Các khái niệm có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu Thông tin tài chính tác động đến suất sinh lời chứng khoán của các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam‖ (Trang 26 - 31)

CHÍNH KHI CÔNG BỐ BCTC

2.1 Các khái niệm có liên quan đến đề tài

Đối với các NĐT thì họ rất quan tâm đến các khoản đầu tư hiện tại đang ở tình trạng tốt hay không, nên việc đánh giá hiệu quả là điều cần thiết và phương pháp đo lường SSL trong quá khứ cho phép NĐT đánh giá các khoản đầu tư cũng như cơ sở để dự báo trong tương lai. Theo Breyley và Myers (2004), Erlynda Y. Kasim (2013), Nguyễn Anh Phong (2015) thì thu nhập từ cổ phiếu bao gồm các khoản thu bằng tiền như cổ tức hay sự tăng giá của cổ phiếu, ngoài ra NĐT còn nhận được những khoản thu nhập không bằng tiền như: như quyền bầu cử, quyền cung cấp thông tin.... Bên cạnh đó, với các NĐT chứng khoán dài hạn thì nguồn thu nhập gồm hai phần chính, đó là cổ tức và sự tăng giá cổ phiếu. Mặc dù, các NĐT khi đầu tư thường e ngại rủi ro nhưng không phải NĐT nào cũng như vậy, một số NĐT lại xem rủi ro là một ―cơ hội‖

đầu tư vì họ cho rằng chấp nhận rủi ro để nhận được một khoản lợi nhuận cao hơn trong tương lai.

Theo Nguyễn Anh Phong (2015) tỷ suất lợi nhuận (yield) là một khái niệm không đồng nhất với SSL, tuy nhiên nó có liên quan đến SSL. Vì tỷ suất lợi nhuận chỉ liên quan đến phần thu nhập bằng tiền của SSL. Còn SSL được định nghĩa là tỷ lệ giữa khoản thu nhập và giá gốc cũng như các chi phí đầu tư của một chứng khoán và các khoản thuế phải nộp. Theo cách đo lường SSL của Breyley và Myers (2004), Erlynda Y. Kasim (2013), Nguyễn Anh Phong (2015) như sau :

Rt = Pt - Pt - 1 + Dt Pt - 1

Trong đó: Rt là suất sinh lời cổ phiếu kỳ t ; Pt là giá cổ phiếu tại thời điểm t Pt-1 là giá cổ phiếu tại thời điểm (t-1) ; Dt là cổ tức (nếu có) trong kỳ t 2.1.2. Thông tin tài chính

2.1.2.1 Khái niệm về thông tin

Thông tin có nhiều cách hiểu khác nhau tùy theo cách tiếp cận, theo từ điển Oxford thì cho rằng ―thông tin là điều mà người ta đánh giá hoặc nói đến; là tri thức, tin tức‖. Theo quan điểm triết học thì thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã hội (thế giới vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh…hay rộng hơn là bằng tất cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người.

Theo định nghĩa thông thường thì thông tin là tất cả các sự kiện, sự việc, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người, được truyền tải dưới nhiều hình thức như : báo cáo, dữ liệu điện tử, báo chí, phim ảnh…, biểu hiện của thông tin dưới nhiều hình thức như ngôn ngữ, số liệu, bảng biểu, sơ đồ, các nhận định, đánh giá…

Các dữ liệu được thu thập chính xác và kịp thời, cụ thể, được tổ chức và trình bày trong một bối cảnh mang ý nghĩa và phù hợp, có thể làm tăng sự hiểu biết và giảm sự không chắc chắn. Thông tin có giá trị vì nó có thể ảnh hưởng đến hành vi, quyết định, hoặc kết quả. Mang lại cho người tiếp nhận thông tin sự hiểu biết, đưa ra các quyết định, đem lại cách nhìn nhận mới từ việc phân tích hoặc tra cứu các thông tin được công bố .

2.1.2.1 Thông tin tài chính

TTTC phản ánh các tác động tài chính của các sự kiện tài chính được thu thập và xử lý, báo cáo nhằm đưa ra các thông tin hữu ích cho nhiều người sử dụng để đưa ra các quyết định.

Các dạng TTTC liên quan đến cổ phiếu : Haugen (2001) cho rằng có ba nhóm thông tin có liên quan đến cổ phiếu. Đầu tiên, nó đại diện cho tất cả các thông tin có liên quan đến việc định giá của một cổ phiếu cụ thể mà hiện đang "có thể biết được".

Điều này bao gồm thông tin công khai về công ty, ngành nghề, nền kinh tế vĩ mô trong nước và trên thế giới. Thứ hai, thông tin đại diện cho một phần hoặc toàn bộ thông tin đã được công bố công khai, ví dụ các thông tin trên báo cáo của các công ty, BCTC,

CBTT liên quan đến tình trạng của nền kinh tế có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Thứ ba, là bất kỳ thông tin khác và thông tin có sẵn về cổ phiếu (Haugen, 2001: 547).

Sơ đồ 2.1 : Các thông tin tác động đến cổ phiếu (Haugen, 2001: 574)

Thông tin mới hoặc tin tức có thể làm thay đổi đến thị trường. Không chỉ có các nhà nghiên cứu mà còn các nhà phân tích tài chính hoặc các NĐT những người hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán với thị trường, họ rất quan tâm đối với sự thay đổi này. Beaver (1968) xác định thông tin như một sự thay đổi trong kỳ vọng về kết quả của một sự kiện. Nó ngụ ý rằng một công ty "báo cáo được cho là có nội dung thông tin nếu nó dẫn đến sự thay đổi của các nhà đầu tư". Theo Nivra (2008) TTTC có thể là thông tin trong quá khứ hoặc thông tin mang tính dự báo, thường được thể hiện dưới thước đo tiền tệ.

Nội dung của TTTC công bố: BCTC được xem là thông tin chính thức và tương đối đầy đủ nhất về tình hình tài chính của công ty. TTTC được thể hiện trên BCTC của công ty qua Bảng cân đối kế toán, báo cáo KQKD, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh BCTC, các thông tin thường thể hiện về tình hình tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu phản ánh tình hình tài chính của công ty; Các khoản doanh thu, chi phí thường được sử dụng như là thước đo về hiệu quả hoạt động; Các dòng tiền trong công ty. Các thông tin này cùng với các thông tin trình bày trong Bản thuyết minh BCTC góp phần giúp người sử dụng dự đoán được các dòng tiền, và mức độ chắc chắn của việc tạo ra các dòng tiền đem lại lợi nhuận trong tương lai.

3.Các thông tin khác và thông tin có sẵn về cổ phiếu (All available

information including inside or private information) 2.Các thông tin công cộng

(public informations) 1.Thông tin về giá cổ phiếu trong quá

khứ

Trong luận án này, tác giả nghiên cứu dạng thông tin thứ 1 và thứ 2 theo Haugen (2001): Thông tin thứ 1 là thông tin về giá cổ phiếu trong quá khứ dùng để tính SSL chứng khoán; Thông tin thứ 2 – các thông tin công cộng (public infomations)- là thông tin được công bố trên BCTC để nghiên cứu các ảnh hưởng của các thông tin này đến SSL chứng khoán. Bên cạnh đó, quá trình CBTT chủ yếu thông qua BCTC nên thuật ngữ TTTC xét trên phạm vi hẹp có nghĩa tương đồng với ―thông tin công bố trên BCTC‖.

2.1.3. Thời gian công bố Báo cáo tài chính

Hầu hết các cơ quan quản lý thị trường vốn trên thế giới đều giới hạn thời gian công bố BCTC năm để đảm bảo rằng việc công bố đúng thời hạn cho các đối tượng sử dụng. Ủy ban chứng khoán tại Mỹ yêu cầu các công ty công bố BCTC hàng năm trong vòng 90 ngày, sau đó họ tiếp tục giảm thời hạn nộp hồ sơ từ 90 ngày xuống còn 60 ngày (Mẫu 10K) để nâng cao hiệu quả (Wu và cộng sự, 2008; Hout, 2012). Tại Đài Loan, Luật Chứng khoán Đài Loan yêu cầu CTNY phải công bố báo cáo hàng năm trong vòng 4 tháng sau khi kết thúc năm. Trong nghiên cứu của Aubert (2009);

Hout (2012) cho thấy trong Chỉ thị số 2004/109/EG của Liên minh Châu Âu về bộ nguyên tắc minh bạch cũng chỉ ra rằng các thành viên cá nhân của Liên minh Châu Âu chịu trách nhiệm thực hiện công bố BCTC năm là 4 tháng sau khi kết thúc năm tài chính. Hội Đồng Tiêu Chuẩn Tài Chính Kế Toán Hoa Kỳ ( FASB) năm 1980 ban hành những khái niệm về CBTT tài chính kế toán trong đó chất lượng của thông tin kế toán chủ yếu dựa vào tính tin cậy và tính tương quan, và tính tương quan do: giá trị dự đoán, giá trị của thông tin phản hồi và tính kịp thời tố cấu thành.

Tại Việt Nam, theo điều 4- chương 1 Luật số 03/2003/QH11 của Quốc hội về Luật Kế Toán thì kế toán tài chính phải cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính bằng BCTC cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán. Theo Thông tư 09/2010/TT-BTC ―Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán‖

– thì khi kết thúc thời hạn hoàn thành BCTC năm, công ty đại chúng phải CBTT về BCTC năm được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Bộ Tài chính chậm nhất là 10 ngày. Ngày hoàn thành BCTC năm chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của Luật kế toán.

Nghĩa là sau 100 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính. Theo Thông tư 52/2012/TT- BTC tại điều 7, ―Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán‖

thì các công ty phải CBTT về BCTC năm đã được kiểm toán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày tổ chức kiểm toán độc lập ký báo cáo kiểm toán. Thời hạn CBTT BCTC năm không quá 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Nghĩa là sau 90 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính. Như vậy, các BCTC có kiểm toán trước năm 2011 phải công bố trước 100 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính, và các BCTC có kiểm toán từ năm 2012 đến 2015 phải công bố không quá 90 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính.

2.1.4. Lợi nhuận điều chỉnh

Lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp có thể được chia làm hai loại là ―lợi nhuận bằng tiền‖ và ―lợi nhuận dồn tích‖. Lợi nhuận bằng tiền được hình thành từ các khoản doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã thực thu, thực chi trong kỳ. Lợi nhuận dồn tích đến từ các khoản doanh thu và chi phí được ghi nhận tại thời điểm phát sinh giao dịch, không quan tâm đến thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền. Việc các nhà quản lý điều chỉnh lợi nhuận là một hiện tượng trong việc lập BCTC đó là hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Có hai nhóm quan điểm: quan điểm cơ hội (opportunistic) cho rằng nhà quản lý đánh lừa nhà đầu tư; quan điểm về thông tin theo Holthausen và Leftwich (1983) thì việc tự do đưa ra các quyết định quản lý là phương tiện để các nhà quản lý tiết lộ cho các nhà đầu tư những mong đợi cá nhân về dòng tiền trong tương lai của công ty. Có ít nhất ba định nghĩa về việc điều chỉnh lợi nhuận :

(1) Điều chỉnh lợi nhuận là ―quá trình thực hiện các bước có chủ ý trong khuôn khổ những nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi để mang đến một mức độ mong đợi về lợi nhuận được báo cáo‖ (Schipper, 1989)

(2) Điều chỉnh lợi nhuận là ―một sự can thiệp có mục đích trong quá trình cung cấp thông tin tài chính ra bên ngoài nhằm đạt được những lợi ích cá nhân‖, đạt được bằng việc quyết định thời gian đầu tư hay tài trợ vốn để thay đổi lợi nhuận được báo cáo hoặc một số bộ phận của nó‖ (Schipper, 1989)

(3) ―Hành vi điều chỉnh lợi nhuận xuất hiện khi nhà quản lý sử dụng xét đoán trong việc lập BCTC và trong việc thực hiện các giao dịch để thay đổi BCTC nhằm đánh lừa những bên có quyền lợi về tình hình kinh tế của công ty hoặc ảnh hưởng đến những kết quả của các hợp đồng mà phụ thuộc vào những số liệu được báo cáo‖ (Healy và Wahlen, 1999)

Các định nghĩa trên cho rằng hành vi điều chỉnh lợi nhuận được thực hiện nhằm mục đích che dấu tình trạng xấu đi trong báo cáo lợi nhuận khi công bố BCTC. Trong

trường hợp nhà quản lý muốn che giấu các khoản nợ xấu, các khoản hàng tồn kho lâu ngày bằng cách tăng các khoản dự phòng hay khai thiếu thu nhập. Tuy nhiên, hành động này cho thấy nhà quản lý muốn đánh lừa nhà đầu tư bởi vì nhà quản lý có thể đang để dành thu nhập cho những kỳ sau. Việc lựa chọn phương pháp kế toán áp dụng để thực hiện điều chỉnh lợi nhuận nằm trong khuôn khổ của chuẩn mực kế toán. Do đó, hành động điều chỉnh lợi nhuận là tuân thủ khuôn khổ pháp lý và là sự vận dụng linh hoạt, khéo léo các khoảng trống trong chuẩn mực kế toán để sắp xếp lại BCTC theo mục đích chứ không phải là hành động phi pháp (Scott, 1997).

Trong thực tế ở Việt Nam, các CTNY thường có chế độ trả lương, thưởng cho ban điều hành bằng một tỷ lệ (%) của lợi nhuận kế toán. Do đó, để gia tăng mức lương, thưởng nhà quản trị thường có xu hướng gia tăng lợi nhuận. Hoặc cam kết thưởng theo hạn mức nhà quản trị có xu hướng điều chỉnh lợi nhuận về hạn mức được thưởng. Nếu chưa đạt ngưỡng lợi nhuận đặt ra, nhà quản trị có xu hướng gia tăng lợi nhuận để đạt được tiền thưởng. Nếu lợi nhuận vượt ngưỡng, nhà quản trị thường có xu hướng chuyển lợi nhuận sang năm sau. Việc thay đổi nhân sự cũng là một trong những động cơ thúc đẩy hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Nhà quản trị mới có xu hướng tìm cách gia tăng lợi nhuận để thể hiện năng lực làm trong thời điểm mới tiếp nhận bàn giao vì nó ảnh hưởng đến các cam kết về hợp đồng lao động, về lương, thưởng. Nhìn chung, các NĐT và nhà phân tích trên TTCK thường quan tâm đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua hai chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Do đó, nhà quản lý có xu hướng điều chỉnh để đạt được lợi nhuận như kỳ vọng. Trong nghiên cứu này, điều chỉnh lợi nhuận được hiểu theo quan niệm thông tin (Holthausen và Leftwich, 1983), nghĩa là việc tự do đưa ra các quyết định quản lý là phương tiện để các nhà quản lý tiết lộ cho các NĐT những mong đợi cá nhân về dòng tiền trong tương lai của công ty.

Một phần của tài liệu Thông tin tài chính tác động đến suất sinh lời chứng khoán của các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam‖ (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(287 trang)