CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tình hình CBTT và công bố BCTC của các CTNY tại TTCK Việt Nam
4.1.3 Thống kê mô tả tình hình công bố BCTC của các CTNY giai đoạn 01/2010- 06/2016
Từ 01/2010 đến 06/2016 tác giả thu thập tổng cộng 2730 mẫu BCTC về ngày công bố BCTC so với quy định về thời gian công bố theo các thông tư 09/2010/TT-BTC, thông tư 52/2012/TT-BTC và thông tư 155/2015/TT-BTC được thể hiện qua bảng 4.1 được phân thành 35 ngày công bố, trong đó ngày 0 là công bố công bố đúng thời gian so theo các quy định nêu trên, ngày công bố mà lớn hơn 0 tức công bố trễ và ngược lại là công bố sớm ( Bagnoli, 2002).
Kết quả thu được trong giai đoạn nghiên cứu cho thấy, trong tổng mẫu nghiên cứu, thì số công ty công bố BCTC đúng và sớm hơn quy định là 2614 chiếm tỷ lệ 95,75%, số công ty ty có BCTC công bố không đúng theo quy định chiếm tỷ lệ 4.25%
(116 công ty). Có thể thấy tỷ lệ các công ty công bố trễ BCTC chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng mẫu nghiên cứu, điều này cho thấy dù việc rút ngắn thời gian công bố BCTC từ năm 2012 đến nay, tình hình chung các công ty đều công bố đúng quy định là cao (Phụ lục 1c).
Biểu đồ 4.2 cho thấy rõ nét các công ty công bố BCTC trong mẫu có xu hướng công bố BCTC trước thời gian quy định cao, có thể chia làm 3 giai đoạn chính, giai đoạn 1 từ thời gian trước 21 ngày công bố BCTC trở về trước, đây là giai đoạn được đa số công ty lựa chọn để công bố BCTC; giai đoạn 2 từ trước 21 ngày đến ngày quy định hết hạn công bố BCTC, giai đoạn này được các công ty lựa chọn công bố BCTC một cách rải rác; và giai đoạn 3 là giai đoạn sau thời hạn quy định phải công bố BCTC.
Biểu đồ 4.2 : Số công ty công bố BCTC theo quy định giai đoạn 1/2010 – 6/2016
(Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ https://www.hsx.vn, https://www.hnx.vn, http://www.cophieu68.vn)
Số công ty BCTC theo quy định trong mẫu giai đoạn được nghiên cứu theo năm thì chiều hướng các công ty công bố BCTC sớm hơn quy định có chiều hướng tích cực, các công ty công bố BCTC trễ có xu hướng giảm dần được thể hiện qua biểu đồ 4.3 Biểu đồ 4.3 : Số công ty công bố BCTC theo quy định giai đoạn 1/2010 – 6/2016 phân
theo năm.
(Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ https://www.hsx.vn, https://www.hnx.vn, http://www.cophieu68.vn)
Trong giai đoạn này, có thể thấy năm 2011 là năm có số công ty công bố trễ nhiều nhất lần là 41. Để điều chỉnh hành vi chậm trễ này, sự ra đời của thông tư
52/2012/TT-BTC năm 2012 đã điều chỉnh rút ngắn thời gian công bố BCTC kiểm toán năm rút ngắn còn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, giảm 10 ngày so với năm 2010, 2011. Tuy thông tư này có điều chỉnh thời gian ngắn hơn thông tư 09/2010/TT- BTC ngày 15/01/2010 nhưng số lượng công ty công bố BCTC sớm và đúng thời gian quy định vẫn tăng ở năm 2013, và chiều hướng công bố trễ giảm xuống điều này cho thấy việc hoàn thiện các quy định về CBTT đối với TTCK Việt Nam là có bước chuyển biến tốt, và dần đưa TTCK hoạt động có hiệu quả, góp phần giảm thiểu các thông tin bất cân xứng trên TTCK Việt Nam
Luận án cũng xem xét thời gian công bố BCTC theo quy định đối với các ngành cụ thể trong mẫu qua biểu đồ 4.4. Các ngành được xem xét bao gồm: Vật liêu cơ bản (Basic Materials), Hàng hóa tiêu dùng (Comsumer Goods), Dịch vụ tiêu dùng (Consumer Services), Chăm sóc sức khỏe (Health Care), Công nghiệp (Industrials), Năng lượng & Khí đốt (Oil & Gas), Công nghệ (Technology), và Các ngành khác (Other) để có cái nhìn rõ nét đối với các công ty trong mẫu.
Biểu đồ 4.4 : Số công ty phân theo ngành công bố BCTC đúng, trễ và sớm hơn quy định trong mẫu giai đoạn 01/2010 – 06/2016
(Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ https://www.hsx.vn, https://www.hnx.vn, http://www.cophieu68.vn)
Biểu đồ 4.4 cho thấy số công ty công bố BCTC đúng và sớm hơn quy định trong mẫu có xu hướng gia tăng theo các năm trong giai đoạn 01/2010 –06/2016, trong đó ngành Công nghiệp (Industrials) có tỷ lệ công bố BCTC sớm so với quy định cao nhất
là 1420 chiếm tỷ lệ 93.7% trong đối với ngành và chiếm tỷ lệ 55.5% so với tổng mẫu nghiên cứu. Các ngành kế tiếp công bố sớm và có xu hướng giảm dần là ngành Hàng hóa tiêu dùng (Comsumer Goods), Vật liệu cơ bản (Basic Materials), Dịch vụ tiêu dùng (Consumer Services) và các ngành còn lại. Có thể thấy tỷ lệ công bố trễ ở các ngành giảm rõ rệt theo từng năm.
Xét về các CTNY, luận án cũng xem xét ngày công bố BCTC đối với chính công ty năm liền kề trước đó nhằm xem xét tình hình công bố BCTC so với năm trước liền kề tính từ năm 2010, có 2247 mẫu được lựa chọn, có 1005 mẫu công bố BCTC sớm và 161 mẫu công bố đúng thời gian so với chính công ty của năm liền kề trước đó, chiếm tỷ lệ 44.73% và 7.17%. Số công ty công bố trễ so với chính mình của năm liền kề trước đó trong giai đoạn này là 1081 mẫu, chiếm tỷ lệ 48.11% ( Phụ lục 1d). Điều này cho thấy tỷ lệ các công ty công bố trễ sớm và trễ so với chính công ty năm trước liền kề gần tương đồng nhau. Qua biểu đồ 4.5 cho thấy đa phần các công ty vẫn công bố đúng ngày so với chính công ty, tỷ lệ tập trung vào ngày 0 và phân tán đều qua các ngày còn lại đối xứng với ngày 0.
Biểu đồ 4.5: Số công ty công bố BCTC giai đoạn 01/2010 – 06/2016 so với chính công ty của năm liền kề trước đó.
(Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ https://www.hsx.vn, https://www.hnx.vn, http://www.cophieu68.vn)
Từ biểu đồ 4.5 có thể thấy rằng ở Việt Nam về thời gian công bố BCTC trong 37 mốc thời gian, phân tán không đồng đều, tuy nhiên có thể thấy tập trung ngày công
bố là ngày 0. Kết quả thống kê này giống với kết quả nghiên cứu Champers and Penman (1984) nghiên cứu thị trường Mỹ thì thời gian công bố BCTC trong khoảng 14 ngày. Còn trong nghiên cứu của Begley and Fischer (1998) ở Mỹ thì nếu so sánh năm nay và năm trước thì chỉ là 0.02 ngày khác biệt. Trong nghiên cứu của Haw (2006) về cổ phiếu của Trung Quốc thì phát hiện các nhà quản trị công bố TTTC trong khoảng [-90,09] ngày từ 1994-1999.
Biểu đồ 4.6 cho thấy tổng quát theo từng năm các công ty có xu hướng công bố trễ BCTC gia tăng, chỉ giảm tại năm 2013 và 2014, nhưng chiều hướng công bố trễ lại tăng tại năm 2015 là 250 công ty. Còn đối với tỷ lệ các công ty công bố đúng thì có chiều hướng tăng, nhưng tăng với tỷ lệ rất nhỏ, không đáng kể.
Biểu đồ 4.6: Số công ty công bố BCTC giai đoạn 01/2010 – 06/2016 so với chính công ty của năm liền kề trước đó theo từng năm
(Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ https://www.hsx.vn, https://www.hnx.vn, http://www.cophieu68.vn)
Luận án cũng xem xét thời gian công bố BCTC đối với các ngành cụ thể so với chính công ty trong mẫu. Các ngành được xem xét bao gồm: Vật liệu cơ bản (Basic Materials), Hàng hóa tiêu dùng (Comsumer Goods), Dịch vụ tiêu dùng (Consumer Services), Chăm sóc sức khỏe (Health Care), Công nghiệp (Industrials), Năng lượng &
Khí đốt (Oil & Gas), Công nghệ (Technology), và Các ngành khác (Other) để có cái nhìn rõ nét đối với các công ty trong mẫu. Biểu đồ 4.7 thể hiện một cách rõ nét hầu như các công ty có xu hướng công bố BCTC trễ so với chính công ty năm trước liền
kề, điều này được thể hiện ở tất cả các ngành được xem xét. Cụ thể, ngành Công nghiệp (Industrials) có tỷ lệ công bố BCTC sớm và trễ với quy định xấp xỉ nhau là 45,71% (571 công ty) và 47,63% (595 công ty) đối với ngành và chiếm tỷ lệ 25.41%
và 26,48 so với tổng mẫu nghiên cứu. Các ngành kế tiếp cũng có xu hướng trên là ngành Hàng hóa tiêu dùng (Comsumer Goods), Vật liệu cơ bản (Basic Materials), Dịch vụ tiêu dùng (Consumer Services) và các ngành còn lại thì có tỷ lệ không đáng kể. Nhìn chung, có thể thấy tỷ lệ công bố trễ ở các ngành so với chính công ty năm trước liền kề cao hơn tỷ lệ công bố đúng và sớm.
Biểu đồ 4.7: Số công ty công bố BCTC trong mẫu giai đoạn 01/2010 – 06/2016 so với chính công ty của năm liền kề trước đó theo các mốc thời gian.
(Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ https://www.hsx.vn, https://www.hnx.vn, http://www.cophieu68.vn)
Qua biểu đồ 4.3 và 4.6 cho thấy ở Việt Nam số ngày công bố trễ BCTC so với chính công ty vào năm liền kề trước có xu hướng gia tăng có thể do 3 nguyên nhân chính sau đây: Thứ nhất, theo của Bhattachrya và cộng sự (2000), một thị trường mới nổi hay chưa phát triển thì TTC được phía công ty chủ quan công bố là một thông tin quan trọng hàng đầu đối với NĐT. Việt Nam mang đặc điểm này rất rõ nét, nơi mà NĐT có ít hay rất ít kênh thông tin để có thể nắm bắt được tình hình tài chính công ty.
Dù rằng vẫn đúng theo quy định của BTC, nhưng các nhà quản lý sẽ lựa chọn thời gian công bố có lợi đối với công ty. Nguyên nhân thứ hai có thể đề cập đến Việt Nam là một thị trường đang phát triển, các quy định về công bố BCTC đang dần hoàn thiện,
cụ thể trong giai đoạn nghiên cứu có đến 3 thông tư được đưa ra và áp dụng ngay cho năm tài chính hiện tại, điều này gây cản trở cho các nhân viên kế toán cũng như ban quản trị công ty trong việc biên soạn và tập hợp thông tin trình bày trên BCTC, do đó cần nhiều thời gian để làm công tác này khi cập nhật các quy định mới. Nguyên nhân thứ ba có thể kể đến đó là từ chính trình độ, khả năng của các nhân viên kế toán và ban quản trị công ty, họ không có nhiều kinh nghiệm trong việc biên soạn BCTC, do đó dẫn đến sự chậm trễ. Theo Whittred (1980) và Keller (1986) cho thấy các nhân viên kế toán của công ty luôn gặp khó khăn về hoàn thành BCTC, và thường bị cơ quan kiểm toán yêu cầu làm lại, đó cũng dẫn đến tình trạng chậm trễ.