Điều kiện thực hiện quản lý liên kết đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực (Trang 52 - 58)

- Nhà trường chủ động tìm kiếm, đặt vấn đề liên kết với DoN theo từng nội dung tiến tới liên kết sâu trên mọi giai đoạn của quá trình đào tạo.

- DoN nhận thức rõ trách nhiệm tham gia hoạt động đào tạo nhân lực, nhiệt tình phối hợp cùng xây dựng quan hệ liên kết.

1.3.2.2. Qun lý da trên tho thun v ni dung, hình thc liên kết

Trên cơ sở thống nhất về giới hạn nội dung, thời gian, hình thức và các nguồn lực tham gia liên kết, nhà trường và DoN quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên qua các điều khoản của hợp đồng LKĐT. Cụ thể, đối với nhà trường:

phải đảm bảo đào tạo đúng với số lượng, chất lượng, ngành nghề, thời gian. Đối với DoN, có trách nhiệm đảm bảo hỗ trợ tài chính, phương tiện vật chất, cơ sở thực tập và cam kết tiếp nhận, sử dụng nhân lực theo hợp đồng. Bản hợp đồng LKĐT được coi là hành lang pháp lý đảm bảo mọi hoạt động diễn ra theo thoả thuận đã ký kết.

1.3.2.3. Qun lý da trên cơ chế, chính sách, văn bn, quy định, hướng dn ca nhà nước v t chc, thc hin liên kết đào to gia nhà trường vi doanh nghip

Thực hiện theo tinh thần của luật Dạy nghề, luật Giáo dục Nghề nghiệp và luật Doanh nghiệp, trường CĐN có quyền tự chủ tổ chức quá trình đào tạo các ngành nghề được cấp phép. Do vậy, nhà trường được chủ động tìm kiếm DoN, kết hợp với DoN xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình, tổ chức đào tạo, phân bổ nguồn lực, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng. Chủ động xây dựng kế hoạch LKĐT, tìm kiếm DoN có tiềm năng đặt vấn đề liên kết. Tiếp nhận các thông tin từ phía DoN, chọn lọc, phân tích, thay đổi để thích ứng với nhu cầu của DoN. DoN có trách nhiệm tự tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho lao động của DoN; phối hợp với CSDN để cùng đào tạo, đặt hàng đào tạo; có trách nhiệm đóng góp vào quỹ hỗ trợ học nghề đồng thời trực tiếp tham gia vào các hoạt động ĐTN (xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, xác định danh mục nghề, xây dựng chương trình đào tạo, đánh giá kết quả học tập của học sinh...). Trong LKĐT, “DoN có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhu cầu việc làm (số lượng cần tuyển dụng theo nghề và trình độ đào tạo, yêu cầu về thể lực, năng lực khác...) và các chế độ cho người lao động (tiền lương, môi trường và điều kiện làm việc, phúc lợi...) cho các CSDN; đồng thời thường xuyên có thông tin phản hồi cho CSDN mức độ hài lòng đối với sản phẩm đào tạo của CSDN” [58].

Xây dựng cơ chế liên kết trên nguyên tắc cộng đồng trách nhiệm, chia sẻ quyền lợi và đảm bảo chất lượng. Cập nhật chính sách, văn bản hướng dẫn của nhà nước về LKĐT giữa nhà trường với DoN. Phối hợp thực hiện quản lý LKĐT theo mô hình đã thoả thuận thống nhất giữa CSĐT với DoN.

Bng 1.1: V trí, vai trò, nhim v ca trường CĐN và DoN trong LKĐT Nội dung Trường cao đẳng nghề Doanh nghiệp

Vị trí Chủ thể thực hiện LKĐT Chủ thể thực hiện LKĐT

Vai trò Chủ động thực hiện hoạt động LKĐT Chủ động thực hiện hoạt động LKĐT

Nhiệm vụ

- Tổ chức, xây dựng kế hoạch LKĐT với DoN.

- Chủ động điều tra, thu thập, phân tích thông tin về nhu cầu nhân lực các ngành nghề tại DoN.

- Tổ chức xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo; tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập, đánh giá kết quả học tập;

- Tổ chức các hoạt động đào tạo theo yêu cầu DoN;

- Kết hợp với DoN tổ chức hội nghị, hội thảo về LKĐT; Tổ chức đưa giáo viên, học viên tham quan, thực hành, thực tập tại DoN;

- Huy động, quản lý các nguồn lực nhằm thực hiện tốt mục tiêu LKĐT, nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với việc làm;

- Phối hợp với DoN, thực hiện tư vấn hướng nghiệp sau đào tạo.

- Cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động của doanh nghiệp;

- Tổ chức đào tạo hoặc đặt hàng với cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

- Tham gia xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo; tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực tập, đánh giá kết quả học tập;

- Tiếp nhận người học, nhà giáo đến tham quan, thực hành, thực tập nâng cao kỹ năng nghề;

- Phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề và đào tạo lại nghề cho người lao động của DoN;

- Tạo điều kiện cho người lao động của DoN vừa làm vừa học để nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp;

- Sử dụng lao động đã qua đào tạo hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Tóm lại, trong quản lý LKĐT, DoN cần được coi là một chủ thể quan trọng bảo đảm và nâng cao chất lượng LKĐT. Nhân lực đã qua đào tạo chỉ đáp ứng được yêu cầu của DoN khi và chỉ khi hoạt động đào tạo của nhà trường được gắn kết chặt chẽ với DoN. Xét trên phương diện khách quan, đào tạo nhân lực là đào tạo lao động cho DoN. Do đó, DoN phải tham gia và có trách nhiệm với hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, do chính sách phát triển nhân lực Việt Nam từ trước đến nay chưa xác định cụ thể trách nhiệm của DoN trong đào tạo nhân lực, vì thế, hầu hết DoN không quan tâm đến đào tạo, chỉ quan tâm đến

tuyển dụng và sử dụng lao động đã qua đào tạo. Muốn phát triển nhân lực, phải đề cao trách nhim ca DoN vi tư cách đồng ch th trong quá trình LKĐT.

1.3.2.4. Qun lý liên kết đào to da trên qun lý nhà nước v đào to ngh Quản lý LKĐT giữa trường CĐN với DoN cần được đặt trong hệ thống quản lý nhà nước về ĐTN, chịu sự chi phối của quản lý nhà nước được cụ thể hóa qua các nội dung chủ yếu sau:

- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực dạy nghề; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển dạy nghề;

- Tổ chức bộ máy, cán bộ QLNN trong lĩnh vực dạy nghề; chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề;

- Quy định về chuẩn điều kiện đảm bảo chất lượng (Giáo viên, nội dung chương trình, cơ sở vật chất...) và tổ chức kiểm định chất lượng;

- Tổ chức thực hiện việc kiểm định chất lượng dạy nghề và đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

- Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phát triển dạy nghề; tổ chức, chỉ đạo công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dạy nghề.

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực dạy nghề.

Nội dung cụ thể được thể hiện trong phụ lục PL3.1; PL3.2

1.3.2.5. Qun lý da trên s bo đảm hài hoà li ích các bên liên kết

Đây là một trong những điều kiện tiên quyết quyết định sự hình thành, phát triển bền vững của quan hệ liên kết giữa nhà trường với DoN. Quan hệ liên kết chỉ được thiết lập khi và chỉ khi có lợi ích và lợi ích đó được bảo đảm hài hoà, cân đối. Tất nhiên, không thể áp dụng tư duy toán học để chia đều lợi ích theo tỷ lệ 50 - 50.

Lợi ích trong mối quan hệ LKĐT là sự thoả mãn, đáp ứng được yêu cầu của các bên tham gia. Đảm bảo hài hoà lợi ích là một yếu tố hết sức quan trọng bởi lẽ, mục tiêu hoạt động của DoN là lợi nhuận, là phần tài sản có thêm được sau đầu tư đã trừ đi các khoản chi phí, nói cách khác là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra.

Trong khi đó, mục tiêu đào tạo của nhà trường là phát triển chất lượng con người. Như vậy, xét về mục tiêu hoạt động tuy không tương đồng, nhưng xét về đối tượng tham gia vào quá trình đào tạo, sản xuất lại có điểm chung, phụ thuộc lẫn nhau. Thứ nhất, mục đích nhà trường hướng đến là con người có kiến thức, kỹ năng, thái độ (chất lượng con người). Đối tượng mà DoN cần là nhân lực có trình độ, kỹ năng, thái độ nhất định (con người chất lượng). Thứ hai, trong quá trình tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại, ứng dụng vào sản xuất, DoN cần nhà trường, ngược lại, nhà trường cần DoN để thử nghiệm và khẳng định mức độ mục tiêu phát triển chất lượng con người.

Tuy nhiên, trên thực tế, sợi dây liên kết giữa trường CĐN với DoN rất mong manh, kết nối liên kết chưa bền chặt. Một trong những nguyên nhân chính xuất phát từ nhận thức và sự thoả mãn về lợi ích. Chỉ khi, tiếng nói giữa hai phía hòa làm một, quan hệ liên kết mới được thiết lập đồng nghĩa với quá trình quản lý liên kết phát sinh.

Đây cũng là quy luật tất yếu, lợi ích luôn được cân nhắc trước mỗi quyết định hành động. LKĐT giữa trường CĐN với DoN cũng vậy. Lợi ích nhà trường, lợi ích DoN, lợi ích xã hội, lợi ích cho bản thân người học phải được xử lý phù hợp trong mối quan hệ liên kết. (Xem bảng 1.2)

Bng 1.2: Tng hp li ích t liên kết đào to gia nhà trường vi doanh nghip

Đối tượng Lợi ích

Nhà trường

+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo: Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo được đổi mới theo hướng đáp ứng nhu cầu DoN; Chất lượng đội ngũ giáo viên cải thiện. Giáo viên, giảng viên có điều kiện cập nhật công nghệ sản xuất tiên tiến đang vận hành tại DoN, gia tăng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm nghề; CSVC, máy móc thiết bị, tài chính, nhân sự được tăng cường trong điều kiện vẫn tiết kiệm đầu tư kinh phí; Phương thức kiểm tra, đánh giá, quản lý được đổi mới cập với yêu cầu DoN;

+ Mở rộng quan hệ đối ngoại: Trở thành đối tác trong hoạt động kinh tế của DoN, theo kịp tốc độ phát triển DoN cung ứng sản phẩm nhân lực có chất lượng; Gia tăng khả năng “tiếp thị”, đặt bước đi vững chắc trong thị trường giáo dục cạnh tranh sôi động; Tạo được vị thế, thương hiệu nhà trường, mở rộng khả năng tuyển sinh, tạo việc làm, đáp ứng nhu cầu nhân lực DoN.

Doanh nghiệp

+ Tận dụng được sức mạnh trí tuệ của nhà trường;

+ DoN có cơ hội tuyển dụng nhân lực chất lượng phù hợp nhu cầu.

+ DoN giảm bớt sự thiếu hụt nhân lực có trình độ, tay nghề cao, có lực lượng lao động lành nghề, tăng tính cạnh tranh; Tiết kiệm chi phí từ việc tuyển mới công nhân tay nghề cao từ bên ngoài (gồm: thời gian cho sự hoà nhập môi trường, sự rủi ro khi thuê một người không biết về công ty).

+ Công nhân lành nghề có cơ hội phát triển năng lực lãnh đạo; CBKT có cơ hội tiếp cận kiến thức khoa học về nghề.

+ Chất lượng sản phẩm cao hơn nhờ lực lượng lao động lành nghề. Mang lại nhiều lợi nhuận. Ít phải thay thế công nhân hơn (không cần thiết đào tạo lại những công nhân mới).

Người học

+ Được thực hành, thực tập trên các dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại tại DoN, nâng cao kỹ năng tay nghề, sẵn sàng tiếp cận việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

+ Có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm được trả lương cao; Hài lòng với nghề nghiệp; Có chứng chỉ về dạy nghề được công nhận thuận lợi hơn.

+ Linh hoạt, thích ứng nhanh.

+ Khả năng học tập suốt đời (có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ tay nghề sau này). Có khả năng học tập nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn.

Nhà nước

+ Cải thiện các điều kiện kinh tế xã hội, mức sống của nhân dân.

+ Tăng tính cạnh tranh của các ngành kinh tế.

+ Tiết kiệm chi phí cho trợ cấp xã hội (sự thất nghiệp được coi như hậu quả của sự chuyển đổi thất bại từ giáo dục đến việc làm).

+ Hiệu quả ngoài đạt được nhờ sự giáo dục tốt hơn.

+ Gia tăng nguồn thuế thu nhập từ mức lương cao hơn. Cải thiện các hoạt động kinh tế, cải thiện sự đầu tư cho giáo dục, hỗ trợ nhà nước đạt các mục tiêu phát triển.

Trên cơ sở thống nhất hài hoà lợi ích theo điều kiện hoàn cảnh thực tế, LKĐT giữa trường CĐN với DoN sẽ được thiết lập và được quản lý theo mô hình, nội dung đã thoả thuận thông qua hợp đồng ký kết.

Một phần của tài liệu Quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(244 trang)