Thực trạng bối cảnh tác động đến hoạt động liên kết đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực (Trang 103 - 111)

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO

2.3.9. Thực trạng bối cảnh tác động đến hoạt động liên kết đào tạo

Bối cảnh là toàn bộ môi trường trong đó diễn ra mọi hoạt động đào tạo, LKĐT như: cơ chế thị trường, cơ chế chính sách, tác động của kinh tế - văn hoá – xã hội...

Trên thực tế, bối cảnh tác động không nhỏ tới hình thức, phương thức tổ chức, nội dung, hiệu quả hoạt động LKĐT. Để xác định mức độ ảnh hưởng của bối cảnh, tác giả luận án đã tiến hành khảo sát 02 nội dung (Sự tác động của cơ chế thị trường và sự tác động của cơ chế - chính sách) qua hình thức phiếu anket. Kết quả, đa phần các đối tượng được trưng cầu ý kiến nhất trí khẳng định bối cảnh tác động mạnh đến hoạt động LKĐT. Đặc biệt là những tác động của cơ chế thị trường. CẦU của thị trường luôn biến động, khiến nguồn CUNG liên tục tăng giảm. Cơ chế chính sách cũng được thừa nhận có ảnh hưởng mạnh tới hoạt động LKĐT đặc biệt là quan hệ về lợi ích.

Thực tế cho thấy, lợi ích là nam châm hút mọi đối tác, thúc đẩy đối tác cùng thực hiện.

Mức điểm đánh giá = 2.5/3 điểm khẳng định sự ảnh hưởng lớn của bối cảnh tới hoạt động LKĐT. Cụ thể, xem bảng 2.5.

Bng 2.5: Mc độ nh hưởng ca bi cnh ti liên kết đào to vi doanh nghip

Nội dung và đối tượng đánh giá

Số phiếu

Mức độ ảnh hưởng Điểm

trung bình Rất ảnh

hưởng

Ảnh hưởng Không ảnh hưởng

Không biết Không trả

lời

SL % SL % SL % SL %

Sự tác động của cơ chế thị trường

CBQL trường 40 21 52.5 16 40.0 3 7.5 0 0.0 2.5

Giảng viên 80 49 61.3 24 30.0 7 8.8 0 0.0 2.5

Sinh viên 400 244 61.0 109 27.3 16 4.0 31 7.7 2.4

CBQL DoN 50 22 44.0 23 46.0 5 10.0 0 0.0 2.3

Người LĐ 240 142 59.2 72 30.0 17 7.1 9 3.8 2.4

Trung bình 55.6 34.7 7.5 2.3 2.4

Sự tác động của cơ chế - chính sách

CBQL trường 40 26 65.0 14 35.0 0 0.0 0 0.0 2.7

Giảng viên 80 57 71.3 17 21.3 6 7.5 0 0.0 2.6

Sinh viên 400 265 66.3 101 25.3 8 2.0 26 6.5 2.6

CBQL DoN 50 32 64.0 18 36.0 0 0.0 0 0.0 2.6

Người LĐ 240 164 68.3 51 21.3 14 5.8 11 4.6 2.6

Trung bình 67.0 27.8 3.1 2.2 2.6

2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VỚI DOANH NGHIỆP

2.4.1. Thực trạng quản lý “đầu vào” trong liên kết đào tạo 2.4.1.1. Thc trng qun lý liên kết tuyn sinh

Tuyển sinh là khâu đầu tiên quyết định sự thành bại của quá trình LKĐT. Do vậy, quản lý hoạt động liên kết tuyển sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thông qua liên kết tuyển sinh, DoN biết được khả năng, quy mô đào tạo của nhà trường, nhà trường nắm bắt được yêu cầu lao động thực tế của DoN, kịp thời điều chỉnh kế hoạch đào tạo. Quản lý liên kết tuyển sinh là quản lý sự phù hợp giữa nhu cầu người học và tiêu chuẩn ngành học, quan tâm tới chính sách tuyển sinh, phương pháp tuyển sinh, trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch, thu thập thông tin, tổ chức thực hiện tuyển sinh, chỉ đạo và kiểm tra quá trình LK tuyển sinh. Đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện của hoạt động liên kết tuyển sinh, tác giả luận án đã lựa chọn khảo sát 4 nội dung.

Kết quả khảo sát được tổng hợp cụ thể qua bảng 2.6.

Bng 2.6: Tng hp ý kiến đánh giá v mc độ cn thiết qun lý hot động liên kết tuyn sinh Nội dung và đối tượng đánh giá Số

phiếu

Mức độ cần thiết Điểm trung bình Rất cần

thiết

Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % Nhà trường cung

cấp thông tin về khả năng đào tạo

CBQL trường 40 31 77.5 9 22.5 0 0.0 2.8 Giảng viên 80 62 77.5 15 18.8 3 3.8 2.7

CBQL DoN 50 44 88.0 6 12.0 0 0.0 2.9

Trung bình 81.0 17.8 1.3 2.8

DoN cung cấp thông tin về số lượng và chất lượng NL đã qua đào tạo đang làm việc tại DoN

CBQL trường 40 32 80.0 8 20.0 0 0.0 2.8 Giảng viên 80 67 83.8 13 16.3 0 0.0 2.8 CBQL DoN 50 39 78.0 11 22.0 0 0.0 2.8

Trung bình 80.6 19.4 0.0 2.8

DoN cung cấp thông tin về nhu cầu nhân lực

CBQL trường 40 34 85.0 6 15.0 0 0.0 2.9 Giảng viên 80 62 77.5 18 22.5 0 0.0 2.8 CBQL DoN 50 37 74.0 13 26.0 0 0.0 2.7

Trung bình 78.8 21.2 0.0 2.8

Nhà trường tổ chức khảo sát nhu cầu nhân lực của DoN

CBQL trường 40 33 82.5 6 15.0 1 2.5 2.8 Giảng viên 80 63 78.8 17 21.3 0 0.0 2.8 CBQL DoN 50 40 80.0 10 20.0 0 0.0 2.8

Trung bình 80.4 18.8 0.8 2.8

Qua khảo sát, các nhóm đối tượng đều thống nhất: nội dung “Quản lý hoạt động liên kết tuyển sinh” được đề cập là rất cần thiết (2.8/3 điểm). Tuy nhiên, từ nhận thức đến thực hiện còn nhiều vấn đề cần thay đổi. Cũng là nội dung quản lý, nhưng đánh giá về mức độ thực hiện có khoảng cách khá lớn.

Theo đánh giá khách quan từ các nhóm đối tượng, mức độ thực hiện mới dừng ở mức 1.4/3 điểm, chênh lệch nhiều so với điểm đánh giá về mức độ cần thiết: 2.8/3 điểm. Nguyên nhân phát sinh chênh lệch có nhiều, nhưng theo nhận định của nhóm CBQL nhà trường chủ yếu xuất phát từ năng lực lãnh đạo, từ sự lúng túng ngay trong khâu đầu tiên: xây dựng kế hoạch liên kết tuyển sinh. Hoạt động tổ chức khảo sát nhu cầu nhân lực của DoN được đánh giá ở mức thấp: 1.3/3 điểm. Thực tế, nhà trường chưa thực sự coi trọng công tác này. Việc nắm bắt nhu cầu nhân lực phía DoN được thực hiện chủ yếu thông qua hình thức điện thoại, tuyệt nhiên chưa có giải pháp tích cực khi tiếp nhận thông tin về nhân lực từ phía DoN. Cán bộ chuyên trách chưa có cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động quản lý. Cụ thể: (Xem bảng 2.7)

Bng 2.7: Tng hp ý kiến đánh giá v mc độ thc hin qun lý hot động liên kết tuyn sinh Nội dung và đối tượng đánh giá

Số phiếu

Mức độ thực hiện Điểm trung bình Tốt Khá Chưa tốt

SL % SL % SL % Nhà trường cung

cấp thông tin về khả năng đào tạo

CBQL trường 40 4 10.0 13 32.5 23 57.5 1.5 Giảng viên 80 6 7.5 22 27.5 52 65.0 1.4 CBQL DoN 50 2 4.0 13 26.0 35 70.0 1.3

Trung bình 7.2 28.7 64.2 1.4

DoN cung cấp thông tin về số lượng và chất lượng NL đã qua đào tạo đang làm việc tại DoN

CBQL trường 40 1 2.5 11 27.5 28 70.0 1.3 Giảng viên 80 3 3.8 26 32.5 51 63.8 1.4 CBQL DoN 50 5 10.0 12 24.0 33 66.0 1.4

Trung bình 5.4 28.0 66.6 1.4

DoN cung cấp thông tin về nhu cầu nhân lực

CBQL trường 40 3 7.5 11 27.5 26 65.0 1.4 Giảng viên 80 5 6.3 25 31.3 50 62.5 1.4 CBQL DoN 50 6 12.0 14 28.0 30 60.0 1.5

Trung bình 8.6 28.9 62.5 1.4

Nhà trường tổ chức khảo sát nhu cầu nhân lực của DoN

CBQL trường 40 2 5.0 12 30.0 26 65.0 1.4 Giảng viên 80 0 0.0 24 30.0 56 70.0 1.3 CBQL DoN 50 2 4.0 12 24.0 36 72.0 1.3

Trung bình 3.0 28.0 69.0 1.3

Tóm lại, đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện “Quản lý hoạt động liên kết tuyển sinh”, cả hai nhóm CBQL nhà trường và GV đều thống nhất đây là một nội dung rất cần thiết qua điểm đánh giá 2.8/3 điểm, đồng thời rất băn khoăn về mức độ thực hiện còn quá thấp, chưa đạt hiệu quả mong đợi (1.8 và 1.7). Trong đó, hạn chế nhất là nội dung: “DoN cung cấp thông tin về số lượng và chất lượng nhân lực đã qua đào tạo đang làm việc tại DoN”. Vấn đề này chỉ có thể khắc phục khi các trường CĐN nghiêm túc thực hiện kế hoạch khảo sát nhu cầu nhân lực, thiết lập quan hệ bền vững và lâu dài với các DoN trong và ngoại tỉnh.

Để có cái nhìn toàn diện về công tác quản lý hoạt động tuyển sinh, những thông tin từ phía SV sẽ mang lại giá trị đích thực góp phần gia tăng chất lượng quản lý liên kết tuyển sinh. (Xem bảng 2.8)

Bng 2.8: Thng kê thc trng đầu vào các trường CĐN t phía SV TT THỰC TRẠNG ĐẦU VÀO CÁC TRƯỜNG CĐN THEO Ý KIẾN

SV

TỈ LỆ % 1 Bạn chọn

ngành học và vào học tại trường là do

Chưa có điều kiện vào học đại học 28.5

Qua tư vấn hướng nghiệp tại trường phổ thông 19.5 Qua thông tin quảng cáo giới thiệu về nhà trường trên các

phương tiện thông tin đại chúng

20.5 Qua trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm 14.0 Qua truyền miệng về nhà trường từ bạn bè, hàng xóm 37.3

Tự bản thân tìm hiểu 26.8

Học tạm, năm sau thi đại học 16.0

Do ý muốn cha mẹ hoặc người thân trong gia đình 13.3 Do có trợ giúp về tài chính từ các nguồn quỹ hỗ trợ ĐTN 32.8 2 Dự định

của bạn khi quyết định vào học tại trường CĐN

Đi làm tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 20.5

Tự mở cửa hàng kinh doanh riêng 10.3

Tiếp tục học lên đại học khi có điều kiện 23.3 Xin việc trong các cơ quan nhà nước nếu có thể 27.5 Hỗ trợ công việc kinh doanh sẵn có tại gia đình, người thân 9.5

Chưa xác định 23.5

Dự định khác 13.0

Qua thông tin từ phía SV, có thể thấy, việc chọn trường chịu ảnh hưởng và tác động lớn từ nguồn thông tin truyền miệng qua bạn bè, hàng xóm 37.3%. Ngoài ra, yếu tố tài chính trợ giúp ĐTN cũng có ảnh hưởng không nhỏ 32.8% trong khi đó, hoạt

động tư vấn, quảng cáo từ nhà trường, từ các trung tâm chưa phát huy hiệu quả. Nhiều SV chỉ chấp nhận học CĐN do chưa có điều kiện vào học đại học (28.5%). Số lượng SV này một phần vì gia cảnh, một phần vì năng lực bản thân hạn chế nhưng vẫn ấp ủ ước mơ thi vào đại học và sẵn sàng bỏ học nếu thi đậu vào trường đại học ở những mùa thi sau. Cũng có nhiều SV chọn trường do tích hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây cũng là lý do khiến 23.5% SV đang học trong các trường CĐN không xác định được mục tiêu việc làm sau khi tốt nghiệp. Một số lớn SV vừa muốn tiếp tục học lên đại học, vừa muốn đi làm trong cơ quan nhà nước, vừa ấp ủ ý tưởng mở cửa hàng kinh doanh riêng hay làm việc cho các công ty, DoN ngoài quốc doanh. Nhiều SV quan niệm, dự định là một chuyện, thực tế, cơ hội có đến đâu, nắm bắt ngay đến đó.

Tóm lại, theo tác giả luận án, quản lý hoạt động liên kết tuyển sinh muốn đạt chất lượng, hiệu quả cần quan tâm đến mọi nguồn thông tin liên quan, hỗ trợ công tác tuyển sinh. Vấn đề cốt yếu vẫn là: phải xây dựng thương hiệu đích thực, niềm tin cộng đồng với chất lượng đào tạo của nhà trường.

2.4.1.2. Thc trng qun lý liên kết xây dng mc tiêu, ni dung chương trình đào to đáp ng yêu cu doanh nghip

Mục tiêu quy định nội dung chương trình đào tạo. Liên kết với DoN không chỉ điều chỉnh mục tiêu mong muốn cần đạt đáp ứng với yêu cầu thực tế mà còn hỗ trợ phát triển NLTH của SV thông qua tiếp cận yêu cầu DoN trong xây dựng chương trình đào tạo.

Bàn về mức độ cần thiết, mức độ thực hiện quản lý hoạt động liên kết xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, tác giả luân án đã lựa chọn ba nhóm đối tượng: CBQL các trường CĐN, CBQL các DoN và các đối tượng là GV bởi lẽ, ba nhóm này hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp liên quan, chịu trách nhiệm thực hiện công việc quản lý trên các nội dung:

- Nội dung 1 (ND 1): Quản lý liên kết xác định dung lượng và mục tiêu kiến thức cần đạt;

- Nội dung 2 (ND 2): Quản lý liên kết phát triển kỹ năng nghề cho sinh viên;

- Nội dung 3 (ND 3): Quản lý liên kết xây dựng thái độ nghề nghiệp;

- Nội dung 4 (ND 4): Quản lý liên kết xây dựng chương trình phát triển kỹ năng mềm;

- Nội dung 5 (ND 5): Quản lý liên kết xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu phía DoN;

- Nội dung 6 (ND 6): Quản lý liên kết biên soạn giáo trình, bài giảng phục vụ chương trình LKĐT.

Kết quả cụ thể (xem hình 2.9):

75.3 83.5

61.3 63.9

78.7

64.8

23.4 16.5

36.2 33.3

21.3

31.8

1.3 0 2.6 2.8 0 3.3

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Không cần 1.3 0 2.6 2.8 0 3.3

Cần thiết 23.4 16.5 36.2 33.3 21.3 31.8

Rất cần thiết 75.3 83.5 61.3 63.9 78.7 64.8

ND1 ND2 ND3 ND4 ND5 ND6

Hình 2.9: Mc độ cn thiết ca qun lý liên kết xây dng mc tiêu, ni dung chương trình đào to

Quản lý liên kết xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo được khẳng định là rất cần thiết thông qua tỷ lệ 71.3%. Chỉ 1.7% đối tượng cho rằng không cần thiết phải quản lý nội dung này. Nếu xét theo điểm trung bình cộng, mức độ cần thiết được đánh giá = 2.7/3 điểm - rất cần thiết. 2 nội dung: Liên kết phát triển kỹ năng nghề cho SV và Liên kết xây dựng chương trình đào tạo phù hợp yêu cầu của DoN rất được coi trọng thể hiện qua mức điểm 2.8/3 điểm. Cùng chung quan điểm, nhóm CBQL các DoN khẳng định: Liên kết phát triển kỹ năng nghề cho SV là quan trọng nhất (2.6/3 điểm). Theo các đối tượng này, thế mạnh của DoN là kinh nghiệm sản xuất thực tế, là tay nghề đã được kiểm nghiệm qua thị trường hàng hoá. Do đó, không trở ngại gì khi bắt tay với nhà trường phát triển kỹ năng nghề cho SV. Vấn đề là ở chỗ, quản lý quá trình liên kết như thế nào, trách nhiệm, quyền lợi được xác định ra sao, chế độ hỗ trợ, bồi dưỡng cho CBKT tay nghề cao có thoả đáng, đủ sức kích thích tinh thần người tham gia hay không. Ở nhóm GV, đa phần đều thống nhất khẳng định nội dung quản lý liên kết phát triển kỹ năng nghề cho SV là cần thiết nhất: 2.9/3 điểm.

Tuy nhiên, mức độ thực hiện không như mong đợi. Nội dung quản lý tuy được xác định rất cần thiết song trên thực tế, hiệu quả quản lý còn rất khiêm tốn, thậm chí, một số đối tượng hiện vẫn hồ nghi về sự tồn tại của hoạt động quản lý trên. Một số CBQL trường CĐN lúng túng chưa rõ nên triển khai hoạt động quản lý thế nào. Dù không muốn, nhưng các nhóm đối tượng được khảo sát cũng phải thẳng thắn thừa nhận mức độ thực hiện liên kết xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình còn nhiều hạn chế dẫn tới thực trạng, nội dung chương trình chưa phù hợp yêu cầu DoN. (Xem hình 2.10)

11.8 18.5

12.6

24.5 30.7

27.3

33.2 53.8

48.7

47.3

41.2 2.1

10.1

3.1 2.7 0.7

20.1 11.3

0 0

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Mức độ 5 3.1 0 2.7 0

Mức độ 4 11.3 2.1 10.1 0.7

Mức độ 3 53.8 48.7 47.3 41.2

Mức độ 2 20.1 30.7 27.3 33.2

Mức độ 1 11.8 18.5 12.6 24.5

Kiến thức Kỹ năng nghề Thái độ Kỹ năng mềm

Hình 2.10: Mc độ phù hp gia ni dung chương trình so vi yêu cu DoN Theo đánh giá của 3 nhóm đối tượng (CBQL trường, GV, CBQL DoN), về cơ bản, nội dung chương trình đào tạo đã bắt đầu tiếp cận yêu cầu DoN về kiến thức và thái độ nghề nghiệp. Riêng kỹ năng nghề (2.4/5 điểm) và kỹ năng mềm (2.2/5 điểm) không đạt, chương trình cần phải được thay đổi, bổ sung. Kết quả cụ thể: 49.2% đối tượng khẳng định kỹ năng nghề ở mức thấp và rất thấp; 57.7% thừa nhận kỹ năng mềm của SV quá kém. Như vậy, kỹ năng mềm là điểm yếu nhất trong công tác dạy nghề. Bản thân người lao động cũng thừa nhận sự hạn chế trong kỹ năng giao tiếp, khả năng sử dụng ngoại ngữ và kỹ năng làm việc theo nhóm. Nguyên nhân có nhiều song

chủ yếu xuất phát từ quan niệm về xây dựng chương trình dạy nghề, từ sự chú trọng mục tiêu kiến thức, chưa quan tâm tới phát triển kỹ năng mềm.

Thông qua kết quả đánh giá, mức độ thực hiện các nội dung quản lý trên đều không đạt, mức điểm thấp (1.3/3 điểm). Đáng chú ý là công tác quản lý liên kết biên soạn giáo trình, bài giảng phục vụ chương trình đào tạo liên kết. Theo phản ánh của nhóm đối tượng giảng viên, công tác biên soạn giáo trình, bài giảng chưa nhận được sự chỉ đạo phải liên kết với DoN cũng như chưa có cán bộ phía DoN nào quan tâm đến nội dung này. GV biên soạn giáo trình, bài giảng theo yêu cầu thay đổi môn học, ngành học được cấp trên phê duyệt. Hoạt động này được quy đổi ra số giờ giảng dạy hoặc được công nhận dưới dạng đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. Hỏi về mức độ thực hiện liên kết, 91.3% GV; 86% CBQL DoN; 80% CBQL trường CĐN thừa nhận chưa tốt. Mức điểm trung bình 1.1/3 điểm khẳng định sự thấp kém của hoạt động quản lý trên. (Cụ thể xem phụ lục PL2.08). Thậm chí có đối tượng còn hồ nghi liệu có hay không khả năng liên kết này.

2.4.1.3. Thc trng qun lý liên kết ngun lc

Nguồn lực phục vụ hoạt động LKĐT được xác định qua các thành tố: nhân lực, vật lực, tài lực. Trong giai đoạn hiện tại, ở tỉnh Vĩnh Phúc, nhân lực tham gia hoạt động LKĐT với DoN chủ yếu là cán bộ, GV nhà trường. Số CBKT hoặc công nhân lành nghề tham gia hướng dẫn thực hành, thực tập hạn chế. Vấn đề liên kết về tài chính hiện chỉ giới hạn ở nội dung hỗ trợ một phần nhỏ kinh phí TTSX. Riêng CSVC, thiết bị dạy học, máy móc vẫn trông chờ những gì nhà trường có và khoản đầu tư từ nhà nước, từ các nguồn vốn khác. Do vậy, nhìn chung, CSVC, máy móc thiết bị được tận dụng hoặc bổ sung ở những giai đoạn khác nhau nên thiếu tính đồng bộ, khó đáp ứng tốc độ HĐH về công nghệ sản xuất tại Do. Kết quả khảo sát cho thấy, 69.9% đối tượng khẳng định nội dung “Máy móc, thiết bị thực hành, thực tập” thiếu. 24.2% cho rằng tương đối đủ và chỉ có 6% đối tượng khẳng định đủ máy móc, thiết bị. Phòng thí nghiệm, đồ dùng dạy học, xưởng thực hành cũng trong tình trạng tương tự. Tuy nhiên, một thực tế rất “lạ”, khi kiểm tra CSVC chuẩn bị điều kiện cho nâng cấp nhà trường, những nội dung trên lại rất “phong phú”, cập chuẩn đề ra. Chi tiết (Xem hình 2.11):

58.6

20.9 16.9 22.5 20

6

26.3 26.9

40.2

29.2

35.6

31.6

24.2

39.4 14.6

39

54

42 48.5

69.9

34.5

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Thiếu 14.6 39 54 42 48.5 69.9 34.5

Tương đối đủ 26.9 40.2 29.2 35.6 31.6 24.2 39.4

Đủ 58.6 20.9 16.9 22.5 20 6 26.3

Phòng học lý thuyết

Xưởng thực hành

Phòng thí

nghiệm Sách Đồ dùng dạy học

Máy móc,

thiết bị Thư viện

Hình 2.11: Mc độ qun lý liên kết v CSVC, TBDH trong LKĐT

Tóm lại, về CSVC, phòng học, sân bãi thể dục - thể thao hiện không phải là vấn đề đáng lo ngại với các trường CĐN khi thực hiện LKĐT với DoN. Vấn đề đáng ngại nhất là máy móc, thiết bị thực hành, phương tiện dạy học, thể thao, sách, giáo trình tài liệu. Theo đánh giá của các nhóm đối tượng tham gia khảo sát, hiện vẫn còn rất thiếu các phương tiện, máy móc cần thiết. Những máy móc, thiết bị thực hành đã có, phần lớn cũ, lạc hậu từ 2005 về trước và không đồng bộ, gây khó khăn lớn trong quá trình đào tạo phát triển kỹ năng nghề. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới sự lúng túng, bỡ ngỡ của những SV mới ra trường khi tiếp cận dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại. Liên kết sâu với DoN, phối hợp thực tập với sản xuất sẽ khắc phục được tình trạng trên.

Một phần của tài liệu Quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực (Trang 103 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(244 trang)