CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tình hình CBTT và công bố BCTC của các CTNY tại TTCK Việt Nam
4.1.2 Thực trạng CBTT của các CTNY tại TTCK Việt Nam
Kể từ khi TTGDCK Tp. HCM được thành lập vào ngày 20/7/2000 và phiên giao dịch đầu tiên được tổ chức vào ngày 28/7/2000 với 02 mã cổ phiếu là REE và SAM, các giai đoạn tiếp theo đến năm 2006 đánh dấu làn sóng tham gia niêm yết ồ ạt của các doanh nghiệp, trong đó có sự tham gia của lĩnh vực ngân hàng, với tổng giá trị cổ phiếu niêm yết tăng 20 lần so với cuối năm 2005, tương đương với 20% GDP, đã tạo thêm một kênh huy động vốn cho nền kinh tế. Với sự lớn mạnh của quy mô TTCK, thì tình hình chậm trễ trong CBTT đặc biệt là chậm trễ công bố BCTC có xu hướng gia tăng.
Ngày 01/03/2007 UNCK NN đã có Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đầu tiên đối với 6 Công ty: Indochina Capital Corporation (ICC), Công ty cổ phần Vận tải Xăng dầu Đường thuỷ Petrolimex (Pjtaco), công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI), Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với mức phạt từ 1050 triệu đồng về việc giao dịch chứng khoán nhưng không báo cáo UBCK NN, có hành vi nhằm ―hợp thức hoá‖
đợt phát hành và có sự giả tạo trong hồ sơ đăng ký phát hành thêm, vi phạm quy định
về quy trình nhận lệnh khách hàng và quy định ưu tiên lệnh khách hàng trước lệnh tự doanh. Trong cả năm 2007 có 5 cá nhân và 48 tổ chức vi phạm bị xử phạt hành chính.
Giai đoạn từ năm 2008 đến 20/09/2017 cho thấy sự biến động về vi phạm CBTT và chậm trễ CBTT trên TTCK được thể hiện qua biểu đồ 4.1
Biểu đồ 4.1 : Các trường hợp vi phạm công bố thông tin 01/2008 – 20/09/2017
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ UBCKNN- http://www.ssc.gov.vn) Năm 2008 kết thúc với 137 trường hợp vi phạm trên TTCK, trong đó có 8 cá nhân và 129 tổ chức. Tình hình vi phạm về CBTT có 55 trường hợp công ty CBTT, có 5 công ty nộp BCTC năm không đúng thời hạn, nhưng chỉ có 1 công ty bị phạt 10 triệu đồng là CTCP Quản lý quỹ Thành Việt, đây là trường hợp đầu tiên bị phạt về hành vi chậm trễ nộp BCTC. Có thể thấy mức phạt chậm trễ trong việc CBTT và chậm nộp BCTC chưa đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm trên TTCK.
Năm 2009 cho thấy sự gia tăng trong việc vi phạm hành chính trên TTCK với 215 trường hợp, với 48 cá nhân và 167 tổ chức. Trong 167 trường hợp vi phạm có 51 trường hợp vi phạm CBTT không đầy đủ trên các phương tiện thông tin đại chúng, phân phối chứng khoán không theo quy định và chi trả cổ tức bằng cổ phiếu không báo cáo (Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không Sân bay Đà Nẵng, Công ty Cổ phần Phát triển phụ gia và Sản phẩm dầu mỏ) chỉ có duy nhất 1 trường hợp vi phạm Báo cáo
không đúng thời hạn là Công ty Cổ phần Nông Lâm sản Kiên Giang (14/10/2009) với mức phạt 35 triệu đồng bằng với số tiền phạt về chậm trễ CBTT năm 2008.
Năm 2010 chứng kiến sự chuyển biến trong công tác quản lý CBTT theo Nghị định 85/2010/NĐ-CP với các mức phạt được gia tăng, từ 570 triệu đối với các tổ chức, cá nhân không CBTT hoặc CBTT không kịp thời, không đầy đủ khi xảy ra các sự kiện phải CBTT bất thường theo quy định pháp luật; CBTT sai lệch; Làm lộ tài liệu, số liệu bí mật thuộc thông tin không công bố hoặc chưa công bố. Trong năm này có 18 trường hợp là chậm trễ công bố BCTC. Tại HOSE số thống kê vi phạm quy định về CBTT và đã được nhắc nhở bằng văn bản là 209/279 CTNY (chiếm 74,91% số CTNY). Số lượng này cũng cho thấy tình trạng chậm trễ công bố BCTC có sự gia tăng lớn.
Năm 2011 với số lượng hơn 1.000 công ty đại chúng, gần 700 CTNY trên khắp cả nước, 105 công ty chứng khoán, 47 công ty quản lý quỹ và đặc biệt là hơn 1 triệu tài khoản NĐT trong nước và nước ngoài tham gia TTCK. Chính vì thế, trong năm này cho thấy UBCKNN kiên quyết làm rõ sai phạm và xử lý nghiêm đối với các công ty niêm yết có hành vi vi phạm quy định về chế độ báo cáo và CBTT (định kỳ và bất thường) trên TTCK thể hiện qua thông báo ngày 09/09/2011. Đặc biệt là quy trách nhiệm pháp lý cụ thể tới từng cá nhân tại các công ty có vi phạm. Trong số 54 vi phạm CBTT thì trong đó có 43 trường hợp là chậm trễ công bố BCTC. Ngoài việc vi phạm do chậm nộp BCTC các công ty còn vi phạm trong việc BCTC thiếu trung thực như CBTT BCTC hợp nhất năm 2008, 2009 nhưng không hợp nhất toàn bộ các công ty con theo quy định của pháp luật kế toán (CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành), chậm trễ CBTT bất thường gây hậu quả nghiêm trọng với mức phạt lên đến 80 triệu đồng (BT6 , TST, TKU, BHV, HNX). Thực tế tồn tại một khoảng cách không nhỏ giữa nội dung thông tin phải công bố theo quy định, và nội dung thông tin mà các công ty niêm yết thực tế công bố (KDC, CYC, PVD). Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến minh bạch thông tin trên TTCK Việt Nam.
Năm 2012 là năm UBCKNN đề nghị các Sở GDCK tăng cường công tác giám sát tình hình CBTT, tăng cường giám sát tình hình CBTT của tổ chức niêm yết, phải gửi cho UBCKNN danh sách các trường hợp vi phạm công bố BCTC 6 tháng theo quy định tại Thông tư 52/2012/TT-BTC. Trong năm này có 180 quyết định xử phạt được ban hành với tổng số tiền phạt 11 tỷ đồng. Trong tổng số 138 trường hợp công ty vi phạm, có 70 trường hợp vi phạm về CBTT, trong đó có 33 trường hợp vi phạm về
chậm trễ công bố BCTC năm 2011. Con số này giảm nhiều so với năm 2011 nhưng lại có công ty vi phạm nhiều lần về chậm trễ BCTC (CTCP Phát triển nhà và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Chí Linh- MCL). Điều này cũng cho thấy sự theo dõi sát sao của UBCK NN đối với các trường hợp chậm trễ.
Năm 2013 đánh dấu việc công bố 16 thủ tục hành chính về quỹ đầu tư chứng khoán trong lĩnh vực chứng khoán thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính (29/07/2013), và 77 thủ tục hành chính trong lĩnh vực chứng khoán thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính (29/05/2013) gồm các thủ tục cần báo cáo đối với các tổ chức và cá nhân. Trong năm 2013 có 107 quyết định xử phạt hành chính đối với các tổ chức (77 trường hợp) và cá nhân (30 trường hợp) trên TTCK với tổng số tiền phạt trên 7 tỷ đồng. Trong số các công ty vi phạm có 27 trường hợp chậm trễ công bố BCTC năm đã kiểm toán, các BCTC quý, nội dung BCTC không đúng với thực tế điển hình là CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương, không lập và cập nhật thông tin công bố trên trang thông tin điện tử của CTCP Bia Sài Gòn Nghệ Tĩnh.
Năm 2014 là năm đánh dấu văn bản hợp nhất Luật Chứng khoán (06/11/2014) được hợp nhất từ 02 văn bản quy phạm pháp luật là Luật Chứng khoán số 70/2006/
QH11 và số 62/2010/QH12. Toàn TTCK có 122 trường hợp xử phạt hành chính đối với các tổ chức (91 trường hợp) và cá nhân (31 trường hợp). Trong số các công ty vi phạm có 32 trường hợp chậm trễ công bố BCTC năm đã kiểm toán trong tổng số 41 trường hợp công ty vi phạm về CBTT. Các trường hợp chậm trễ BCTC năm đã kiểm toán, Báo cáo thường niên, Báo cáo tình hình quản trị công ty, Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, Báo cáo tài chính bán niên soát xét (CTCP Chế tạo Bơm Hải Dương, Tổng Công ty Xây dựng Thủy lợi 4, CTCP Chế biến Thủy sản và Xuất nhập khẩu Cà Mau, CTCP Viettronics Tân Bình, CTCP Nhựa Bao bì Vinh..); Chậm CBTT các tài liệu theo quy định trên trang thông tin điện tử của Công ty (CTCP 473, CTCP Than Hà Tu).
Năm 2015 kết thúc với 140 trường hợp vi phạm trên TTCK, có 23 trường hợp vi phạm CBTT thì có đến 20 trường hợp là vi phạm chậm trễ công bố BCTC. Các trường hợp chậm công bố BCTC, BCTC bán niên hợp nhất được soát xét năm 2015 là CTCP Khoáng sản Quang An, CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn, CTCP Tập đoàn Khoáng sản Á Cường, CTCP Thủy sản Bạc Liêu, .. đối với hành vi không lập trang thông tin điện tử bị phạt đến 85 triệu đồng của CTCP Sorrento Việt Nam.
Đặc biệt, trong năm 2015 ghi dấu sự kiện Hiệp hội các NĐT tài chính (VAFI) có văn bản gửi Bộ Tài chính, UBCK NN và HOSE về tình trạng vi phạm pháp luật về CBTT của HOSE. Cụ thể trong nhiều năm liền, HOSE đã hạn chế CBTT, chậm CBTT, dành độc quyền lấy thông tin trước và kinh doanh thông tin nội gián,... Trong các phiên giao dịch chứng khoán, HOSE chỉ cho hiển thị giao dịch mua của NĐT nước ngoài, còn giao dịch bán thì không trong khi đó tại HNX thì cho hiển thị cả thông số giao dịch mua và bán. Với sự việc HOSE đột ngột ngừng cung cấp thông tin về toàn bộ giao dịch chi tiết đối với tất cả các mã chứng khoán mà NĐT nước ngoài giao dịch.
Theo HOSE có phản hồi rằng họ đang thực hiện đúng qui định tại khoản 2.7 c Điều 32 Thông tư 52/2012/TT-BTC. Theo VAFI nếu NĐT muốn có những thông tin này thì phải bỏ ra 4 triệu đồng/tháng, tổng cộng mỗi năm mất 48 triệu đồng/người, đây là qui định vô lý và bất công cho NĐT và cản trở sự phát triển TTCK, đồng thời làm xói món lòng tin của NĐT.
Trong 2016 UBCK NN đã ban hành 126 quyết định xử lý phạt vi phạm hành chính đối với 75 tổ chức và 51 cá nhân với tổng số tiền phạt là hơn 11 tỷ đồng. Với 32 trường hợp chậm trễ công bố BCTC, mức phạt trong năm 2016 được tăng nặng đối với các công ty chậm trễ CBTT về BCTC năm đã kiểm toán, không CBTT trên trang thông tin điện tử của công ty cụ thể đối với CTCP Dầu thực vật Sài Gòn (330 triệu đồng), CTCP Khoáng sản Hòa Bình (200 triệu đồng), CTCP Khoáng sản và Vật liệu xây dựng Hưng Long, CTCP Khoáng sản Luyện kim màu (185 triệu đồng), tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn, CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng và Thương mại Việt Nam (100 triệu đồng)… Còn tồn tại trường hợp vi phạm nhiều lần không CBTT đối với BCTC từ năm 2010-2016 của CTCP Thiết bị y tế Việt Nhật (100 triệu đồng), CBTT không chính xác đối với trường hợp CTCP Công nghiệp khoáng sản Bình Thuận (170 triệu đồng). Cảnh cáo đối với CTCP Quản lý quỹ đầu tư An Phát do không thông báo về việc thay đổi người được ủy quyền CBTT theo quy định pháp luật. Đa phần các vi phạm pháp luật này có sự ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích của NĐT, nhất là các NĐT nhỏ lẻ. Năm 2016 chứng kiến sự thiếu nghiêm túc trong CBTT của các DNNN, đó là sự chậm trễ trong việc công bố BCTC năm của các tập đoàn lớn như Điện lực Việt Nam (EVN), Hoá chất Việt Nam (Vinachem), Đường sắt Việt Nam, Vinafood 1, Công nghiệp tàu thuỷ, Sông Đà, Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Mobifone…
Tính đến 20/9/2017 có 124 trường hợp vi phạm (32 cá nhân và 92 tổ chức và công ty). Trong số tổ chức và công ty vi phạm có 35 trường hợp vi phạm về CBTT thì có tới 31 trường hợp là chậm trễ công bố BCTC. Theo số liệu từ UBCKNN, hiện nay lỗi vi phạm chủ yếu của các DN là chậm nộp BCTC. Tính đến nay, số công ty đại chúng chưa niêm yết/đăng ký giao dịch là 651 công ty trên tổng số 1.897 công ty đại chúng.
UBCKNN tiếp tục thúc đẩy các công ty đại chúng đăng ký và sử dụng hệ thống CBTT điện tử của UBCKNN (IDS Plus). Có khoảng 1.790 công ty đăng ký sử dụng hệ thống IDS và 1.550 công ty sử dụng để CBTT. Qua đó, hệ thống đã giúp cải thiện rất lớn nghĩa vụ báo cáo, CBTT của công ty đại chúng.
Nhìn chung, từ khi TTCK VN thành lập đến 20/09/2017, hầu hết các văn bản yêu cầu về thủ tục hành chính của UBCKNN đều được công bố công khai và lấy ý kiến trước khi ban hành. Các vi phạm chủ yếu tập trung chế độ báo cáo, CBTT của công ty đại chúng, CTNY; vi phạm về báo cáo giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ, cổ đông lớn; hành vi thao túng cổ phiếu; hoạt động không đúng nội dung quy định trong giấy phép. UBCK NN đã có những quyết định xử phạt mạnh tay hơn đối với các trường hợp chậm trễ công bố BCTC. Tuy nhiên, dù các quyết định xử phạt bằng tiền có mạnh tay thì vẫn khó có thể hạn chế các vi phạm CBTT. Việc các công ty chậm CBTT về kết quả kinh doanh trên BCTC, các thông tin bất thường thì các cổ đông nội bộ trong công ty đã có thể mua hoặc bán cổ phiếu và thu lời rất lớn, cụ thể đối với mã cổ phiếu KSS, JVC. OGC, PVA, TTF. Trong khi đó UBCKNN chỉ phạt tiền các công ty và người chịu thiệt cuối cùng vẫn là cổ đông và NĐT. Có thể thấy rằng không phải NĐT, doanh nghiệp hay cổ đông không nắm được quy định phải CBTT, mà thực thế họ muốn tránh việc báo cáo nhằm hoàn tất ý định mua hoặc bán chứng khoán đó, tránh bị tác động thông tin công bố dẫn đến lên hoặc xuống giá cổ phiếu, từ đó kiếm được lợi nhuận.
Bên cạnh đó, chính vì không coi trọng việc CBTT nên những thông tin không chính thống còn được NĐT coi trọng hơn thông tin chính doanh nghiệp công bố, tạo ra thông tin bất cân xứng, làm giảm hiệu quả của TTCK. Hiện nay rất hiếm các CTNY có chức danh người phát ngôn cho HĐQT, để ngay lập tức giải quyết những thông tin ngoài luồng liên quan đến tình hình hoạt động của công ty. Tình trạng chậm trễ công bố BCTC, đặc biệt là BCTC quý là phổ biến trong giai đoạn sau năm 2010. Ngoài ra, trong bối cảnh TTCK hiện nay đang có nhiều tin xấu, các công ty thường muốn đẩy các chi phí kinh doanh lên cao để tạo nên các khoản lỗ lớn trong kỳ hiện tại và giảm
bớt chi phí trong các kỳ sau. Việc làm này càng có lợi vì khi cùng xuất hiện nhiều tin xấu, thì sẽ được phản ánh vào trong giá dù nhanh dù chậm. Khi tính tổng chi phí cho kỳ hiện tại, khả năng công ty sẽ có được những KQKD tốt hơn trong các kỳ sau. Điều này làm giảm tính chuyên nghiệp trong hoạt động của TTCK, cụ thể là dự báo về doanh thu, lợi nhuận đạt được của các DNNY.