Được đề xướng bởi UNESCO vào năm 2000, mô hình CIPO - với tinh thần kiểm soát quá trình - tỏ ra khá phù hợp trong hoạt động LKĐT giữa nhà trường với DoN trong giai đoạn hiện nay. Bốn yếu tố: Bối cảnh (Context - C); Đầu vào (Input - I); Quá trình (Process - P); Kết quả đầu ra (Outcome - O) [10, tr 460] cho phép ứng dụng mô hình đi sâu nghiên cứu các nội dung cơ bản của LKĐT.
Hình 1.9: Mô hình liên kết đào tạo theo CIPO (Nguồn [10]) 1.2.5.1. Bối cảnh (Context - C)
Là những yếu tố ngoài nhà trường có ảnh hưởng, tác động trực tiếp hoặc chi phối tới hoạt động LKĐT, bối cảnh là một trong những căn cứ để xác định mục tiêu LKĐT. Thông qua bối cảnh, có thể đánh giá thực trạng môi trường, xác định nhu cầu, nghiên cứu chính sách, quyết định đúng đối tác được lựa chọn liên kết. Bối cảnh, môi trường rất đa dạng, tuy nhiên, cần xác định đúng yếu tố bối cảnh có tác động tới hoạt động LKĐT giữa nhà trường với DoN, trên cơ sở đó, lựa chọn phương pháp điều tiết có lợi cho LKĐT. Bối cảnh có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động LKĐT bao gồm: sự biến động về kinh tế, chính trị, xã hội, sự phát triển khoa học công nghệ; xu hướng toàn cầu hoá kinh tế, thị trường hoá giáo dục; đường lối chủ trương của Đảng, nhà nước về ĐTN; văn bản quy phạm pháp luật; các chỉ thị, hướng dẫn, thông tư về giáo dục nghề nghiệp; nhu cầu phát triển nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; trình độ nhân lực Việt Nam so với các nước trong khu vực và quốc tế; nhận thức, tâm lí xã hội về ĐTN... Tuy nhiên, cơ chế thị trường, quan hệ cung - cầu và chính sách về LKĐT tác động không nhỏ tới hiệu quả hoạt động LKĐT giữa nhà trường với DoN.
ĐẦU VÀO I - Input
QUÁ TRÌNH P - Process
KẾT QUẢ ĐẦU RA (O – Output ->
Outcome)
BỐI CẢNH C- Context
1.2.5.2. Đầu vào (Input - I)
“Đầu vào” là điểm khởi đầu của quá trình LKĐT. Để điều chỉnh kế hoạch, lựa chọn các nguồn lực tham gia hoạt động LKĐT không thể không nghiên cứu các thành tố như: số lượng học sinh được tuyển; nguồn lực phía nhà trường (đội ngũ phục vụ quá trình LKĐT, CSVC - TBDH, máy móc, nhà xưởng, nguồn tài chính, mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, kế hoạch thực hiện, cơ cấu tổ chức; trình độ đội ngũ; năng lực lãnh đạo - quản lý; nhận thức của lãnh đạo nhà trường về sự cần thiết LKĐT với DoN...); nguồn lực phía DoN (đội ngũ CBKT tay nghề cao, tài chính, thiết bị máy móc, nhà xưởng, nhu cầu nhân lực, trình độ quản lý...). Có thể nói, nếu sự tự nguyện và nhu cầu thiết yếu về nhân lực là điều kiện tiên quyết, quyết định sự hình thành quan hệ LKĐT thì “đầu vào” với các thành tố căn bản là nhân tố bảo đảm quá trình LKĐT được thực hiện.
1.2.5.3. Quá trình (Process - P)
“Quá trình” trong LKĐT là toàn bộ các thành tố gồm: hoạt động dạy, hoạt động học; cách thức tổ chức quá trình dạy - học tại CSĐT và CSSX; nội dung liên quan đến quản lý, đánh giá ý thức, thái độ của học viên; phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo chuẩn kỹ năng được yêu cầu từ phía DoN... “Quá trình” về bản chất là giai đoạn hiện thực hoá mục tiêu, kế hoạch đào tạo, cải biến, chuyển hoá các thành tố “đầu vào” thành sản phẩm mới, chất lượng, đáp ứng yêu cầu “đầu ra”.
1.2.5.4. Kết quả đầu ra (Outcome - O)
“Kết quả đầu ra” là giai đoạn cuối cùng của LKĐT. Từ “kết quả đầu ra” có thể đánh giá chất lượng “sản phẩm” cũng như sự phù hợp của các nguồn lực. “Kết quả đầu ra” cho phép đối sánh, giải thích các dữ liệu, sàng lọc thông tin, trên cơ sở đó quyết định chương trình đào tạo cần được sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung hay chấm dứt.
“Kết quả đầu ra” được đánh giá dựa trên các yếu tố:
- Đầu ra (O - Output): số lượng SV tốt nghiệp; chất lượng SV tốt nghiệp;
- Kết quả đầu ra (O - Outcome): Số lượng SV có việc làm đúng ngành nghề, trình độ được đào tạo ngay sau khi tốt nghiệp; Số lượng SV học chuyển tiếp, nâng
cao; Mức độ thỏa mãn nhu cầu và mức độ đáp ứng yêu cầu của cá nhân, DoN, nhà trường, xã hội.
1.2.6. Nguyên tắc thiết lập hoạt động liên kết đào tạo với doanh nghiệp
Theo nghiên cứu của Bộ LĐ - TB XH, quan hệ liên kết cần xây dựng dựa trên nguyên tắc 3C: Cân bằng lợi ích; Chia sẻ trách nhiệm; Chất lượng đảm bảo [3, tr 106]. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa trên nguyên tắc 3C, hoạt động LKĐT với DoN sẽ gặp nhiều khó khăn từ tác động của ngoại cảnh, từ sự biến động của thị trường, sự thay đổi của chính sách. Mặt khác, nguyên tắc 3C có thể được áp dụng cho mọi mối quan hệ liên kết, mọi nhóm đối tượng, chưa phải là nguyên tắc đặc trưng cho hoạt động LKĐT giữa trường CĐN với DoN. Để LKĐT đạt được hiệu quả, cần đảm bảo các nguyên tắc chung như:
- Tự nguyện: Trường CĐN và DoN chủ động thiết lập quan hệ liên kết dựa trên nhu cầu thực tế sản xuất và thực tế đào tạo.
- Bình đẳng, hai bên cùng có lợi (win - win). “Tôn chỉ” hoạt động của DoN là vì lợi nhuận, “Tiêu chí” hoạt động của trường CĐN là phát triển vốn con người, khẳng định chất lượng đào tạo, xây dựng thương hiệu. Liên kết được thực hiện khi và chỉ khi mục tiêu lợi ích của DoN và trường CĐN được đáp ứng, tiến độ sản xuất của DoN và quy trình đào tạo của nhà trường không bị ảnh hưởng.
- Có điều kiện: Thứ nhất, mọi vấn đề liên quan tới hoạt động LKĐT phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của trường CĐN và DoN theo luật định. Thứ hai, LKĐT phải phù hợp với quy luật thị trường. Thứ ba, LKĐT bảo đảm lợi ích thiết thực cho người học. Thứ tư, phải có sự cộng đồng, chia sẻ trách nhiệm giữa các bên tham gia.
Thứ năm, LKĐT phải bảo đảm chất lượng, gia tăng NLCT tích cực.
- Trách nhiệm xã hội của DoN: DoN cần nhận thức rõ trách nhiệm đối với hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực, thực hiện trách nhiệm đó qua các hoạt động thiết thực, cụ thể như: liên kết với nhà trường trong mọi công đoạn của quá trình đào tạo từ
“đầu vào” đến “đầu ra” và coi đây là trách nhiệm xã hội của mình.
- Thích ứng nhanh: Xu hướng toàn cầu hoá với tốc độ phát triển khoa học công nghệ khiến KT - XH không ngừng vận động, biến đổi. Về bản chất, quan hệ liên kết được hình thành từ nhu cầu các bên giải quyết vấn đề thị trường. Do vậy, khi xã hội thay đổi, quan hệ liên kết cũng phải thay đổi, thích ứng nhanh chóng với xu hướng mới của thị trường, nhất là trong lĩnh vực ĐTN.
Hình 1.10: Nguyên tắc thiết lập hoạt động liên kết đào tạo
1.3. QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VỚI DOANH NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC