CHÍNH KHI CÔNG BỐ BCTC
2.3 Các yếu tố tác động đến SSL khi công bố BCTC
2.3.1 Thông tin liên quan đến thời gian công bố BCTC tác động đến SSL
Các nghiên cứu về thời gian công bố BCTC tác động đến SSL chứng khoán đều dựa trên khía cạnh nếu các TTTC không liên quan và đáng tin cậy, nó sẽ không hữu ích. Và để có thông tin liên quan và kịp thời thì việc tiết lộ nó là điều cần thiết, do đó việc chậm trễ công bố BCTC sẽ làm giảm tính hữa dụng cho người sử dụng.
Bagnoli (2012) cho rằng thời gian công bố BCTC sớm, trễ có tác động đến SSL.
Cụ thể đối với các NĐT thường phản ứng thể hiện qua lợi nhuận điều chỉnh thị trường trung bình tích lũy trong ngày báo cáo dự kiến bị bỏ lỡ và ngày giao dịch kế tiếp là âm và khác với số không. Hơn nữa, khi thông tin cuối cùng được công bố cuối cùng, thị trường phản ứng lại, cho thấy rằng tin tức đã không được dự đoán đầy đủ. Khi các nhà quản lý công ty bỏ lỡ ngày báo cáo dự kiến của mình, Bagnoli (2002) nhận thấy thu nhập được ghi lại có chứa tin xấu trung bình và các báo cáo sau đó chứa những tin tức xấu hơn. Bagnoli (2002) không tìm thấy mối liên hệ giữa thu nhập bất ngờ và ngày báo cáo nếu thông báo sớm.
Theo Ansah Owusu và Leventis (2006) tại TTCK Hy Lạp cho thấy việc công bố BCTC kịp thời sẽ góp phần tăng cường các quá trình ra quyết định và đóng vai trò
quan trọng trong việc làm giảm sự bất đối xứng thông tin trên thị trường vốn. Đối với các thị trường vốn mới nổi, việc tìm ra những yếu tố quyết định báo cáo kịp thời sẽ tăng cường sự điều chỉnh trong việc xây dựng các chính sách mới để nâng cao hiệu quả phân bổ thị trường của họ. Bởi vì sự kịp thời của BCTC cũng ảnh hưởng đến các nhà quản lý doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách khi họ cần phải đóng một vai trò trong việc bảo đảm sự chậm trễ BCTC ngắn hơn.
Theo Ball (1968), Bernard (1989), Schadewitz (2005), Chordia (2006, 2012), sau thời điểm các công ty công bố BCTC giá cổ phiếu phản ứng với thông tin vừa được công bố một cách nhanh chóng, phản ứng này không chấm dứt sau khi những tin tức thu nhập được công bố, nó tiếp tục biến động phụ thuộc vào hướng của tin tức thu nhập trong những tháng sau. Giá cổ phiếu biến động bất thường là do thông tin thu nhập công bố trên BCTC được công bố thay đổi cao hoặc thấp hơn so với thu nhập kỳ vọng.
Hầu hết các cơ quan quản lý thị trường vốn trên thế giới đều giới hạn thời gian công bố BCTC năm để đảm bảo rằng việc công bố đúng thời hạn cho các đối tượng sử dụng BCTC. Tại TTCK Mỹ theo Wu và cộng sự (2008) và Hout (2012) thì Ủy ban chứng khoán tại Mỹ yêu cầu các công ty công bố BCTC hàng năm trong vòng 90 ngày, sau đó họ tiếp tục giảm thời hạn nộp hồ sơ (Mẫu 10 – K) từ 90 ngày xuống còn 60 ngày để nâng cao hiệu quả. Theo Luật Chứng khoán Đài Loan (điều 36) yêu cầu CTNY phải công bố BCTC hàng năm trong vòng 4 tháng sau khi kết thúc năm. Liên minh Châu Âu công bố bộ nguyên tắc minh bạch hướng dẫn các thành viên cá nhân của Liên minh Châu Âu chịu trách nhiệm thực hiện công bố BCTC năm đúng thời hạn, cụ thể là 4 tháng sau khi kết thúc năm tài chính (Aubert, 2009; Hout, 2012). Tại TTCK Việt Nam, các văn bản luật Luật số 03/2003/QH11 và thông tư 09/2010/TT, thông tư 52/2012/TT-BTC cũng rút ngắn xuống 10 ngày từ năm 2012 đến nay so với khoảng thời gian trước đó. Các quy định về minh bạch và quản lý thông tin công bố trên TTCK cũng góp phần hạn chế trì trệ trong việc công bố BCTC, thúc đẩy thị trường hoạt động hiệu quả hơn thông qua phản ứng của giá chứng khoản đối với các thông tin mới đến.
2.3.2 Thông tin công bố trên BCTC tác động đến SSL
Nghiên cứu về các yếu tố tài chính tác động đến SSL có thể chia thành hai nhóm yếu tố chính là nhóm các yếu tố vi mô và nhóm các yếu tố vĩ mô. Các yếu tố này có sự
tác động khác nhau đến SSL vì sự khác nhau về quy mô nghiên cứu, nguồn số liệu thu thập được, phương pháp nghiên cứu.
(i) Nhóm các yếu tố vi mô :
Giá trị sổ sách trên giá trị thi trường (BM): Fama (1993), Yuenan Wang và Amalia Di Iorio (2007), Vinh và Phượng (2014), Nguyễn Anh Phong (2015) đều cho rằng yếu tố BM có tác động đến SSL khi công bố BCTC. Mối liên hệ này thể hiện giá trị sổ sách thực tế của công ty thay đổi như thế nào qua các năm, qua đó cũng đánh giá được sự tăng trưởng trong hoạt động của công ty cũng như tăng trưởng của giá cổ phiếu.
Quy mô công ty (Size): Hầu hết các nghiên cứu về SSL đều cho rằng Size có vai trò quan trọng trong việc xác định SSL cổ phiếu. Theo Chordia (2006), Chordia (2013), Lau, Lee và Mclnish (2002), Yuenan Wang và Amaria Di Iorio (2007), Fama (1992), Banz (1981), Vinh và Phượng (2014) cho rằng giá trị sổ sách là giá trị của tài sản hay của vốn cổ đông được ghi trên bảng CĐKT của doanh nghiệp, giá trị thị trường của một cổ phiếu là mức giá mà người mua và người bán xác lập khi thực hiện giao dịch cổ phiếu đó. Do đó, thông thường giá trị thị trường của công ty được quyết định bởi sự kỳ vọng của NĐT đối với doanh nghiệp đó. Nếu công ty hoạt động có hiệu quả và tiềm năng tăng trưởng cao thì giá trị của cổ phiếu sẽ tăng, tức là giá trị thị truờng của công ty cũng theo đó tăng và ngược lại.
Tuy nhiên, Fama (1993), Nguyễn Anh Phong (2015), Nguyễn Thị Cành và Lê Anh Huy (2013) cho thấy sự tác động của Size còn có ý nghĩa khác nhau khí chúng kết hợp với yếu tố thanh khoản.
Thanh khoản: Vinh và Phượng (2014), Chordia (2013), Nguyễn Anh Phong (2015), Nguyễn Thị Cành và Lê Anh Huy (2013) cho rằng khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư.
Thanh khoản chứng khoán được đề cập như là khả năng giao dịch cổ phiếu nhanh chóng mà không bị ảnh hưởng bởi yếu tố giá cả. Khoảng thời gian để mua và bán cổ phiếu thường là ngắn hạn. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. Cổ phiếu thanh khoản cao sẽ thu hút các NĐT hơn so với cổ phiếu thanh khoản thấp.
Biến động thu nhập bất thường (SUE):
Theo Ball (1968), Bernard (1989) thì biến động thu nhập bất thường khi công bố BCTC là sau khi công bố thu nhập, lợi nhuận bất thường cộng dồn của các công ty có tin tốt tiếp tục biến động tăng lên trong chiều hướng dương, trong khi đó lợi nhuận bất thường của các công ty có tin xấu tiếp tục biến động theo hướng ngược lại. Livnat, Joshua và Zhang, Li, (2015), Weiqiang (2008), Vinh và Phượng (2014), Chordia (2013) cho rằng khi các công ty CBTT thu nhập bất thường tăng cao hơn thu nhập kỳ vọng làm giá cổ phiếu tăng lên giúp cho SSL của cổ phiếu cao hơn. Ngược lại, nếu các công ty này CBTT thu nhập bất thường giảm đi so với thu nhập kỳ vọng sẽ làm cho giá cổ phiếu giảm và dẫn đến SSL cổ phiếu giảm. Cũng như yếu tố Size được đề cập ở trên, sự kết hợp giữa Biến động thu nhập bất thường và Thanh khoản cũng có ý nghĩa khác nhau trong các nghiên cứu khác nhau trong các nghiên cứu của Weiqiang (2008), Chordia (2013), Vinh và Phượng (2014).
Khối lượng giao dịch tích bằng tiền ( DVOL): Theo Brennan (1998) thì yếu tố này phản ánh hoạt động giao dịch của NĐT trong khoảng thời gian nhất định.
Vinh và Phượng (2014) cho rằng khối lượng giao dịch thường được sử dụng cùng với việc phân tích sự chuyển động của giá cổ phiếu nhằm xác nhận sức mạnh của xu hướng hiện hành hoặc để xác định khả năng đảo chiều của giá cổ phiếu. Và khối lượng giao dịch cũng là đại lượng được xem như đại diện cho tính thanh khoản cổ phiếu.
Lợi nhuận kế toán điều chỉnh và Quy mô công ty kiểm toán: Erlynda Y. Kasim (2013) cho rằng lợi nhuận kế toán điều chỉnh là sự khác biệt giữa lợi nhuận và dòng tiền. Các khoản dự phòng bắt buộc là những điều chỉnh kế toán phù hợp với luồng tiền của công ty, các khoản trích lập dự phòng sẽ điều chỉnh lưu chuyển tiền tệ của công ty theo sự lựa chọn chính sách kế toán của Ban Giám đốc được chuẩn hoá theo các chuẩn mực kế toán. Thời kỳ tích lũy và chuyển các khoản thu nhập để lại giữa các kỳ sẽ làm sai lệch lợi nhuận thực hoạt động của công ty.
Trong nghiên cứu của Chorlida (2006, 2013) yếu tố này là các khoản dự phòng kế toán. Yong Yu (2005) cho biết các khoản lợi nhuận tích lũy có mối quan hệ tích cực với lợi nhuận của cổ phiếu. Cũng theo Erlynda Y. Kasim (2013) thì lợi nhuận kế toán điều chỉnh mang ý kiến chủ quan của nhà quản lý (i) doanh thu cao minh họa cho sự quản lý cao, (ii) muốn giấu thông tin lợi nhuận thật (Healy và
Palepu, 1993). Do đó, kiểm toán viên chất lượng cao có thể phát hiện ra khả năng loại trừ các khoản lợi nhuận kế toán đáng ngờ. Francis và cộng sự (1999) nhận thấy rằng các công ty có cơ hội thực hiện các khoản dự phòng có xu hướng sử dụng các công ty kiểm toán có quy mô lớn để tăng tính tin cậy của BCTC.
Becker và cộng sự (1998) nhận thấy rằng các Cty không kiểm toán bởi Big 6 đã báo cáo tổng số dư tổng tài sản cao hơn so với các công ty được kiểm toán bởi của Big 6. Nghiên cứu Krishnan (2002) trên TTCK tại Mỹ cho thấy mối quan hệ giữa các khoản dự phòng bổ sung và lợi tức cổ phiếu lớn hơn nhiều trong các công ty được kiểm toán bởi Big 6 so với không Big 6. Jeong và Rho (2004) tại TTCK Hàn Quốc, Charless Piott (2005) nghiên cứu tại TTCK Pháp cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa lợi nhuận tích lũy của các công ty dồn tích đã được kiểm toán bởi Big 6 với các công ty không kiểm toán bởi không Big 6. Điều này cho thấy kết quả nghiên cứu khác nhau ở Mỹ và Pháp.
Đà tăng giá của cổ phiếu (RET12): Theo Chordia (2006, 2013) thì NĐT có thể dự đoán được xu hướng của lợi nhuận cổ phiếu trong hiện tại và tương lai, được gọi là lợi nhuận cộng dồn của cổ phiếu làm tăng lợi nhuận cổ phiếu và có tác động đến SSL. Yếu tố này cũng được đề cập trong các nghiên cứu của Jegadeesh and Titman, (1993), Brennan (1998), Vinh và Phượng (2014), Data, Naik &
Radcliffe (1998), Weigiang (2008)
Các yếu tố khác : Erlynda Y. Kasim (2013) cho rằng Dòng tiền hoạt động thể hiện sự vận động của dòng tiền thu được và sử dụng cho hoạt động của công ty.
Thể hiện dòng tiền mặt của doanh thu hoạt động của công ty với các chi phí lưu chuyển tiền mặt như thanh toán cho nhà cung cấp, thanh toán lãi, chi phí và như vậy. Các NĐT sẽ xem xét dòng tiền mặt của công ty trong việc đánh giá cổ phiếu của công ty (Subramanyam, 1998). Ngoài ra, theo Fama and French (2006), Chorlida (2006, 2013) thì Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) cũng là yếu tố xét đến khi nghiên cứu về SSL.
(ii) Nhóm các yếu tố vĩ mô :
Lạm phát: Theo Asava Irene Kageha (2013), Miwity Jacqueline Kendi (2015) thì lạm phát, lãi suất, tỷ giá có tác động đến SSL. Lạm phát có nghĩa là giá tiêu dùng cao hơn. Điều này thường làm chậm doanh số bán hàng và giảm lợi nhuận. Giá cao hơn cũng thường dẫn đến lãi suất cao hơn. Cụ thể như NHNN có thể tăng lãi
suất để kiềm chế lạm phát. Những thay đổi này sẽ có xu hướng làm giảm giá cổ phiếu. Tuy nhiên, hàng hóa có thể ngược với lạm phát vì giá của nó có thể tăng lên (Fama và French, 1992). Cũng Theo Asava Irene Kageha (2013), Miwity Jacqueline Kendi (2015) thì Lãi suất cũng có tác động đến SSL vì chính phủ sẽ áp dụng công cụ lãi suất, thông qua ngân hàng trung ương có thể tăng hoặc giảm lãi suất để ổn định hoặc kích thích nền kinh tế để thực hiện các chính sách tiền tệ.
Nếu một công ty vay tiền để mở rộng và cải thiện kinh doanh, lãi suất cao hơn sẽ ảnh hưởng đến chi phí trả lãi tiền vay. Điều này có thể làm giảm lợi nhuận của công ty và cổ tức trả cho các cổ đông. Asava Irene Kageha (2013), Miwity Jacqueline Kendi (2015) cho rằng Tỷ giá ngoại tệ có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả và giá trị cổ phiếu ở nước ngoài, và sự thay đổi tỷ giá sẽ làm tăng hoặc giảm chi phí kinh doanh ở một quốc gia, ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty kinh doanh ở nước ngoài. Trong khi các biến động về tỷ giá hối đoái dài hạn bị ảnh hưởng bởi các nguồn cung và nhu cầu thị trường thì các hoạt động ngắn hạn bị ảnh hưởng bởi tin tức, sự kiện và giao dịch kỳ hạn và rất khó có thể dự đoán (Barako, 2007).
Trong phạm vi nghiên cứu này, thông tin liên quan đến thời gian công bố BCTC chính là ngày các công ty công bố BCTC đã kiểm toán trên trang chủ của công ty, cophieu68.vn. Các biến vi mô, đại diện cho các TTTC công bố trên BCTC bao gồm:
Giá trị sổ sách trên giá trị thị trường (BM), Quy mô công ty (Size), Thanh khoản, Biến động thu nhập bất thường (SUE), Khối lượng giao dịch tích bằng tiền ( DVOL), Lợi nhuận kế toán điều chỉnh và Quy mô công ty kiểm toán, Đà tăng giá của cổ phiếu (RET12).