Biến Sue: Kết quả tìm thấy có mối quan hệ cùng chiều với SSL và tác động này là dương, với mức ý nghĩa 1% ( P. value = 0.000). Hệ số hồi quy là 0.26996 có ý nghĩa khi thu nhập được chuẩn hóa tăng lên 1 đơn vị trong khi các yếu tố khác không đổi thì SSL tăng lên 0.26996 đơn vị. Kết quả nghiên cứu cho thấy đột biến về thu nhập được chuẩn hóa có tác động cùng chiều với SSL cổ phiếu. Điều này có thể đưa ra giả thuyết H8 của nghiên cứu được chấp nhận và mối quan hệ giữa SSL và đột biến về thu nhập được chuẩn hóa, có dấu phù hợp với giả thuyết ban đầu, đó là mối quan hệ đồng biến. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Chordia (2006), Vinh và Phượng (2014).
Biến Size: Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ nghịch biến với SSL và có ý nghĩa thống kê (P. value = 0.000). Hệ số hồi quy là -0.098671 có ý nghĩa khi thu nhập được chuẩn hóa tăng lên 1 đơn vị trong khi các yếu tố khác không đổi thì SSL giảm xuống -0.098671 đơn vị. Kết quả thu được cũng đồng nhất với kết quả của Chordia (2006) và Chordia (2013), tương đồng về dấu trong kết quả hồi quy của Vinh và Phượng (2014). Với bộ dữ liệu nghiên cứu trong luận án, kết quả nghiên cứu chứng minh được có mối quan hệ nghịch biến giữa quy mô công ty và SSL cổ phiếu và có ý nghĩa thống kê.
Điều này có thể đưa ra kết luận rằng có bằng chứng thống kê để kết luận ảnh hưởng của quy mô công ty đến SSL cổ phiếu, chấp nhận giả thuyết H2
Biến BM: Biến BM đo lường tỷ số giá trị sổ sách và giá trị thị trường, nhằm mang lại hiệu quả khi đầu tư, NĐT cần xác định được giá trị sổ sách thực tế của công ty, nếu khoảng chênh lệch dương này càng lớn thì việc đầu tư cổ phiếu càng an toàn và đem lại lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ số giá trị sổ
sách và giá trị thị trường với SSL và tác động này là dương, và có ý nghĩa thống kê (P.value = 0.000). Hệ số hồi quy là 0.011824 có ý nghĩa khi tỷ số giá trị sổ sách và giá trị thị trường tăng lên 1 đơn vị trong khi các yếu tố khác không đổi thì SSL tăng lên 0.011824 đơn vị. Từ đây có thể đưa ra giả thuyết H3 của nghiên cứu được chấp nhận và mối quan hệ giữa SSL và tỷ số giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trường có dấu phù hợp với giả thuyết ban đầu, đó là mối quan hệ đồng biến. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Yuenan Wang và Amalia Di Iorio (2007), Vinh và Phượng (2014), Nguyễn Anh Phong (2015).
Biến DA : Biến lợi nhuận kế toán điều chỉnh nghiên cứu đứng trên góc độ các nhà quản lý điều chỉnh lợi nhuận là tuân thủ khuôn khổ pháp lý và là sự vận dụng linh hoạt, khéo léo các khoảng trống trong chuẩn mực kế toán để sắp xếp lại BCTC theo mục đích chứ không phải là hành động phi pháp được tính theo công thức Friedlan (1994). Theo kết quả hồi quy cho thấy có mối quan hệ âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 10% (P.value = 0.081). Hệ số hồi quy là -0.000783 có ý nghĩa khi lợi nhuận kế toán điều chỉnh tăng lên 1 đơn vị trong khi các yếu tố khác không đổi thì SSL giảm đi -0.000783 đơn vị. Nghĩa là, nếu các công ty công bố lợi nhuận trên BCTC mà có phần lợi nhuận kế toán điều chỉnh càng lớn thì phản ứng của thị trường thông qua SSL càng giảm. Điều này cho thấy có sự tác động giữa SSL và lợi nhuận kế toán điều chỉnh, phù hợp về dấu với giả thuyết đặt ra ban đầu, đó là mối quan hệ nghịch biến. Kết quả này cho thấy lợi nhuận kế toán điều chỉnh tăng lên thì SSL cổ phiếu sẽ giảm, và có bằng chứng thống kê chấp nhận giả thuyết H6. Điều này cho thấy thực tế phù hợp với TTCK mới nổi như Việt Nam với đa phần là những NĐT mong muốn tìm kiếm lợi nhuận của các công ty ngay năm báo cáo chứ không chú ý lắm vào việc các công ty để dành phần lợi nhuận này đầu tư vào năm sau.
Kết quả này cũng tìm thấy tại TTCK Indonesia trong nghiên cứu của Erlynda Y. Kasim (2013)
4.2.6.2 Các biến không có ý nghĩa thống kê
Biến Dvol : Giá trị giao dịch tính bằng tiền là khối lượng loại chứng khoán đó đã bán trong ngày, được tính bằng giá cổ phiếu chưa điều chỉnh lúc đóng cửa và số lượng cổ phiếu giao dịch trong ngày, phản ánh hoạt động giao dịch của NĐT trong khoảng thời gian nhất định. Vì số lượng cổ phiếu giao dịch hàng ngày có thể rất lớn, nên giá trị giao dịch tính bằng tiền sử dụng trong nghiên cứu cũng rất lớn. Do đó, biến này được tính là logarit tự nhiên của nó (Bernnan, 1998). Việc phân tích yếu tố này nhằm xác nhận sức
mạnh của xu hướng hiện hành, hoặc để xác định khả năng đảo chiều của giá cổ phiếu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ nghịch biến giữa giá trị giao dịch tính bằng tiền với SSL và không có ý nghĩa thống kê (P.value = 0.829). Với bộ dữ liệu nghiên cứu trong luận án, kết quả nghiên cứu chưa chứng minh được có sự tác động của khối lượng giao dịch tính bằng tiền và SSL cổ phiếu có mối quan hệ đồng biến. Điều này có thể đưa ra kết luận rằng chưa đủ bằng chứng thống kê để chấp nhận giả thuyết H5, để kết luận ảnh hưởng của khối lượng giao dịch tính bằng tiền đến SSL cổ phiếu. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Vinh và Phượng (2014).
Biến RET12 : Biến RET12 được gọi là đà tăng giá cổ phiếu làm tăng lợi nhuận cổ phiếu.
Dựa vào chỉ số này, NĐT có thể phán đoán được xu hướng của lợi nhuận cổ phiếu trong hiện tại và tương lai. Với bộ dữ liệu nghiên cứu trong luận án, kết quả nghiên cứu chưa chứng minh được có mối quan hệ giữa đà tăng giá của cổ phiếu và SSL có mối quan hệ đồng biến (không có ý nghĩa thống kê P.value = 0.464). Điều này có thể đưa ra kết luận rằng chưa đủ bằng chứng thống kê để chấp nhận giả thuyết H4 và kết luận ảnh hưởng của đà tăng giá của cổ phiếu đến SSL cổ phiếu. Kết quả nghiên cứu này phù hợp về dấu với nghiên cứu của Brennan (1998), Chordia (2006) và nhưng trái với kết quả của Vinh và Phượng (2014).
Biến Audit-s : Biến Quy mô công ty kiểm toán trong nghiên cứu này nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa quy mô công ty kiểm toán tác động đến SSL cổ phiếu bởi các công ty kế toán Big 6 và không phải Big 6. Theo kết quả hồi quy cho thấy hệ số này là dương và không có ý nghĩa thống kê (P.value = 0.165). Kết quả này cho thấy là các NĐT chưa chú trọng lắm đến việc các công ty niêm yết có được kiểm toán bởi các công ty Big 6 hay không. Với kết quả nghiên cứu từ bộ dữ liệu nghiên cứu trong luận án, chưa chứng minh được có mối quan hệ giữa quy mô công ty kiểm toán và SSL cổ phiếu có mối quan hệ đồng biến. Điều này có thể đưa ra kết luận rằng chưa đủ bằng chứng thống kê để chấp nhận giả thuyết H7 và kết luận ảnh hưởng của quy mô công ty kiểm toán đến SSL cổ phiếu. Kết quả ở phần 4.1 thống kê mô tả cho thấy, tỷ lệ BCTC có ý kiến loại trừ cũng gần tương đồng nhau giữa công ty được kiểm toán bởi Big6 (42,77%) và không phải Big6 (57,23%). Điều này cho thấy các NĐT chưa chú trọng đến việc BCTC của các công ty có được kiểm toán bởi một trong 6 công ty có quy mô kiểm toán lớn tại TTCK Việt Nam. Kết quả này cũng tìm thấy tại TTCK Indonesia trong nghiên cứu của Erlynda Y.
Kasim (2013)
Bảng 4.14: Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu
Biến Kỳ vọng
thực tế Ghi chú
Biến Size: Biến đại diện cho quy mô công ty
- (***)
Phù hợp với kỳ vọng dấu ban đầu, kết quả này tương đồng với nghiên cứu Chordia (2006), Chodia (2013), tương đồng về dấu trong kết quả nghiên cứu của Vinh và Phượng (2014)
Biến BM: Biến BM đo lường tỷ số giá trị sổ sách và giá trị thị trường
+ (***)
Phù hợp với kỳ vọng dấu đặt ra ban đầu, kết quả tương đồng với nghiên của Yuenan Wang và Amalia Di Iorio (2007), Vinh và Phượng (2014), Nguyễn Anh Phong (2015).
Biến RET12 : đà tăng giá
cổ phiếu -
Phù hợp với kỳ vọng dấu đặt ra ban đầu, kết quả tương đồng với nghiên cứu của Vinh và Phượng (2014) nhưng trái với kết quả của Brennan (1998), Chordia (2006). Kết quả cho thấy biến Ret12 không có ý nghĩa thống kê.
Biến Dvol : Giá trị giao
dịch tính bằng tiền -
Không phù hợp với kỳ vọng về dấu ban đầu, kết quả này trái với kết quả nghiên cứu của Brennan (1998) đông nhất với kết quả nghiên cứu của Vinh và Phượng (2014). Kết quả cho thấy biến dvol không có ý nghĩa thống kê.
Biến DA : Biến lợi nhuận kế toán điều chỉnh
_ (*)
Phù hợp với kỳ vọng dấu đặt ra ban đầu và có ý nghĩa thống kê, kết quả tương đồng với nghiên của Erlynda Y. Kasim (2013).
Biến audit-s : Quy mô
công ty kiểm toán +
Phù hợp với kỳ vọng dấu ban đầu, kết quả tương đồng với nghiên của Erlynda Y. Kasim (2013), Kết quả cho thấy biến audit_s không có ý nghĩa thống kê.
Biến Sue: Đột biến về thu nhập được chuẩn hóa
+ (***)
Phù hợp với kỳ vọng dấu ban đầu và có ý nghĩa thống kê, kết quả phù hợp với nghiên cứu của Chordia (2006), Vinh và Phượng (2014).
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả hồi quy tại bảng 4.6 Ghi chú: *** biểu thị mức ý nghĩa 1%,** biểu thị mức ý nghĩa 5%, * biểu thị mức ý nghĩa 10%
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 :
Trong chương này, luận án đã trình bày và thảo luận các kết quả nghiên cứu
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Sau khi nghiên cứu đề tài, luận án rút ra một số kết luận sau: