ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH ĐƯỜNG RUỘT

Một phần của tài liệu Vi sinh lâm sàng (sách dich) (Trang 477 - 481)

Có 5 loại động vật nguyên sinh đường ruột gây ra bệnh tiêu chảy. Entamoeba histolytica gây tiêu chảy ra máu, và Giardia lamblia Cyclospora cayetanensis gây chứng tiêu chảy không ra máu. Cả hai đều xảy ra ở những người bình thường. Cryptosporidium Isospora belli gây ra tiêu chảy nghiêm trọng ở những người bị suy giảm hệ thống miễn dịch (như là ở những bệnh nhân AIDS)

Entamoeba histolytica

Đây là sinh vật thuộc loài amip điển hình mà chúng ta hầu như đều đã được nghe nói tới. Nó di chuyển bằng cách kéo dài các nhánh của chất nguyên sinh, được gọi là giả túc (pseudopodia).

Giả túc kéo chúng đi tới hoặc bao quanh các mẫu thức ăn.

Tỷ lệ chính xác về độ lây nhiễm vẫn chưa được biết rõ, nhưng có tỷ lệ cao ở các quốc gia đang phát triển và ở những người nhập cư đến Mỹ. Tài liệu cũ về tỷ lệ có sai sót do soi phân bằng kính hiển vi, điều này trước đây được sử dụng để sàng lọc và kiểm soát về mặt dịch tễ học, dẫn tới việc không thể phân biệt được sự khác nhau giữa E. histolytica và động vật nguyên vật Entamoeba dispar đường ruột không gây bệnh. Hầu hết các nhiễm trùng với E. histolytica đều

không có triệu chứng, do amip sống một cách “yên bình” bên trong các túc chủ. Có những túc chủ trở thành dạng lây nhiễm, bào nang, cho những người khác theo con đường phân – miệng.

Điều đáng chú ý là những người đồng tính nam thường là những thể mang bệnh không triệu chứng.

31.1.Dạng hoạt động thực dưỡng của amip đó là dưỡng bào, chúng di chuyển dọc theo thành ống tiêu hóa để ăn vi khuẩn, các động vật nguyên sinh khác, và thậm chí là các tế bào biểu mô ruột và tế bào hồng cầu của con người. Dưỡng bào có thể chuyển đổi thành dạng tiền bào nang, với 2 nhân tế bào, từ đó phát triển thành bào nang có bốn nhân tế bào (tetranucleated cyst) khi nó đi xuống và ra khỏi ruột già. Tiền bào nang (precyst) có chứa các ribosome được gọi là thể chromatoid (chromatoid body), cũng như là các không bào tiêu hóa thức ăn, cả hai sẽ được loại bỏ khi tế bào co lại để thành bào nang trưởng thành để lây nhiễm cho những người khác khi ăn phải chúng.

Đôi khi (10% số người bị lây nhiễm) các dưỡng bào xâm nhập vào biểu mô ruột gây viêm loét ruột. Điều này gây ra đau bụng, đi tiêu phân lỏng vài lần mỗi ngày, kèm máu và nhầy theo phân.

Sự nhiễm trùng này có thể trở nên nghiêm trọng, kèm theo chảy máu, tiêu chảy dữ dội.

Dưỡng bào có thể xâm nhập vào dòng máu, gây ra abces ở gan, sau đó đi qua cơ hoành để vào phổi. Tại đó dưỡng bào gây ra các ổ abces ở phổi và thường gây ra tử vong (trên thế giới:

100.000 trường hợp tử vong mỗi năm).

Khi kiểm tra phân thấy có sự hiện diện của các bào nang hoặc các dưỡng bào. Các dưỡng bào có tế bào hồng cầu nằm bên trong tế bào chất cho thấy bệnh lý ở thể hoạt động, trong khi các bào nang hoặc dưỡng bào mà không có các tế bào hồng cầu nằm bên trong gợi ý thể mang bệnh không có triệu chứng. Các xét nghiệm tìm kháng nguyên trong phân hoặc đàm mủ thì hiện nay hầu hết đều nhạy cảm và đặc hiệu để chẩn đoán nhiễm trùng với E. histolytica và giúp chẩn đoán phân biệt nhiễm trùng do động vật nguyên sinh E. dispar không gây bệnh lý vẫn hay được xác minh bằng kính hiển vi. CAT scan hoặc hình ảnh siêu âm gan sẽ phát hiện các ổ abces nếu có.

Việc phòng ngừa bằng việc giữ vệ sinh tốt: xử lý nước thải và lọc (đun sôi) nước một cách hợp lý. Điều trị chủ yếu với metronidazole, nhưng hiện nay tinidazole là một loại thuốc mới đã được FDA cho phép sử dụng thay thế. Nhìn chung, những loại thuốc này ra đời sau một loại thuốc đặc biệt trong việc tiêu diệt nội mạc lòng mạch như là paromomycin và iodoquinol.

31.2. Metro (metronidazole) chạy qua Entamoeba histolytica, Giardia lamblia, Trichomonas vaginalis, và cầu khuẩn và trực khuẩn yếm khí bao gồm Bacteroides fragilis, Clostridium difficile Gardnerella vaginalis. Loại thuốc này còn được gọi là Flagyl (tên thương mại) bởi vì nó tiêu diệt trùng roi, Giardia Trichomonas.

Các Tác Dụng Phụ Của Metronidazole

Không được phép uống bia rượu khi dùng thuốc vì nó sẽ gây chóng mặt và ù tai, gây ra đau bụng cho những “hành khách” uống rượu (hiệu ứng Antabuse-disulfiram). Nếu bạn ăn “con tàu”

(metro), như King Kong đã từng thử làm, thì bạn sẽ lãnh nguyên một mùi vị kim loại ở trong miệng của bạn.

Giardia lamblia

Giardia lamblia tồn tại ở 2 dạng: ở dạng bào nang và ở dạng trưởng thành, dưỡng bào di động trông giống như một con diều.

Ước tính tại Mỹ có khoảng 5% số người lớn mắc vi sinh vật này, hầu như không có triệu chứng. Các đợt bùng phát xảy ra khi uống phải nguồn nước ô nhiễm. Vi sinh vật này còn cư trú ở rất nhiều loài gậm nhấm và hải ly. Những người cắm trại thường bị nhiễm Giardia lamblia sau khi uống nước từ các dòng suối “trong veo”.

Sau khi nuốt phải bào nang, Giardia lamblia chuyển thành dạng dưỡng bào và đi “do thám”

xuống và bám chặt vào thành ruột non. Khi vi sinh vật này “phủ” lên ruột non sẽ gây cản trở quá trình hấp thu chất béo của ruột. Do đó, phân được thải ra ngoài cùng với chất béo, có mùi rất khủng khiếp! Bệnh nhân sẽ tiêu chảy kèm theo chất nhầy, cùng với đau bụng do căng chướng hơi. Khi Giardia KHÔNG xâm nhập vào thành ruột, thì KHÔNG có máu ở trong phân!!!

Để chẩn đoán và kiểm soát Giardia:

1) Kiểm tra bào nang hoặc dưỡng bào trong phân

2) Bộ dụng cụ xét nghiệm miễn dịch để phát hiện kháng nguyên Giardia lamblia trong chất dịch được chiết xuất từ phân

3) Các biện pháp cải thiện vệ sinh tốt hơn

Điều trị những bệnh nhân này với metronidazole (xem Mục 31.2)

Cryptosporidum

Bây giờ thấy rõ ràng rằng loài sinh vật này có ở khắp mọi nơi! Nhiều loài động vật và con người đều có khả năng bị lây nhiễm và có khoảng 25% người Mỹ cho thấy đã có sự lây nhiễm trước đó từ bằng chứng huyết thanh học. Nó có thể gây ra các đợt bùng phát dịch tiêu chảy từ nguồn nước bị ô nhiễm của thành phố và ở các trung tâm dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh theo ngày.

Các trường hợp lẻ tẻ có thể xảy ra ở khách du lịch.

Cryptosporidum mà ta nuốt phải được bao bọc dưới dạng trứng nang (oocyst) có chứa 4 dưỡng bào hoạt động. Chu kỳ sống của nó xảy ra trong các tế bào biểu mô đường ruột, và nó gây ra bệnh tiêu chảy và đau bụng. Những triệu chứng sẽ tự khỏi ở những người có sức đề kháng bình thường. Tuy nhiên, ở những người bị suy giảm miễn dịch (bệnh nhân AIDS, bệnh nhân ung thư, những người cây ghép cơ quan), thì vi sinh vật này gây ra bệnh tiêu chảy nghiêm trọng, kéo dài làm đe dọa tới tính mạng. Những bệnh nhân này có thể đi tiêu ra 3 – 17 lít phân mỗi ngày.

Việc điều trị cần dựa nào tình trạng miễn dịch của bệnh nhân. Đối với tiêu chảy kéo dài ở những người bình thường, nitazoxanide cho thấy có hiệu quả. Điều trị ở những người bị suy giảm miễn dịch đã trở nên chán nản. Ở những bệnh nhân này mục đích chính đó là phục hồi khả năng miễn dịch của họ, thường thì thông qua liệu pháp anti-retrovirus liều cao ở những bệnh nhân AIDS. Hoặc nitazoxanide hoặc paromomycin cùng hoặc không có azithromycin còn có thể sử dụng trong những trường hợp bệnh nhân khó điều trị.

Isospora và Cyclospora

Những vi sinh vật này có thể gây ra tiêu chảy cấp ở những người suy giảm miễn dịch. Chúng được lây truyền qua con đường phân – miệng. Cyclospora còn có thể liên quan đến các đợt bùng phát tiêu chảy có liên quan đến ngộ độc thực phẩm do quả mâm xôi bị ô nhiễm. Cả hai loài sinh vật này được chẩn đoán chủ yếu qua soi phân bằng kính hiển vi. Yêu cầu các bệnh học thực hiện nhuộm kháng acid…và cả hai đều là sinh vật kháng acid!! Kính hiển vi huỳnh quang (fluorescent microscopy) là giải pháp thay thế.

Cả hai đều được điều trị với trimethoprim/sulfamethoxazole.

Một phần của tài liệu Vi sinh lâm sàng (sách dich) (Trang 477 - 481)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(519 trang)
w