5.2 Đề suất các khuyến nghị
5.2.2 Đối với các công ty niêm yết
Cần cẩn thận trong việc công bố BCTC, nắm bắt tốt và chặt chẽ thông tin nội bộ và tuân theo qui định của Nhà nước. Bên cạnh đó, các thông tin do công ty công bố với công chúng thông qua các BCTC có ―ảnh hưởng thật sự‖ đến quá trình ra quyết định của người sử dụng thông tin, đặc biệt là các NĐT (Gao, 2007 ; Kanodia, 2007;
Beyer & Guttman, 2010). Nhưng những lợi ích của việc chậm trễ công bố đôi khi không bù lại được những thiệt hại mang đến cho công ty như tổn hại về uy tín hay những chi phí tranh tụng liên quan, do đó việc quyết định có kéo dài thời gian công bố hay không là một quyết định quan trọng buộc giám đốc phải cân nhắc thật kỹ nhằm đạt được mục tiêu lưỡng toàn. Vậy nên, để bắt kịp với tốc độ phát triển nhanh và sự cạnh tranh lẫn nhau hiện nay, các nhà quản trị nên có định hướng hoàn tất BCTC, kiểm toán BCTC đúng hạn nhằm tạo ra được uy tín, niềm tin cho các NĐT cũng như các ban ngành chức năng liên quan. Các các nhà quản trị công ty nên cố gắng thỏa mãn ở mức tối đa cho những đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài công ty như: đưa ra các thông tin có tính minh bạch và dễ hiểu hơn (Laohapolwatana và cộng sự,2005; Adina & Ion, 2008). Muốn làm được như vậy, các nhà quản trị nên đặt ra ―lộ trình‖ hạch toán sổ sách chặt chẽ và nhanh chóng cho từng quý, từng năm. Các nhà quản trị công ty cần lưu ý trong quá trình công bố BCTC, việc lựa chọn các công ty kiểm toán lớn chưa hẳn thu hút NĐT, nhất là đối với các NĐT quan tâm đến sự gia tăng của suất sinh lợi.
Việc công bố BCTC cũng cần phải lưu tâm vì các thông tin được công bố rất được các
NĐT để tâm, bên cạnh đó NĐT nào khi mua cổ phiếu của công ty đều mong chờ SSL cao trong tương lai. Do đó, việc nâng cao quản lý, điều hành và nắm bắt các cơ hội kinh doanh đem lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh là điều quan trọng nhất. Việc bảo mật thông tin tránh rò rỉ thông tin trước khi công bố BCTC cũng là điều đáng lưu tâm đối với các nhà quản lý. Không phải lúc nào mở rộng công ty cũng đem lại SSL cao, mà các nhà quản trị công ty cần quản lý có hiệu quả các nguồn lực hiện có trong tình hình nền kinh tế hiện nay cũng đã giữ vững được niềm tin vào sự gia tăng SSL của các NĐT
Ngoài ra, việc nâng cao hiểu biết về trách nhiệm xã hội đối với các CTNY là quan trọng, bởi vì chủ thể gây ra những vi phạm trong CBTT trên TTCK chính là bản thân các CTNY. Do đó, chính bản thân các công ty góp phần lớn tạo ra mô hình kinh doanh công khai, minh bạch. Vì vậy, điều này cần được giải quyết từ nguồn nhân lực quản lý tại chính công ty.
Bên cạnh đó các CTNY cần chú trọng đến hoạt động quan hệ công chúng (IR), hoạt động này bao gồm hai nghiệp vụ chủ yếu là tài chính và truyền thông. Với cách tiếp cận truyền thống, IR vốn chỉ được xem là chức năng cung cấp thông tin thuần túy là thông qua các hoạt động cung cấp thông tin cơ bản như BCTC, kết quả HĐKD và các thông tin phải công bố định kỳ và bất thường theo quy định tại Luật Chứng khoán.
Tuy nhiên, hiện nay thì IR cần được xem là một công tác toàn diện và tổng hợp. IR hiện đại tìm kiếm và phát triển các phương thức giao tiếp hiệu quả hơn, cung cấp nhiều thông tin giá trị cho NĐT chứ không chỉ đơn thuần là nghĩa vụ phải làm.
5.3.3. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước
Kết quả nghiên cứu thu được tại phần 4.1 cho thấy có sự tồn tại của thời gian công bố BCTC đến SSL bình quân, và có tình trạng thông tin tốt từ BCTC có xu hướng được các nhà quản trị công ty công bố sớm và thông tin xấu được công bố trễ.
Qua kết quả này có thể nhận định TTCK Việt Nam thuộc thị trường hiệu quả dạng yếu. Do đó, đối với các cơ quan quản lý TTCK thì đây là vấn đề quan trọng. Việc minh bạch thông tin và giảm thiểu thông tin bất cân xứng là điều cần thiết trong việc điều hành TTCK còn non trẻ như VN hiện nay. Đặc biệt, nghiên cứu cũng cho thấy có bằng chứng thực nghiệm trong giai đoạn này cho thấy các công ty công bố BCTC đa phần là trước các quy định của BTC (biểu đồ 4.1). Tuy nhiên, nếu xét việc công bố này đối với chính công ty năm trước liền kề thì có thể thấy xu hướng chung là các
công ty đều công bố trễ (biểu đồ 4.6), tiêu biểu có thể kể đến hai ngành lớn là ngành công nghiệp (industrial) có số lượng CTNY lớn với giá trị thị trường cao như VNM- Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, HPG- Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát…, và ngành hàng hóa tiêu dùng (comsumer goods) với các mã công ty niêm yết như GDT- Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ Đức Thành, LIX- Công ty Cổ phần Bột giặt, TLG- Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long, RAL-Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, TCM- Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công…Đặc biệt có thể kể đến ngành công nghiệp (industrial) có số lượng công ty niêm yết công bố trễ BCTC là 47.63% so với ngành, và 21.79% so với toàn TTCK với tỷ lệ là cao, cùng với kết quả nghiên cứu tại bảng 4.5 cho thấy việc công bố trễ này có tác động CAAR nói riêng và đồng thời cũng tác động đến TTCK VN nói chung. Điều đáng để tâm là kết quả bằng chứng thực nghiệm tại bảng 4.6 đối với 2 ngành lớn này thì nếu có công bố BCTC sớm thì CAAR cũng tăng không đáng kể so với với việc công bố trễ thì CAAR sẽ giảm rất nhiều. Nhìn rộng ra trong khu vực có thể thấy tại Singapore thì các công ty phải công bố BCTC với thời gian quy định 45 ngày sau khi kết thúc năm tài chính, thời gian là 60 ngày đối với Malaysia (thành lập năm 2006), Thailand (thành lập năm 1992). Hiện tại đối với TTCK Việt Nam (thành lập năm 2000) là 90 ngày có thể thấy thời gian quy định công bố BCTC của VN đối với các nước trong khu vực là dài hơn, mà VN lại được nhận định là một trong những nước có SSL cao nhất Đông Nam Á ( UBCKNN, 2016)
Nếu xem xét đến TTCK của các nước phát triển như TTCK Mỹ có thể thấy, các cơ quan quản lý TTCK Mỹ rất tách biệt trong việc quy định công bố đối với các công ty niêm yết, cụ thể đối với công ty không bị quy định tăng tốc báo cáo và có VCSH 75.000.000 thì thời gian CBTT chậm nhất là 90 ngày, đối với công ty bị quy định tăng tốc báo cáo có VCSH từ 75.000.000 đến dưới 700.000.000 USD là 75 ngày, còn đối với công ty lớn, chịu sự ràng buộc bởi quy định tăng tốc báo cáo có VCSH trên 700.000.000 USD thì có các mốc thời gian: Từ ngày 15/12/2002 – ngày 15/12/2003:
90 ngày (báo cáo quý là 45 ngày); Từ ngày 15/12/2003 – ngày 15/12/ 2004: 75 ngày (báo cáo quý là 40 ngày), từ sau ngày 15/12/2004 đến nay là 60 ngày (báo cáo quý là 30 ngày). Việc quy định này không phải là khó hiểu, vì các công ty có quy mô vốn lớn nếu việc chậm trễ công bố BCTC và thông tin trên BCTC là xấu sẽ làm cho tình hình chung của thị trường sẽ đi xuống. Hiện tại, trong điều kiện thực tế TTCK VN cũng có
có số lượng công ty niêm yết lớn với giá trị thị trường cao như VNM, HPG, LIX, TLG, RAL, TCM ...thì việc học hỏi về cách điều hành TTCK của các nước phát triển là cần thiết, nhất là các quy định về thời gian công bố BCTC.
Do đó, Bộ Tài Chính và UBCK NN nên kết hợp để ban hành những quy định rõ ràng và chặt chẽ CBTT tài chính riêng cho các Công ty tham gia niêm yết trên TTCK ở Việt Nam nhằm hạn chế tình trạng chậm trễ nộp BCTC. Cụ thể, các cơ quan chức năng mà chủ yếu là UBCK NN nên ban hành các chế tài xử phạt nghiêm khắc và mạnh tay đối với những công ty chậm trễ trong việc CBTT, như buộc bị dừng giao dịch trên thị trường đối với các công ty công bố trễ cho đến khi nào công ty đó CBTT, xây dựng mức phạt hành chính hợp lí và nghiêm khắc. Nên xem xét có thêm quy chế để xử lý đối với các công ty vi phạm nghĩa vụ CBTT sẽ không được thực hiện phát hành, chào bán chứng khoán.
Việc hoàn thiện các khung pháp lý về quản lý, giám sát CTNY đã và đang từng bước được hoàn thiện một cách đồng bộ trong thời gian tới, buộc các công ty niêm yết phải minh bạch trong quản trị công ty và CBTT. Từ đó, chắc chắn các cổ phiếu của CTNY sẽ được đưa vào quản lý, thu hẹp thị trường tự do, đảm bảo quyền lợi của các cổ đông nhất là các cổ đông nhỏ lẻ. Việc làm này đồng nghĩa với việc minh bạch thông tin trên TTCK, hỗ trợ các NĐT ra quyết định đầu tư hợp lý, mang lại SSL cao cho NĐT và đó cũng là cách giúp cho các công ty tăng thêm nguồn vốn nhờ vào kênh huy động trên TTCK, góp phần thúc đẩy phát triển TTCK nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Đây chính là những giải pháp đồng bộ cho TTCK trong thời gian tới, phù hợp với thông lệ quốc tế trong việc quản lý và giám sát các công ty niêm yết.