Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý liên kết đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực (Trang 72 - 75)

Quản lý LKĐT giữa nhà trường với DoN chịu tác động sâu sắc của thị trường sức lao động. Sự thật tất yếu "KT - XH càng phát triển thì nhu cầu về lao động có kỹ năng càng tăng, đào tạo nhân lực càng có điều kiện phát triển và ngược lại. Do vậy, đào tạo nhân lực phải gắn với việc làm của xã hội, gắn với nhu cầu của thị trường lao động" [3; tr 27]. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, thị trường lao động Việt Nam có nhiều biến động. Sự dồi dào về nguồn nhân lực lao động thủ công, đơn giản, sự thiếu nghiêm trọng nhân lực lao động kỹ thuật, tay nghề cao dẫn tới sự mất cân bằng về thị trường. Để cân bằng CUNG - CẦU, đào tạo phải gắn với nhu cầu thị trường lao động về cả số lượng, chất lượng, cơ cấu. Nắm bắt đúng nhu cầu xã hội, cung cấp nguồn nhân lực hợp lý tránh hiện tượng cung vượt quá cầu, cung nhỏ hơn cầu gây hiện tượng vừa thừa, vừa thiếu nhân lực.

Trong LKĐT, nhà trường giữ vai trò là nguồn CUNG lao động, DoN giữ vai trò là CẦU, là “khách hàng”. "Quan hệ giữa thị trường lao động và dạy nghề thực chất là mối quan hệ Khách hàng đối với nhà trường" [3; tr 27]. Việc xác định đúng đối tượng khách hàng là một trong những nhân tố hiện thực hóa mối quan hệ CUNG - CẦU. Vấn đề là CUNG phải đáp ứng CẦU về cả số lượng và chất lượng, tránh hiện tượng CUNG không hợp CẦU, gây lãng phí về nguồn lực. Giải pháp điều tiết mối quan hệ CUNG - CẦU nên được khởi động từ LKĐT với DoN. Coi DoN vừa là

khách hàng, vừa là chủ thể của hoạt động đào tạo, vừa là CẦU - tiếp nhận sử dụng lao động vừa tham gia vào quá trình CUNG ứng lao động.

HOẠT ĐỘNG

LIÊN KẾT ĐT

Hình 1.18: Hot động LKĐT và quy lut cung - cu

Không chỉ chịu tác động của quy luật CUNG - CẦU, LKĐT còn tiếp nhận những ảnh hưởng của quy luật cạnh tranh - một quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường. Về bản chất, cạnh tranh tạo ra động lực phát triển. Trong LKĐT, quy luật cạnh tranh chủ yếu tác động dưới góc độ tích cực, xóa bỏ sức ỳ và tâm lý thụ động của nhà trường, khiến nhà trường tích cực vận động, tìm hiểu nhu cầu thị trường, đổi mới quản lý, chuyển hướng đào tạo từ đào tạo cái nhà trường có sang đào tạo cái xã hội cần.

Trong quá trình chuyển đổi, nhà trường sẽ phải đối mặt với thực tế: nhiều cơ sở cùng cung ứng một sản phẩm, DoN chọn sản phẩm nào, điều đó hoàn toàn lệ thuộc vào chất lượng nguồn cung. Giải pháp LKĐT giữa nhà trường và DoN hiện nay sẽ nâng cao NLCT cho nhà trường, cho nhân lực đã qua đào tạo đồng thời gia tăng chất lượng sản phẩm cho DoN.

1.3.6.2. S tác động ca cơ chế - chính sách

Chính sách và thể chế của Đảng và Nhà nước là hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho LKĐT và quản lý LKĐT với DoN được thực hiện. Trên thực tế, LKĐT với DoN ở Việt Nam tuy đã được đề cập đến từ nửa cuối thế kỷ XX, song phải đến những năm đầu của thế kỷ XXI, hoạt động trên mới thực sự được chú ý. Do vậy, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tuy có, song những hướng dẫn, quy định cụ thể để thực hiện quản lý LKĐT với DoN còn rất hạn chế, gây khó khăn không nhỏ cho các đơn vị

CUNG CẦU

TRƯỜNG CĐN

DOANH NGHIỆP NHÂN LỰC

ĐƯỢC ĐT

BỐI CẢNH KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

tham gia liên kết. Mặt khác, cơ chế chính sách nếu có lại chưa đồng bộ. Chưa có chính sách đối với người dạy là cán bộ, công nhân tay nghề cao tại các DoN tham gia thỉnh giảng. Chính sách đối với người học, tư vấn hướng nghiệp, tạo việc làm và cơ chế điều tra theo dấu vết SV còn mỏng. Chưa có chính sách cộng đồng trách nhiệm đối với DoN có sử dụng nhân lực qua đào tạo.

1.3.6.3. Năng lc ca các bên tham gia liên kết đào to

Năng lực đào tạo và chiến lược phát triển của trường CĐN; Nhu cầu nhân lực và chiến lược phát triển của DoN; Năng lực của nhà lãnh đạo và quản lý nhà trường, DoN là những yếu tố tác động không nhỏ tới việc thiết lập, duy trì quan hệ LKĐT cũng như bảo đảm chất lượng, hiệu quả quản lý LKĐT.

Thứ nhất, hoạt động LKĐT giữa trường CĐN với DoN có được thiết lập và phát triển hay không phụ thuộc không nhỏ vào năng lực đào tạo của nhà trường, vào ngành nghề, đội ngũ cán bộ, giảng viên, vào quy mô và chiến lược phát triển của nhà trường có tính đến những rủi ro tiềm ẩn nhà trường có thể gặp phải như: rủi ro về tài chính (thời gian quá dài thường từ 3 - 5 năm để kết thúc một khoá học, một chu kỳ kế hoạch so với thời gian ngắn của chu kỳ năm tài chính); rủi ro về sự thay đổi cơ chế, chính sách, sự cạnh tranh về tuyển sinh và cấp kinh phí dựa trên nguồn tuyển; rủi ro về đạo đức (không đáp ứng yêu cầu của SV so với cam kết thực hiện)...

Thứ hai, về phía DoN, mục tiêu của DoN là lợi nhuận, là thương hiệu của sản phẩm hàng hóa và sức cạnh tranh trên thị trường. Vì thế, DoN sẵn sàng liên kết với nhà trường nếu hoạt động LKĐT đó đem lại lợi ích thiết thực cho DoN. Trường hợp DoN mở rộng sản xuất, phát triển thêm các lĩnh vực kinh doanh, nhu cầu về nhân lực tăng, DoN sẽ chủ động tìm đến nhà trường thiết lập quan hệ liên kết, tạo mọi điều kiện để quá trình liên kết đạt hiệu quả mong đợi. Ngược lại, nếu hoạt động kinh doanh không đem lại nguồn lợi, DoN không sẵn sàng LKĐT với nhà trường để chấp nhận thêm những rủi ro sẽ phải đối mặt như: Vấn đề an toàn đối với SV khi tiến hành thực tập, thực hành tại DoN; Vấn đề tài chính phát sinh; Sự hư hại, hao tổn về máy móc, thiết bị sản xuất; Chậm kế hoạch sản xuất...

Thứ ba, trong môi trường nhà trường cũng như DoN, người hiệu trưởng, người giám đốc vừa là nhà lãnh đạo (leader) nhưng cũng vừa là người quản lý (manager). Do đó, hội tụ trong cá nhân người hiệu trưởng, giám đốc là kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng quản lý. Nói cách khác, người hiệu trưởng, giám đốc phải có các phẩm chất cần thiết như: tầm nhìn, trực cảm, hiểu mình và tâm điểm thống nhất giá trị [40; tr 259]. Hơn thế nữa, nhà lãnh đạo phải thực sự coi việc phát triển con người là yếu tố quyết định sự thành công của tổ chức, lấy: Thực dạy - Thực học - Thực hành (thực sản xuất) làm chất lượng, hiệu quả, coi việc phát triển nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước với tiêu chí: Thực hành - Thực nghiệp làm nhiệm vụ trọng tâm.

1.4. BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

Một phần của tài liệu Quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(244 trang)