Mối quan hệ giữa thông tin tốt, xấu và thời gian công bố BCTC

Một phần của tài liệu Thông tin tài chính tác động đến suất sinh lời chứng khoán của các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam‖ (Trang 113 - 117)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Kết quả nghiên cứu về thời gian công bố BCTC đến suất sinh lời chứng khoán (Mô hình 1)

4.2.1 Mối quan hệ giữa thông tin tốt, xấu và thời gian công bố BCTC

Để xác định mối quan hệ này, nghiên cứu dựa theo phương pháp của Nguyen (2010) bằng cách quan sát các thông số của mô hình thị trường là khoảng thời gian sự kiện công bố BCTC [-90, 90]. CAAR được tính toán bằng cách sử dụng mô hình thị trường và phương pháp nghiên cứu sự kiện, nghiên cứu sử dụng t-statistics để kiểm tra CAAR. Số liệu tại bảng 4.1 và 4.2 cho thấy CAAR có xu hướng cao hơn trong cả khoảng thời gian ngắn hạn [-5;0] và trong khoảng thời gian dài hạn [-90;0] cho cả tin tốt và tin xấu trong giai đoạn trước sự kiện công bố BCTC. Xu hướng này tiếp tục sau sự kiện chỉ xảy ra trong ngắn hạn [0;5] và dài hạn [0;90] cho tin tốt, có thể do tác động theo chiều hướng tốt có sẵn của thị trường trước đó. Nhưng đối với tin xấu thì thị trường phản ứng phản ứng đi xuống kéo dài kể cả trong ngắn hạn và dài hạn.

a/ Trong ngắn hạn

Trước sự kiện (Trước khi công bố BCTC) :

Trong ngắn hạn đối với các tin tức tốt, các giá trị t thay đổi theo ngày công bố BCTC, có xu hướng cao đối với các tin tốt từ BCTC được công bố sớm. Xu hướng này tại bảng 4.1 cũng cho kết quả cả đối với tin tức xấu và được công bố sớm. Các giá trị t- statistics đều có ý nghĩa thống kê trong trường hợp tin xấu được công bố sớm. Cụ thể:

Đối với tin tốt, các giá trị t-statistics trong ngắn hạn là 1,76 cho khung sự kiện [-5, 0], là 0,70 cho khung sự kiện [-4, 0] đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Và 0.55 cho [-3, 0] và tại khung sự kiện [-1, 0] là -0.25 nhưng không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, xu hướng các tin tức tốt này có tác động tích cực trong giai đoạn tiếp theo sau

khi công bố BCTC, thể hiện qua t-statistics là 0.55 cho giai đoạn [0, 1], là 0,076 cho [0, 2] và 0.20 cho [0, 5]. Kết quả này cho thấy thị trường có phản ứng đối tích cực đối với tin tức tốt được công bố sớm. Kết quả này cũng đồng nhất với nghiên cứu của Nguyen (2010). Đối với tin tức xấu t-statistics có ý nghĩa mạnh trong ngắn hạn [-5;0]

là 4.22 cho khung sự kiện [-5, 0], 3.85 cho [- 4, 0], 2.29 cho [-2, -1] và 1.59 cho [-1, 0]. Tại giai đoạn [-5;-1] nếu tin tức được công bố sớm thì cũng nhận được sự phản ứng tốt của thị trường. Tuy nhiên, nếu tin tức xấu mà công bố đúng ngày thì nhận được phản ứng xấu của thị trường với t-statistics là -0,1471 và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Kết quả này trái với kết quả Nguyen (2010).

Sau sự kiện

Đối với tin tức tốt sau thời gian công bố BCTC thì giá trị t là hoàn toàn không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê. T-statistics cho các tin tức tốt trong là 0.55 cho khung thời gian [0, 1], 1.04 cho khung thời gian [0, 3] và 0,20 cho khung thời gian [0, 5].

Bảng 4.1 Mối quan hệ thông tin tốt, xấu và thời gian công bố BCTC trong ngắn hạn

Tin tốt ( UE>0) Tin xấu (UE<0)

Ngày công bố

BCTC

CAAR t-statistic Pr (T>t)

Ngày công bố

BCTC

CAAR t-statistic Pr (T>t) -5 0.002829 1.7657

(**)

0.0389 -5 0.007680 4.2254 (***)

0.0000 -4 0.002460 1.7006

(**)

0.0446 -4 0.006405 3.8582 (***)

0.0001 -3 0.000731 0.5534 0.2910 -3 0.002481 2.2718

(**)

0.018 -2 0.000536 0.5224 0.243 -2 0.003482 2.2919

(**)

0.011 -1 -0.000256 -0.2553 0.6007 -1 0.001876 1.590

(*)

0.0561 0 0.000093 1.0376 0.1498 0 -0.000117 -0.1471 0.5585 1 0.000675 0.5521 0.2905 1 -0.003866 -0.369 0.6442 2 0.001090 0.0760 0.4697 2 -0.005081 -0.4017 0.656 3 0.001682 1.0450 0.1481 3 -0.007497 -0.5354 0.7037 4 -0.000195 -0.1299 0.7774 4 -0.001292 -0.7538 0.5517 5 0.003319 0.2014 0.4202 5 -0.000518 -0.2766 0.6089

***, **, * lần lượt là mức ý nghĩa thống kê ở mức 0.1;0.05 và 0.10.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả phân tích từ phần mềm STATA 12.0)

Tuy nhiên các tin tức xấu sau thời gian công bố có t-statistics có xu hướng gia tăng cho giai đoạn [0; 5], cụ thể là -0,369 cho khung thời gian [0, 1], -0,407 cho khung thời gian [0, 2] và -0,53 cho khung thời gian [0, 3] và -0,753 cho khung thời gian [0,4].

Qua bảng 4.1 cũng cho thấy, nếu các công ty công bố sớm BCTC trong giai đoạn [-5; 0] đều nhận được phản ứng tốt từ thị trường bất kể thông tin đó là tốt hay xấu, và giai đoạn này cũng nhận được giá trị t-statistic cao và có ý nghĩa thống kê mạnh. Kết quả cũng cho thấy nếu là thông tin tốt, thì phản ứng của thị trường là tích cực kể cả sau khi BCTC được công bố. Ngược lại, xu hướng này được tìm thấy trong trường hợp là thông tin xấu, thị trường có phản ứng tiêu cực ngay khi nhận được tin công bố BCTC chính thức (ngày 0).

Từ biểu đồ 4.5 có thể thấy đa phần các công ty đa phần các công ty công bố sớm (từ 0 đến -35 ngày). Điều này tương đồng với nghiên cứu tìm được của Bagnoli (2002) là đa phần các công ty chọn công bố vào ngày day = 0, day = ±1, day = ±2 . Đáng lưu ý là kết quả tại bảng 4.4 cho thấy công bố sớm 1 ngày mà là thông tin tốt, thì CAAR là âm tuy nhiên lại không có ý nghĩa thống kê.

b/ Trong dài hạn

Trong dài hạn đối với các tin tức tốt, các giá trị t-statistics đều có ý nghĩa thống kê có xu hướng cao đối với các tin tốt từ BCTC được công bố sớm. Xu hướng này tại bảng 4.2 cũng cho kết quả cả đối với tin tức xấu và được công bố sớm với mức ý nghĩa cao là 1%. Các giá trị t-statistics đều có ý nghĩa thống kê trong trường hợp tin xấu mà được công bố sớm, điều này đồng nhất với kết quả thu được trong ngắn hạn.

Đối với tin tốt, các giá trị t-statistics trong dài hạn là 1,41 cho khung sự kiện [-90, 0], là 3.84 cho [-60, 0], là 4.53 cho khung sự kiện [-30, 0] đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Tuy nhiên, xu hướng này có tác động tích cực trong giai đoạn tiếp theo sau khi công bố BCTC, thể hiện qua t-statistics là 0.11 cho giai đoạn [0, 10], là 0,56 cho [0, 30] và 0.49 cho [0, 90]. Kết quả này cho thấy thị trường có phản ứng tích cực với tin tức được công bố sớm. Kết quả này cũng đồng nhất với kết quả Nguyen (2010).

Đối với tin tức xấu t-statistics có ý nghĩa mạnh trong [-90;0] là 5.45, là 6.97 cho khung sự kiện [-60, 0], 6.16 cho [- 30, 0], 3.99 cho [-10, 0], nhưng CAAR lại có giá trị âm cho khung sự kiện [-60,0] tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê. Nhìn chung nếu tin tức xấu được công bố sớm thì cũng nhận được sự phản ứng tốt của thị trường. Tuy nhiên, các tin tức xấu này nhận được sự phản ứng tốt của thị trường chỉ trong giai đoạn

từ [-90; 30], sau giai đoạn này thì nhận được phản ứng tiêu cực với t-statistics giai đoạn [60; 0] là -1.00, là -1.29 cho giai đoạn [90; 0].

Bảng 4.2. Mối quan hệ thông tin tốt, xấu và thời gian công bố BCTC trong dài hạn

Tin tốt (UE>0) Tin xấu (UE<0)

Ngày công bố

BCTC

CAAR t-

statistic

Pr (T>t)

Ngày công bố

BCTC

CAAR t-statistic

Pr (T>t) [-90,0] 0.00788 1.4176

(**)

0.0783 [-90,0] 0.03252 5.4547 (***)

0.000 [-60,0] 0.01811 3.8414

(***)

0.0001 [-60,0] 0.03579 6.9766 0.000 [-30,0] 0.01469 4.5379

(***)

0.0000 [-30,0] 0.02293 6.1678 (***)

0.000 [-10,0] 0.00627 3.1755

(***)

0.0008 [-10,0] 0.00898 3.9959

(***)

0.000 [10,0] 0.00021 0.1104 0.4561 [10,0] 0.00055 0.2468 0.4026 [30,0] 0.00309 0.5619 0.2871 [30,0] 0.00349 0.8158 0.2074 [60,0] 0.00298 0.5231 0.3005 [60,0] -0.00655 -1.0005 0.8714 [90,0] 0.00330 0.4978 0.3093 [90,0] -0.00930 -1.2910 0.9015

***, **, * lần lượt là mức ý nghĩa thống kê ở mức 0.1;0.05 và 0.10.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả phân tích từ phần mềm STATA 12.0) Có thể thấy phản ứng tích cực xảy ra đối với các công ty có những tin tức tốt và phản ứng tiêu cực đối với tin tức xấu. CAAR đối với tin tức tốt xảy ra lớn nhất vào ngày 5 trước và sau khi công bố BCTC, và đối với tin xấu thì CAAR cao tại ngày -5 và ngày 3. Kết quả này đồng nhất với nghiên cứu của Nguyen (2010) trong ngắn hạn đối với thông tin tốt, nhưng ngược lại trong trường hợp thông tin xấu. Kết quả tại biểu đồ 4.2 cũng đồng nhất với kết quả nghiên cứu của Haw và cộng sự (2000), Givoly và Palmon (1982), Kross và Schroeder (1984), Kalay and Loewenstein (1985). Cụ thể Haw và cộng sự (2000) đã chỉ ra có đến 335 công ty chọn trước và sau 5 ngày từ ngày hết hạn CBTT tài chính để công bố, đặc biệt công bố trễ 5 ngày đều là thông tin xấu.

Do đó từ bảng 4.1 và 4.2 có thể kết luận như sau, ở TTCK Việt Nam cụ thể các công ty trong mẫu thì đa số các công ty chọn công bố BCTC sớm có xu hướng CBTT tốt (CAAR dương), công bố càng trễ thì thông tin càng xấu (CAAR có xu hướng giảm). Do đó, có thể kết luận qua bằng chứng thực nghiệm cho thấy thời gian công bố

BCTC có tác động đến SSL vượt trội bình quân, và các nhà quản trị công ty có chiến lược hóa thông tin công bố, tức là thông tin xấu công bố trễ, thông tin tốt công bố sớm.

Kết luận chấp nhận giả thuyết H1.

Một phần của tài liệu Thông tin tài chính tác động đến suất sinh lời chứng khoán của các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam‖ (Trang 113 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(287 trang)