Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
2.4.3. Thực trạng quản lý “kết quả đầu ra” trong liên kết đào tạo
Theo báo cáo của các trường CĐN, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của SV khá cao, từ 83 – 96% phụ thuộc từng nhóm ngành, nghề. Trong số SV được công nhận đỗ tốt nghiệp, tỷ lệ khá giỏi chiếm 36 – 52% nhưng liệu rằng có bao nhiêu % trong số SV khá giỏi đó đáp ứng yêu cầu DoN. Mặt khác, nếu so sánh số lượng SV đầu vào với số lượng SV tốt nghiệp ra trường, nhiều vấn đề về công tác quản lý cần được xét lại. Đơn cử như số lượng SV tốt nghiệp trong tương quan với sĩ số đầu vào (theo báo cáo của các trường CĐN) thường hao hụt trung bình khoảng 30%, tỷ lệ hao hụt dao động từ 15.8%
đến 50% (xem bảng 2.9).
Bảng 2.9: So sánh số lượng sinh viên đầu vào và đầu ra của K34 trường CĐN Việt Xô số 1
Đơn vị tính: Người
TT TÊN LỚP KHOÁ SỸ SỐ
BAN ĐẦU
SỐ SV THÔI HỌC
SỐ SV TỐT NGHIỆP
TỶ LỆ HAO HỤT
1 34CH1 K34 14 7 7 50%
2 34CLM1 K34 17 5 12 29.4%
3 34CLM2 K34 25 11 14 44%
4 34CK1 K34 34 14 20 41.2%
5 34CK2 K34 38 6 32 15.8%
6 34CĐ1+2 K34 46 9 36 19.6%
Tổng số 174 53 121 30.5%
(Nguồn: Trích Báo cáo trường CĐN Việt Xô số 1 – Tháng 5 năm 2013) Như vậy, sỹ số đầu vào của K34 ngành điện – điện tử và cơ khí của trường CĐN Việt Xô số 1 là 174 SV, đầu ra tốt nghiệp là 121 SV (69.5%). Số lượng SV bỏ học, thôi học giữa chừng là 53 SV (30.5%) chiếm tỷ lệ tương đối cao. Đây là thực trạng các trường CĐN Vĩnh Phúc hiện đang đối mặt. Tỷ lệ SV xoá tên, thôi học cao ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả đào tạo. Nguyên nhân SV bỏ học khá đa dạng: hoặc do điều kiện gia đình, hoặc do SV năm sau tiếp tục thi đại học, hay do quá trình học nghề không giống mong đợi… Giảm tỷ lệ SV bỏ học, thôi học là bài toán không phải không có lời giải đối với các trường CĐN, vấn đề là ở chỗ khơi dậy sự hứng thú, đam mê nghề nghiệp đối với SV, giúp SV nhận thức đúng giá trị, tiềm năng phát triển của ngành học, của bản thân. Hiện trạng này sẽ được giải quyết khi và chỉ khi trường CĐN có mối quan hệ liên kết bền chặt với DoN.
2.4.3.2. Thực trạng quản lý liên kết tạo việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp Để quản lý liên kết tạo việc làm đáp ứng đúng ngành nghề đào tạo cho SV đòi hỏi các trường CĐN phải thực sự đầu tư thời gian, nhân lực. Trên thực tế, đã có trường triển khai chương trình “Theo dấu vết SV” nhưng chỉ được một thời gian ngắn, chương trình đành gác lại do vướng phải nhiều trở ngại: SV sau khi ra trường thay đổi địa chỉ, nơi làm việc thường xuyên khiến việc liên lạc bị đứt đoạn; nhà trường chưa thực sự nhận thức rõ lợi ích của chương trình; DoN chưa nhiệt tình
cung cấp thông tin… Qua khảo sát nhóm người lao động có trình độ CĐN đang làm việc tại DoN, kết quả cho thấy:
Bảng 2.10: Thống kê thực trạng việc làm của SV sau tốt nghiệp
TT THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP TỈ LỆ % 1 Thời gian sinh viên có việc làm lần đầu sau khi
tốt nghiệp
Dưới 6 tháng 61.3 Từ 6 - 12 tháng 25.4 Trên 12 tháng 13.3 2 Việc làm đầu tiên đúng ngành nghề được đào
tạo
Đúng nghề 46.3 Đúng một phần 30.4
Trái nghề 23.3
3 Việc làm đầu tiên phù hợp với trình độ được đào tạo
Phù hợp 52.1
Thấp hơn 37.1
Cao hơn 10.8
Lý do làm việc trái ngành nghề được đào tạo
4 Việc làm hiện tại có thu nhập cao hơn Đúng 100%
5 Việc làm hiện tại gần nhà hơn Đúng 100%
6 Việc làm hiện tại nhẹ nhàng hơn Đúng 100%
7 Việc làm hiện tại có điều kiện làm việc tốt hơn Đúng 100%
8 Việc làm hiện tại có cơ hội thăng tiến hơn Đúng 100%
9 Việc làm hiện tại có người nhà nâng đỡ Đúng 100%
Theo thống kê, 61.3% người LĐ khẳng định có việc làm lần đầu ngay sau khi tốt nghiệp, 25.4% có việc làm sau tốt nghiệp từ 6 đến 12 tháng trong đó 46.3%
có việc làm đầu tiên đúng nghề, 51.2% có việc làm đầu tiên phù hợp với trình độ được đào tạo. Trong số 56 người lao động được hỏi trả lời về lý do làm việc trái nghề có tới 11 người (19.6%) khẳng định do nguồn thu nhập cao; 9 người (16.1%) muốn gần nhà; 8 người (14.3%) thích công việc nhẹ nhàng; 13 người (23.2%) cho điều kiện làm việc tốt hơn; 4 người (7.1%) có cơ hội thăng tiến và 5 người (8.9%) có người nhà nâng đỡ. Xét theo tiêu chí của tổ chức lao động quốc tế ILO, hiệu quả ngoài của đào tạo được tính thông qua số lượng người học có việc làm đúng ngành nghề trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp. Trong số 61.3% SV có được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp chỉ có 46.3% nhận được việc làm đúng ngành đào tạo, 52.1% phù hợp với trình độ được đào tạo. Kết quả khảo sát nhóm người lao động trên có phần chênh lệch với báo cáo từ các trường CĐN. Theo báo cáo, số lượng
SV có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp rất cao (trên 80%). Sự chênh lệch này chủ yếu xuất phát từ thực tế, nhà trường báo cáo theo số lượng các DoN cam kết nhận lao động, không nắm được con số thực tế DoN tiếp nhận và điều chuyển lao động.
Nếu các trường thực hiện tốt hoạt động phản hồi thông tin từ phía các cựu SV, con số báo cáo sẽ xác thực hơn. Do vậy, rất cần thiết khởi động lại chương trình “Theo dấu vết SV” hoặc mở mới trang web “Tiếng nói SV các trường CĐN”…
2.4.3.3. Thực trạng quản lý liên kết tư vấn hướng nghiệp
Hoạt động tư vấn hướng nghiệp đã bắt đầu nhận được sự quan tâm của các trường CĐN. Hàng năm, các trường đều tổ chức tư vấn hướng nghiệp có sự tham gia của DoN. Tuy nhiên, hoạt động trên chủ yếu được thực hiện thông qua liên kết tư vấn hướng nghiệp phục vụ công tác tuyển sinh và giới hạn ở hai giai đoạn: hướng nghiệp trước đào tạo và hướng nghiệp trong đào tạo. Riêng giai đoạn hướng nghiệp sau đào tạo, hiện các trường CĐN còn bỏ ngỏ. Do đó, một bộ phận SV sau khi học xong không muốn thực nghiệp nghề đã học. Đánh giá về mức độ quản lý liên kết tư vấn hướng nghiệp, tác giả luận án đã trưng cầu ý kiến của các đối tượng: CBQL trường; CBQL DoN; GV; SV và người lao động. Kết quả cho thấy:
Bảng 2.11: Đánh giá mức độ quản lý liên kết tư vấn hướng nghiệp
Nội dung và đối tượng đánh giá
Số phiế u
Mức đánh giá Điểm
trung bình
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5
SL % S
L
% SL % SL % SL %
Hướng nghiệp trước
đào tạo
CBQL trường 40 0 0.0 7 17.5 8 20.0 12 30.0 13 32.5 3.8 Giảng viên 80 1 1.3 5 6.3 14 17.5 27 33.8 33 41.3 4.1 Sinh viên 400 21 5.3 41 10.3 75 18.8 129 32.3 134 33.5 3.8 CBQL DoN 50 3 6.0 5 10.0 9 18.0 17 34.0 16 32.0 3.8 Người LĐ 240 13 5.4 26 10.8 31 12.9 95 39.6 75 31.3 3.8
Trung bình 3.6 11.0 17.4 33.9 34.1 3.9
Hướng nghiệp trong
đào tạo
CBQL trường 40 2 5.0 4 10.0 7 17.5 13 32.5 14 35.0 3.8 Giảng viên 80 3 3.8 8 10.0 9 11.3 24 30.0 36 45.0 4.1 Sinh viên 400 16 4.0 47 11.8 69 17.3 124 31.0 144 36.0 3.8 CBQL DoN 50 0 0.0 3 6.0 10 20.0 22 44.0 15 30.0 4.0 Người LĐ 240 12 5.0 19 7.9 42 17.5 95 39.6 72 30.0 3.8
Trung bình 3.6 9.1 16.7 35.4 35.2 3.9
Hướng nghiệp
sau đào tạo
CBQL trường 40 31 77.5 9 22.5 0 0.0 0 0.0 0 0.0 1.2 Giảng viên 80 66 82.5 14 17.5 0 0.0 0 0.0 0 0.0 1.2
Sinh viên 400 400 100 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 1.0
CBQL DoN 50 45 90.0 5 10.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 1.1
Người LĐ 240 240 100 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 1.0
Trung bình 90.0 10.0 0.0 0.0 0.0 1.1
Theo kết quả khảo sát, điểm trung bình chung cho nội dung: “Quản lý liên kết tư vấn hướng nghiệp” ở mức đạt (2.96/5 điểm). Nhưng về chi tiết, hoạt động hướng nghiệp sau đào tạo chưa được thực hiện. 100% SV và người lao động khẳng định, hoạt động này chưa diễn ra. Nguyên nhân chính xuất phát từ nhận thức của CBQL nhà trường về hoạt động tư vấn hướng nghiệp.
3.9 1.1
3.9 Hướng nghiệp trước
đào tạo
Hướng nghiệp trong đào tạo
Hướng nghiệp sau đào tạo
Hình 2.15: Mức độ điểm đánh giá về hoạt động tư vấn hướng nghiệp
2.4.4. Thực trạng điều tiết tác động của bối cảnh
Đây là một trong những nội dung nằm ngoài tầm kiểm soát của các trường CĐN và DoN. Môi trường, bối cảnh phát sinh hiện tượng, thúc đẩy hiện tượng và cũng gạt bỏ hiện tượng. Cơ chế thị trường, thị trường hoá giáo dục, quan hệ cung - cầu, cạnh tranh, giá trị đã ảnh hưởng không nhỏ tới quản lý LKĐT. Việc xác định đúng nhân tố ảnh hưởng tới LKĐT và quản lý LKĐT rất quan trọng, việc điều tiết phát huy tác động tích cực, hạn chế tiêu cực, giảm thiểu những mặt trái của cơ chế thị trường vô cùng ý nghĩa, góp phần quyết định thành công của quản lý LKĐT.
2.4.4.1. Thực trạng hoạt động thực hiện chính sách về liên kết đào tạo Trên thực tế, cơ chế, chính sách là những nhân tố tác động mạnh tới LKĐT và quản lý LKĐT. Qua nghiên cứu thực tế, có thể thống kê một số chính sách tác động trực tiếp đến quản lý LKĐT như:
- ND1: Chính sách tuyển sinh hệ CĐN;
- ND2: Chính sách phân luồng học sinh tốt nghiệp THPT;
- ND3: Chính sách học phí đối với SV hệ CĐN;
- ND4: Chính sách việc làm cho SV các trường CĐN sau tốt nghiệp;
- ND5: Chính sách ràng buộc trách nhiệm DoN có sử dụng nhân lực CĐN;
- ND6: Chính sách tài chính đối với SV thực tập tại DoN;
- ND7: Chính sách thu hút chuyên gia kỹ thuật giỏi, công nhân lành nghề tham gia giảng dạy thực hành;
- ND8: Chính sách đào tạo theo địa chỉ, hợp đồng, đặt hàng với DoN;
- ND9: Chính sách quy định người hành nghề phải có văn bằng chứng chỉ xác nhận đã qua đào tạo nghề.
Tuy nhiên, mức độ thực hiện các chính sách cũng khác nhau. (Xem hình 2.16)
4.8
36.8
10.2
63.6 70 69.4
83.6
66.5 59.2
73.7
53.5
39.8
30.7 27.5 25.4
16.3
28.6 35.2
21.4
9.7
50
5.7 2.4 5.3 0 5 5.6
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Thực hiện TX 21.4 9.7 50 5.7 2.4 5.3 0 5 5.6
Thực hiện không TX 73.7 53.5 39.8 30.7 27.5 25.4 16.3 28.6 35.2
Chưa thực hiện 4.8 36.8 10.2 63.6 70 69.4 83.6 66.5 59.2
ND1 ND2 ND3 ND4 ND5 ND6 ND7 ND8 ND9
Hình 2.16: Mức độ thực hiện chính sách trong quản lý liên kết đào tạo Theo tác giả luận án, đây là những chính sách tác động trực tiếp tới LKĐT và quản lý LKĐT. Thực tế khảo sát khẳng định, đa phần các chính sách trên chưa được thực hiện hoặc thực hiện không thường xuyên. Đáng chú ý một số chính sách tuy được đánh giá rất cần thiết song thực tế thực hiện đáng lo ngại. Cụ thể:
- “Chính sách việc làm cho SV các trường CĐN sau tốt nghiệp”: Nếu tính trung bình, có tới 63.6% đối tượng khẳng định chính sách chưa được thực hiện. Mức điểm đánh giá: 1.4/3 điểm – không đạt. (Xem hình 2.17). Sự khiêm tốn trong hoạt động thực hiện chính sách gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả ĐTN nói chung, hiệu quả LKĐT nói riêng. Đào tạo phải có mục tiêu, người học cũng có mục đích, khi mục đích cá nhân không được thoả mãn, mục tiêu chung khó đảm bảo.
70 65.8 74
61.3 61.3
20 32.3 20
36.3 34.2
10 2 6 2.5 4.6
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Thực hiện thường xuyên 10 2 6 2.5 4.6
Thực hiện không TX 20 32.3 20 36.3 34.2
Chưa thực hiên 70 65.8 74 61.3 61.3
CBQL GV SV CBQL DoN Người LĐ
Hình 2.17: Mức độ thực hiện chính sách việc làm cho SV các trường CĐN sau tốt nghiệp - “Chính sách ràng buộc trách nhiệm DoN có sử dụng nhân lực CĐN” hiện tại chưa phát huy tác dụng. Rất nhiều DoN không bận tâm và cũng không cần biết tới trách nhiệm, nghĩa vụ phải thực hiện đối với sự nghiệp đào tạo, phát triển nhân lực.
Sẵn sàng sử dụng sản phẩm của giáo dục, đào tạo và cũng sẵn sàng trốn tránh trách nhiệm nếu có thể. Hiện tượng này nảy sinh do thị trường lao động dư thừa, nguồn nhân lực dồi dào. Một số KCN ở Vĩnh Phúc chỉ cần tuyển lao động phổ thông dẫn tới tình trạng, nhiều SV tốt nghiệp muốn có việc làm tự đảm bảo cuộc sống bản thân phải giấu bằng cao đẳng, đại học hay trung cấp. Mâu thuẫn hoàn toàn với chủ trương phát triển nhân lực chất lượng cao của tỉnh cũng như kết luận Vĩnh Phúc đang rất thiếu công nhân lành nghề trong các ngành công nghiệp mũi nhọn. Nghịch lý trên vô tình tạo thuận lợi cho các DoN thoải mái tuyển dụng lao động theo ý muốn mà không cần đóng góp kinh phí hay hỗ trợ phát triển ĐTN cho các CSDN. Các cấp chính quyền khó lòng can thiệp qua những chế tài xử phạt các DoN có sử dụng nhân lực đã qua đào tạo nhưng trốn tránh trách nhiệm. Nhiều lý do “xé rào” được các DoN công khai thừa nhận như: tuyên bố không đủ khả năng tham gia, sản xuất đình trệ, hàng hoá ứ đọng… đối lập với thực tế tuyển người làm liên tục. Nhiều DoN tránh khoản nghĩa vụ đóng góp bằng hình thức đón nhận sinh viên thực tập, tham gia hội nghị khách hàng…
chất lượng hoạt động đến đâu chưa cần bàn đến, miễn là DoN có tên trong số khách hàng có tham gia liên kết với nhà trường.
Kết quả khảo sát cho thấy, 63.3% đến 88% đối tượng (trong đó 68% CBQL các DoN)thừa nhận: hoạt động thực hiện chính sách ràng buộc trách nhiệm DoN chưa được thực hiện. Nếu căn cứ điểm trung bình chung 1.3/3 điểm, nội dung chính sách thực hiện chưa đạt yêu cầu. (Xem hình 2.18).
60 71.3 88
68 63.3
40 28.8 12
24 32.3
0 0 8 4.2
0
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Thực hiện thường xuyên 0 0 0 8 4.2
Thực hiện không TX 40 28.8 12 24 32.3
Chưa thực hiện 60 71.3 88 68 63.3
CBQL trường GV SV CBQL DoN Người LĐ
Hình 2.18: Mức độ thực hiện chính sách ràng buộc trách nhiệm DoN có sử dụng nhân lực CĐN
- “Chính sách thu hút chuyên gia kỹ thuật giỏi, công nhân lành nghề tham gia giảng dạy thực hành” tại các trường CĐN gần như chưa được thực hiện. Cụ thể (xem hình 2.19):
72.5 81.3 82.3 92 90.1
27.5 18.8 17.8 8 9.2
0 0 0 0 0
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Thực hiện thường xuyên 0 0 0 0 0
Thực hiện không TX 27.5 18.8 17.8 8 9.2
Chưa thực hiện 72.5 81.3 82.3 92 90.1
CBQL trường GV SV DoN Người LĐ
Hình 2.19: Mức độ thực hiện chính sách thu hút chuyên gia kỹ thuật giỏi, công nhân lành nghề tham gia giảng dạy thực hành
Tính trung bình, có tới 83.6% đối tượng được hỏi thống nhất khẳng định, chính sách trên chưa đi vào thực tiễn. Trong đó: 92% CBQL khối DoN, 90.1%
người lao động, 82.3% SV, 81.3% GV, 72.5% CBQL trường CĐN cam kết chưa biết tới sự tồn tại của chính sách này. Hầu hết các chuyên gia kỹ thuật giỏi, công nhân lành nghề chưa tiếp xúc hoặc chưa được hưởng sự ưu đãi của chính sách, do vậy họ không “mặn mà” với lời mời làm công tác giảng dạy tại các trường CĐN. Mặt khác, trên thực tế, một số chuyên gia kỹ thuật, công nhân tay nghề cao đôi khi được các trường mời đến nhưng chỉ với tư cách khách mời, tham quan làm “phong phú” thêm nội dung quảng cáo của nhà trường. Điểm đánh giá 1.2/3 điểm - không đạt - phản ánh đúng thực tế thực hiện nội dung trên.
Tóm lại, theo tác giả luận án, hoạt động thực hiện chính sách LKĐT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc còn nhiều hạn chế. Mức điểm đánh giá chung không đạt.
Do vậy, rất cần có biện pháp đẩy mạnh mức độ thực hiện thường xuyên của chính sách, tạo động lực cho hoạt động quản lý LKĐT diễn ra thuận lợi hơn.
2.4.4.2. Thực trạng điều tiết tác động cơ chế thị trường
Cơ chế thị trường biến động, đặc biệt là quy luật CUNG - CẦU, quy luật cạnh tranh khiến hoạt động quản lý LKĐT giữa nhà trường với DoN liên tục đối mặt với những thách thức. Đơn cử, vào năm 2008, nhu cầu nhân lực ngành kinh tế gia tăng đột biến, nguyên nhân chính xuất phát từ sự xuất hiện của hàng loạt DoN tư nhân, DoN nước ngoài trên địa bàn Vĩnh Phúc. SV kế toán ra trường dễ dàng tìm kiếm việc làm với mức lương thoả thuận. Thực tế trên khiến nhu cầu học kế toán tăng vọt, xu hướng này thúc đẩy các CSDN tìm mọi cách xin mở ngành kinh tế, tuyển giáo viên kế toán.
Kết quả, CUNG vượt quá CẦU. Hiện tại, nhiều CSDN, GV khối ngành kinh tế dư thừa, gây lãng phí lớn về nguồn lực. Hơn nữa, mùa tuyển sinh năm 2013, trước chủ trương thay đổi về liên thông lên đại học, các trường CĐN vấp phải trở ngại, nhiều ngành “trắng” SV… Đây là những dấu hiệu phản ánh sự hạn chế trong công tác dự báo nhu cầu nhân lực các ngành nghề, khả năng điều tiết tác động của môi trường, ngoại cảnh.
Bảng 2.12: Mức độ thực hiện liên kết dự báo nhu cầu nhân lực các ngành nghề Nội dung và đối tượng đánh
giá
Số phiếu
Mức độ thực hiện Điểm trung bình Thường
xuyên
Thỉnh thoảng
Không thực hiện
SL % SL % SL %
Liên kết dự
báo CẦU
ngành nghề
CBQL trường 40 0 0.0 3 7.5 37 92.5 1.1
Giảng viên 80 0 0.0 9 11.3 71 88.8 1.1
CBQL DoN 50 0 0.0 4 8.0 46 92.0 1.1
Trung bình 0.0 8.9 91.1 1.1
Liên kết dự
báo CẦU
nhân lực
CBQL trường 40 0 0.0 4 10.0 36 90.0 1.1
Giảng viên 80 0 0.0 13 16.3 67 83.8 1.2
CBQL DoN 50 0 0.0 7 14.0 43 86.0 1.1
Trung bình 0.0 13.4 86.6 1.1
Kết quả khảo sát cho thấy, khả năng liên kết trong dự báo, điều tiết tác động của cơ chế thị trường của khối trường CĐN và DoN Vĩnh Phúc rất hạn chế. Điểm đánh giá: 1.1/3 điểm chỉ rõ sự thụ động trước môi trường, ngoại cảnh. Tâm lý “nước nổi lo chi bèo chẳng nổi” vẫn ảnh hưởng đậm nét. 91.1% đối tượng kết luận chưa thực hiện liên kết dự báo cầu ngành nghề, 86.6% chưa thực hiện liên kết dự báo cầu nhân lực, dẫn tới hệ quả tất yếu, cơ chế thị trường thay đổi, ngành nghề cũ mất đi, ngành nghề mới phát sinh, nhà trường sẽ lại lúng túng trước bài toán tuyển sinh, DoN loay hoay tìm lời giải cho nhân lực dư thừa.