà trường chủ động tổ chức, thực hiện các hoạt động tuyển sinh theo kế hoạch đã định.

- Bước 4: Tổ chức hoạt động tiếp cận thông tin liên kết tuyển sinh

Tiếp cận DoN khảo sát nhu cầu xã hội về nhân lực lao động thuộc các lĩnh vực gần với ngành nghề trường đang đào tạo kịp thời điều chỉnh, lên kế hoạch tuyển sinh, tìm kiếm trợ giúp tuyển sinh từ phía DoN và các tổ chức xã hội. Phối hợp với DoN thực hiện hoạt động tuyển sinh theo 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Tuyển sinh trước quá trình đào tạo.

Giai đoạn này có thể được thực hiện trước kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trung học cơ cở. Gồm các hoạt động: Tạo mối quan hệ với các trường phổ thông, đặt vấn đề về công tác hướng nghiệp; Thiết lập quan hệ chính thức; Tổ chức hội thảo về công tác hướng nghiệp; Tổ chức cho giáo viên và học sinh các trường phổ thông tham quan CSĐT và cơ sở sản xuất phía DoN, tư vấn hướng nghiệp tại chỗ.

+ Giai đoạn 2: Ngay sau kỳ thi tốt nghiệp. Đây là giai đoạn tìm kiếm tinh thần cộng đồng trách nhiệm của cá nhân, tổ chức xã hội. Triển khai thông báo tuyển sinh tới từng giáo viên, học sinh, nhân dân các xã, phường, tỉnh lân cận qua các hình thức:

tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng...

+ Giai đoạn 3: Sau thời gian tuyển sinh đợt 1 (nếu chưa đủ chỉ tiêu). Tiếp cận tới mọi đối tượng thông báo kế hoạch tuyển sinh đợt 2. Tổ chức nói chuyện, tuyên truyền về hình ảnh nhà trường, về chương trình học tập, kỹ năng sống, con đường lập nghiệp...

- Bước 5: Liên kết thông tin lập kế hoạch cung ứng lao động cho các DoN.

Thu thập thông tin về nhu cầu nhân lực các cấp trình độ, ngành nghề phía DoN.

Xác định thời điểm, số lượng, chất lượng học viên tốt nghiệp. Liên hệ với DoN. Tổ chức giới thiệu DoN đến tuyển dụng tại trường hoặc tiếp nhận chỉ tiêu tuyển dụng, thông báo tới học viên. Tiếp nhận bản đăng ký việc làm phía học viên. Tổng hợp và xây dựng kế hoạch cung ứng lao động.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Thành lập bộ phận thông tin tuyển sinh, việc làm.

- Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức.

- Xây dựng cơ chế tài chính hỗ trợ kết nối thông tin. Trang bị các phần mềm chức năng quản lý cần thiết.

Một phần của tài liệu Quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực (Trang 144 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(244 trang)