Các nghiên cứu về thời gian công bố BCTC đến suất sinh lời

Một phần của tài liệu Thông tin tài chính tác động đến suất sinh lời chứng khoán của các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam‖ (Trang 50 - 60)

2.6 Các nghiên cứu trước có liên quan

2.6.1 Các nghiên cứu về thời gian công bố BCTC đến suất sinh lời

Đa số các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng có mối quan hệ giữa thời gian công bố BCTC (thu nhập trên BCTC) và các thông tin xấu, tốt. Có thể chia thành 2 nhóm, nhóm các nghiên cứu cho thấy các nhà quản lý doanh nghiệp có xu hướng công bố tin tốt sớm và trì hoãn tin xấu, ngược lại là nhóm thứ hai - nhóm các nhà quản lý công bố sớm nhằm muốn tiết lộ tin xấu.

Nhóm các nghiên cứu cho thấy các nhà quản lý doanh nghiệp có xu hướng phát hành tin tốt sớm và trì hoãn việc công bố tin xấu, được đề cập trong nghiên cứu của Beaver (1968), Pastena và Ronen (1979), Givoly và Palmon (1982), Chambers and Penman (1984) tại TTCK Mỹ. Nghiên cứu của Kross và Schroeder (1984) tìm thấy có mối quan hệ giữa nội dung thông báo thu nhập và tính kịp thời của chúng. Kalav và Loewenstein (1986) nhận được những phát hiện tương tự trong bối cảnh thông báo chia cổ tức.

Nghiên cứu của Beaver (1968) cho thấy các thông tin về thu nhập thấp hơn mong đợi (tin xấu) có thể được báo cáo muộn hơn các thông tin tốt (lợi nhuận cao hơn dự kiến - tin tốt). Dựa vào điều này, Kross (1981) đã điều tra sự nhận thức của thị trường về sự chậm trễ trong việc báo cáo và cố gắng hiểu liệu thị trường có phản ứng với thời điểm công bố thu nhập hàng năm hay không, Kross (1981) đã tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ giữa lợi nhuận và sự chậm trễ thông báo thu nhập, kết quả của ông đã khẳng định ý tưởng chủ quan này rằng tin tức thu nhập xấu được công bố muộn. Kết quả cho thấy các cổ phiếu của các công ty phát hành BCTC năm của họ sau đó (bao gồm cả người nắm giữ tin tốt và xấu) có lợi nhuận bất thường thấp hơn so với các công ty đã phát hành báo cáo của họ sớm hơn thời gian dự kiến.

Chen và Mohan (1994) đã tiến hành một cuộc khảo sát về các công ty quản lý hàng đầu liên quan đến thời gian công bố lợi nhuận, và khoảng 50% các công ty trả lời có một lịch trình cố định cho việc công bố thu nhập. Các công ty làm thay đổi thời gian báo cáo cho thấy mức thu nhập bất ngờ có ảnh hưởng nhất đến quyết định về thời gian thu nhập. Thu nhập thấp hơn dự kiến (tin xấu) có nhiều khả năng gây ra sự thay đổi về thời gian công bố so với lợi nhuận cao hơn dự kiến (tin tốt).

Begley và Fischer (1998) nghiên cứu trong 10 năm từ năm 1980 – 1990 với mẫu là thông báo thu nhập với mục đính xem xét, đánh giá lại mối quan hệ giữa tin tức thu nhập và thời điểm thông báo thu nhập. Kết quả cho thấy có mối quan hệ giữa thời gian công bố thu nhập và tin tức được công bố, nghiên cứu nhận thấy các thông báo sớm co liên quan đến các tin tức tốt. Begley và Fischer (1998) cũng cho thấy thu nhập bất thường giải thích khoảng 4% của biến thời gian công bố thu nhập, và có thể thu được lợi nhuận bất thường từ mối quan hệ thông báo thu nhập mang tin tốt được công bố sớm, tin xấu được công bố trễ.

Venky Nagara và cộng sự (2002) kiểm tra mối quan hệ giữa các hoạt động tiết lộ của các nhà quản lý và các ưu đãi dựa trên giá cổ phiếu, được đo bằng tần suất dự báo thu nhập của các nhà quản lý và các đánh giá chủ quan của các nhà phân tích về thực tiễn CBTT. Nghiên cứu này cho rằng các ưu đãi theo giá cổ phiếu dưới hình thức cổ phiếu thưởng và quyền sở hữu cổ phần đã làm giảm bớt vấn đề của cơ quan tiết lộ này.

Bởi vì các nhà quản lý có các thông tin riêng mà NĐT yêu cầu và không muốn công khai phổ biến nó trừ khi có các ưu đãi phù hợp. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu nhận thấy việc tiết lộ thông tin của công ty có liên quan đến giá cổ phiếu và giá trị cổ phần của CEO .

Nghiên cứu của Bagnoli và cộng sự (2002) đã đo lường phản ứng của thị trường với tính chính xác về thời gian của TTTC được công bố. Bagnoli sử dụng CAAR để đo lường về suất sinh lợi sử dụng dữ liệu nghiên cứu là những ngày báo cáo lợi nhuận hàng quý được cung cấp bởi First Call/ Thomson Financial. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy OLS để đo lường phản ứng của thị trường và thời gian thông báo lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng phản ứng của thị trường đối với thời gian công bố BCTC còn phụ thuộc vào việc BCTC được công bố sớm, đúng thời gian hay trễ. Bên cạnh đó, các NĐT trên thị trường phản ứng bằng việc làm giảm giá chứng khoán đối với TTTC công bố trễ. Khi các nhà quản trị công bố trễ BCTC so với dự kiến thì các TTTC đó thường là thông tin xấu. Kết quả nghiên cứu cũng không tìm thấy bằng chứng nào về mối quan hệ giữa lợi nhuận bất thường và thời gian CBTT sớm. Hơn nữa, CAAR trong ngày báo cáo dự kiến bị bỏ lỡ và ngày giao dịch kế tiếp là âm và khác biệt đáng kể so với số không. Hơn nữa, khi thông tin về BCTC được công bố chính thức thì thị trường phản ứng lại, cho thấy rằng tin tức đã không được dự đoán đầy đủ. Điều này cho thấy ngược lại với lý thuyết thị trường hiệu quả.

Nghiên cứu của Haw và cộng sự (2006) tiếp cận theo mô hình của Bhattacharya và cộng sự (2000) về tác động của những thay đổi về CBTT trên thị trường vốn của Trung Quốc được đo lường theo SSL (AR và CAR), nó cũng giải quyết các mối quan ngại hiện tại về sự rò rỉ thông tin ở các thị trường vốn đang nổi lên tại TTCK Trung Quốc. Mẫu nghiên cứu gồm 2.790 báo cáo hàng năm của các công ty được liệt kê trong khoảng thời gian 1994 - 1999. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian công bố BCTC được rút ngắn giai đoạn 1994-1996 và 1997-1999 đã giảm từ 109 xuống 85 ngày. Nhóm tác giả chia 2 mốc thời gian vì thời điểm ngày 16 tháng 12 năm 1997, CSRC đã ban hành Công ước số 113 đã chỉ thị cho hai TTCK tại Trung Quốc phối hợp trong việc phát hành các báo cáo hàng năm. Kết luận này cho thấy việc cải thiện tính kịp thời của việc công bố báo cáo hàng năm tại nước này. Tuy nhiên, kết quả này không thay đổi thời gian của những tin xấu và tốt: tin tốt từ BCTC tiếp tục được công bố sớm hơn tin xấu. Kết quả cũng cho thấy lợi nhuận bất thường được công bố trước khi báo cáo (AR) tương tự như các tin tức về thu nhập sắp tới, bất kể thời điểm công bố lợi nhuận. Kết quả này cho thấy có sự rò rỉ thông tin trước khi công bố BCTC, và việc ban hành quy định số 113 dường như không làm giảm mức độ rò rỉ thông tin trước khi CBTT. Kết quả này không ủng hộ thuyết thị trường hiệu quả.

Nghiên cứu của Jeffrey T.Doyle và Matthew J.Magilke (2009) nghiên cứu về Hoạch định thời gian công bố lợi nhuận – Kiểm chứng giả thuyết ―chiến lược hóa công bố thông tin‖. Nghiên cứu này sử dụng lý thuyết thị trường hiệu quả và công nhận lý thuyết thị trường hiệu quả. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ Wall Street Journal Online (giai đoạn 2000 – 2005), nghiên cứu tập trung vào khác biệt giữa các doanh nghiệp liên tục báo cáo trước khi thị trường mở cửa (BMO) và các công ty liên tục báo cáo sau khi khi thị trường đóng cửa (AMC). Nghiên cứu dựa vào nghiên cứu Patell và Wolfson (1982) cho thấy các thông báo vào thời gian thị trường đóng cửa, hoặc vào thứ 6 thì có xu hướng chứa tin tức thu nhập tồi tệ hơn những thông báo vào thời gian khác, dựa trên giả thuyết là các nhà quản lý cơ hội thông báo vào thời điểm này nhằm giảm chú ý của giới truyền thông, từ đó làm giảm sự phản ứng của thị trường đối với các tin tức xấu. Nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng cho thấy các công ty chuyển đổi thông báo về khoản thu nhập giữa BMO và AMC hoặc thứ hai đến thứ năm và thứ sáu, báo cáo AMC thu nhập thấp hơn đáng kể hoặc vào thứ Sáu. Ngoài ra, sau khi phân chia mẫu dựa trên mức độ các phương tiện truyền thông và sự chú ý của NĐT

(quy mô công ty, nhà phân tích và quyền sở công ty) có ít doanh nghiệp đang định thời báo cáo lợi nhuận dựa trên những tin tức thu nhập đang được báo cáo. Do đó, nghiên cứu tiếp tục xác định các yếu tố quyết định khác trong quyết định về thời điểm quyết định thu nhập. Kết quả cho thấy có bằng chứng các công ty cần thời gian hợp nhất báo cáo nhiều hơn cho các tuyên bố về thu nhập của họ (các công ty lớn- đa ngành nghề) có xu hướng thông báo sau khi thị trường đóng cửa. Jeffrey T.Doyle và Matthew J.Magilke (2009) cho thấy rằng quy mô công ty, chuyên gia phân tích, và thành viên ngành công nghiệp là những biến số quan trọng trong việc giải thích thời gian thông báo thu nhập. Kết quả này cũng làm sáng tỏ những lý do đằng sau sự thống nhất về mặt thực nghiệm, mà các thông báo về thu nhập sau khi thị trường đóng cửa hoặc vào ngày thứ sáu, có xu hướng chứa những tin tức tương đối tồi tệ hơn, và không có đủ bằng chứng để kết luận rằng công ty tìm cách dấu thông tin xấu, kết quả này cho thấy động cơ quản lý tốt hơn của các cơ quan quản lý. Phát hiện này cũng phù hợp với lý thuyết thị trường hiệu quả trong việc theo dõi thông tin mới, bất kể thời điểm thông báo.

Al-Ajmi (2008) tập trung vào độ trễ báo cáo cho thấy các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng trì hoãn công bố BCTC hàng năm cũng như có thời gian trễ trong kiểm toán dài hơn. Aubert (2009) cho thấy tại TTCK Pháp một số nhà quản lý của các công ty niêm yết quyết định tiết lộ BCTC của họ trễ hơn so với trước, và có một mối quan hệ tiêu cực đáng kể giữa tin xấu và sự chậm trễ trong việc công bố thu nhập hàng năm. Nghiên cứu này tập trung vào cả BCTC hàng năm theo quy định:

ngày công bố lợi nhuận và ngày phát hành BCTC đầy đủ.

Nghiên cứu của Richard và cộng sự (2010) về sự tiết lộ thông tin (FD-fair disclosure) đối với sự kiện trước và sau có quy định của Ủy Ban chứng khoán Mỹ (Securities and Exchange Commission -SEC) về CBTT tự nguyện vào tháng 10/2000 đến suất sinh lợi vượt trội bình quân tích lũy (CAAR), dữ liệu được thu thập từ CRSP theo ngày trong giai đoạn 4/1999-3/2000 và 4/2002-3/2005 bỏ qua giai đoạn 10/2001- 7/2002. Kết quả cho thấy giá cổ phiếu tăng lên trong giai đoạn 2002-2005 so với giai đoạn 1999-2000. Phát hiện này cho thấy rằng có sự cải thiện về hiệu quả thông tin khi có quy định của SEC về CBTT đối với các công ty chứng khoán của Mỹ.

Roychowdhury và Sletten (2012) với nguồn số liệu từ Thomson Financial- Compustat bằng cách sử dụng 152275 mẫu BCTC quí của 10204 công ty trong giai

đoạn 1987-2006, căn cứ vào công bố thu nhập trên BCTC quý trước so với quý này.

Nghiên cứu cho thấy tính tin cậy về thông tin tốt về thu nhập cao hơn so với các tin xấu. Các tin tức gia tăng do công bố thu nhập phát hành trong BCTC quý thu lại lợi nhuận trong ba ngày xung quanh ngày công bố lợi nhuận quý hiện tại. Nghiên cứu so sánh những tin đưa ra thị trường trong suốt thời gian báo cáo lợi nhuận hàng quý để xác định mức độ thông tin gia tăng thu nhập so với các nguồn thông tin khác, cho thấy giá trị của của các quy định về thời gian công bố BCTC đã giúp hạn chế sự chậm trễ trong việc phát hành tin xấu, hoặc bằng cách thuyết phục nhà quản lý tiết lộ nó một cách tự nguyện thông qua cách phát hành trực tiếp những tin tức tiêu cực mà nhà quản lý có động cơ giữ lại. Nghiên cứu cho chỉ ra rằng đối với các nhà soạn thảo các tiêu chuẩn mới về CBTT, cần lưu ý rằng thu nhập đóng một vai trò thông tin có giá trị làm giảm bớt sự chậm trễ trong việc tiết lộ tin xấu. Trong một số trường hợp, như khi nguy cơ kiện tụng cao, triển vọng phát hành tin tức tiêu cực tại các thông báo về thu nhập có thể khiến nhà quản lý tiết lộ tin tức này một cách tự nguyện một cách kịp thời. Khi các yếu tố như rủi ro kiện tụng không đủ để gây ra việc tiết lộ tự nguyện, việc các nhà quản lý để trì hoãn việc tiết lộ tin xấu thì rõ ràng hơn.

Cullinan và cộng sự (2012), xem xét tại TTCK Trung quốc giai đoạn 2003-2009 với 6115 quan sát của các công ty niêm yết công khai tại TTCK Thượng Hải, các dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ CSMAR Database, nhằm nghiên cứu sự tác động của ý kiến kiểm toán đối với tính kịp thời của việc tiết lộ TTTC, với những cải thiện trong ý kiến kiểm toán được coi là "tin tốt". Kết quả nghiên cứu cũng cung cấp một số bằng chứng cho thấy sự ý kiến kiểm toán loại trừ có ảnh hưởng lớn đến tính kịp thời của BCTC hơn là các công ty cải thiện BCTC dựa vào kết luận của kiểm toán. Cụ thể, nghiên cứu đã không tìm thấy mối liên quan giữa sự thay đổi về doanh thu và thời điểm khi các công ty nhận được ý kiến khác với ý kiến loại trừ của kiểm toán viên.

Hơn nữa, kết quả cho thấy tính kịp thời của thu nhập có liên quan đến mức độ thay đổi thu nhập của các công ty nhận được. Các quy tắc về phát hành an ninh đã được thắt chặt trong năm 2006, khi quy chế phát hành chứng khoán được sửa đổi bởi Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc, các yêu cầu khi một công ty phát hành chứng khoán ra công chúng là không được nhận ý kiến kiểm toán có thẩm quyền, ý kiến bất lợi hoặc từ chối trách nhiệm trong vòng ba năm gần đây; và nếu công ty đã nhận được ý kiến loại trừ thì các vấn đề được nêu trong đoạn giải thích không có ảnh hưởng trọng yếu đến

BCTC hoặc phải loại bỏ các ảnh hưởng trước khi phát hành chứng khoán. Kết quả nghiên cứu cũng thấy rằng tính kịp thời của BCTC năm đã được cải thiện ở Trung Quốc kể từ khi ban hành các quy định báo cáo mới trong năm 2006.

Nghiên cứu của Mahdi Moradi và cộng sự (2013) tại TTCK Iran (TSE) nghiên cứu mối quan hệ giữa thông báo hàng quý dự báo về lợi nhuận hàng năm cụ thể là số lần chậm trễ trong việc công bố dự báo hàng quý về thu nhập hàng năm. Mẫu nghiên cứu tại 236 công ty trong giai đoạn 2004-2007, từ các BCTC của các công ty với phương pháp hồi quy tuyến tính. Dựa trên thực tiễn tại TTCK ở Iran, việc cung cấp các dự báo về quản lý thu nhập trên mỗi cổ phiếu là bắt buộc, vào cuối mỗi quý các công ty niêm yết có nghĩa vụ phải dự báo thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) trong vòng 20 ngày sau khi kết thúc quý. Các công ty chứng khoán niêm yết có nghĩa vụ phải công bố dự báo về kết quả hoạt động hàng năm của họ dựa vào kết quả thực tế của quý 1, quý 2 và quý 3, tính đến 30 ngày sau khi kết thúc mỗi quý. Nghiên cứu cho thấy phù hợp với kỳ vọng ban đầu là tin tức tốt được công bố sớm và tin tức xấu được công bố trễ, và EPS điều chỉnh là âm trong các trường hợp chậm trễ hơn. Hơn nữa, nghiên cứu còn cho thấy có mối quan hệ nghịch giữa loại tin tức và số lẫn trì hoãn tin tức. Nghĩa là, các công ty có sự điều chỉnh tiêu cực trong EPS dự báo thì trung bình sẽ trì hoãn thêm 12 ngày công bố BCTC dự kiến. Đối với các công ty có thông báo EPS giảm thì trung bình, các BCTC sẽ chậm trễ là 6 ngày.. Tầm quan trọng của biến Ngành đối với 7 ngành: Dịch vụ máy tính, Vận tải, Hóa chất, Thực phẩm, Máy móc và thiết bị, Xây dựng, Cao su và nhựa, Kim loại và khoáng chất, Các tổ chức tín dụng, Công ty cho thuê tài chính đều chỉ ra rằng phù hợp với kết quả nghiên cứu tổng thể và không có ý nghĩa thống kê tại các ngành Hóa chất, Cao su và nhựa, Các tổ chức tín dụng, Các công ty cho thuê tài chính. Tuy rằng, khi có các quy định của TSE đã làm giảm việc các công ty trì hoãn công bố BCTC của năm trung bình xuống 2 ngày, nhưng kết quả nghiên cứu cũng cho rằng các nhà quản lý có chiến lược trong việc công bố BCTC. Lý do cho hành vi này có thể là giảm sự chú ý đến tin xấu và tránh những hậu quả không mong muốn. Nghiên cứu này đóng góp vào những tiến bộ trong lý thuyết kế toán về khía cạnh thực nghiệm, bởi vì có đánh giá phản ứng của các nhà cung cấp thông tin với thông tin được cung cấp.

Livnat, Joshua và Zhang, Li, (2015) nghiên cứu thực hiện tại TTCK Mỹ trong giai đoạn 2006-2013, nghiên cứu sử dụng ngày báo cáo thu nhập dự báo và thực tế của

Một phần của tài liệu Thông tin tài chính tác động đến suất sinh lời chứng khoán của các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam‖ (Trang 50 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(287 trang)