Khi tham gia vào TTCK, một trong những quyết định quan trọng nhất đối với các NĐT là việc xác định cổ phiếu để đầu tư nhằm mang lại lợi nhuận cao và rủi ro được tối thiểu hóa. Thông tin công bố trên BCTC chứa đựng nhiều thông tin có thể làm thay đổi hành vi của NĐT và có thể ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch và là căn cứ để xem xét đánh giá cơ hội đầu tư vào cổ phiếu của công ty, cũng như chiến lược về truyền thông của các nhà quản trị công ty (Givoly and Palmon (1982), Chambers and Penman (1984), Kross and Schroeder (1984), Begley and Fischer, (1998), Bagnoli và cộng sự (2002), Vinh và Phượng (2014), Nguyễn Anh Phong (2015), Vinh và Kiếm (2016), Shukairi Nori Mousa (2015),Nguyễn Thi Phương Hồng (2016).
Trong bối cảnh nền kinh tế VN hiện nay, sự ổn định của kinh tế vĩ mô và hàng loạt những chính sách quản lý đã đem lại tiền đề tăng trưởng cho TTCK VN. Theo số liệu từ UBCKNN, công tác huy động vốn từ TTCK đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay, mức vốn hóa thị trường đạt mức cao nhất trong 6 năm trở lại đây và TTCK Việt Nam được đánh giá là một trong 5 thị trường thế giới có mức tăng trưởng cao nhất, và có mức sinh lời lớn nhất trong quý II/2016 tại khu vực Đông Nam Á1. Có thể thấy TTCK VN là thị trường sôi động trong khu vực với mức sinh lời hấp dẫn. Vì vậy, việc nghiên cứu các CTNY trên TTCK VN hiện nay là cần thiết trong bối cảnh SSL trên TTCK VN được nhận định là sôi động bậc nhất trong khu vực Đông Nam Á. Với những lý do nêu trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài luận án: ―Thông tin tài chính tác động đến SSL chứng khoán của các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam‖.
1.12 Tóm tắt tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài trong và ngoài nước
Nghiên cứu về SSL và các yếu tố tác động đến SSL được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm với nhiều cách tiếp cận khác nhau, nên các phương pháp nghiên cứu được sử dụng cũng khác nhau. cụ thể:
(iii) Các nghiên cứu về thời gian công bố BCTC tác động đến SSL:
Các nghiên cứu cho thấy các nhà quản lý doanh nghiệp có xu hướng phát hành tin tốt sớm và trì hoãn việc công bố tin xấu trong các NC của Bagloni (2002), Mahdi Moradi và cộng sự (2013), Roychowdhury và Sletten (2012), Cullinan và cộng sự (2012), Bagnoli và cộng sự (2002), Haw và cộng sự (2000), Begley và Fischer (1998), Kross (1981). Các nghiên cứu tại TTCK Mỹ cũng cho thấy các công ty có xu hướng phát hành
1 Theo Vũ Bằng - Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước VN - 2016
tin tốt nhanh hơn tin xấu được đề cập trong nghiên cứu của Pastena và Ronen (1979), Givoly và Palmon (1982), Chambers and Penman (1984). Kross and Schroeder (1984), Begley and Fischer (1998), Haw và cộng sự (2006)
Theo hướng ngược lại với kết quả của các nghiên cứu trước đây, Chen và Mohan (1994) đã cho thấy rằng các công ty báo cáo quá sớm nhằm tiết lộ tin xấu, một hành vi mà theo Skinner (1994) có thể là một hành động phòng ngừa rủi ro tranh chấp. Kết quả này cũng tìm thấy trong các nghiên cứu của Aubert (2009) tại TTCK Pháp.
(iv) NC về tác động của các yếu tố công bố trên BCTC ảnh hưởng đến SSL.
Nhóm các yếu tố vi mô: Giá trị sổ sách trên giá trị thị trường (BM):có trong các nghiên cứu của Nguyễn Anh Phong (2015), Vinh và Phượng (2014), Fama (1993), Yuenan Wang và Amaria Di Iorio (2007), Wang (2007); Quy mô công ty (Size): Chordia (2006), Nguyễn Anh Phong (2015), Vinh và Phượng (2014), Nguyễn Thị Cành và Lê Anh Huy (2013)Chordia (2013), Lau, Lee và Mclnish (2002), Yuenan Wang và Amaria Di Iorio (2007), Fama (1992), Banz (1981); Thanh khoản: Chordia (2013), Vinh và Phượng (2014), Nguyễn Anh Phong (2015), Nguyễn Thị Cành và Lê Anh Huy (2013); Biến động thu nhập bất thường (SUE) và kết hợp giữa biến động thu nhập bất thường và thanh khoản: trong các nghiên cứu của Chordia (2006), Vinh và Phượng (2014); Giá trị giao dịch tích bằng tiền ( DVOL): Vinh và Phượng (2014), Brennan (1998); Quy mô công ty kiểm toán: Erlynda Y. Kasim (2013), Krishnan (2002); Lợi nhuận kế toán điều chỉnh:
trong nghiên cứu của Erlynda Y. Kasim (2013); Đà tăng giá của cổ phiếu (RET12):
Brennan (1998), Chordia (2006), Data, Naik & Radcliffe (1998), Chordia (2013), Weigiang (2008), Vinh và Phượng (2014)
Nhóm các yếu tố vĩ mô: Erlynda Y. Kasim (2013), Asava Irene Kageha (2013), Miwity Jacqueline Kendi (2015).
1.13 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu a. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án sẽ tập trung vào các mục tiêu cụ thể sau : (4) Tác động của thời gian công bố BCTC đến SSL vượt trội các CTNY
(5) TTTC công bố trên BCTC tác động đến SSL chứng khoán của các CTNY
(6) Đề xuất các khuyến nghị liên quan đến thời gian công bố BCTC và các TTTC trên BCTC, qua đó nâng cao SSL của các CTNY
b. Câu hỏi nghiên cứu
Để làm rõ các mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu bao gồm:
(1) Yếu tố thời gian công bố BCTC tác động như thế nào đến SSL vượt trội?
(2) Các nhà quản trị của các CTNY có thực hiện chiến lược hóa CBTT?
(3) Các yếu tố nào công bố trên BCTC tác động đến SSL chứng khoán của các CTNY trên TTCK VN?
(4) Khuyến nghị nào liên quan đến thời gian công bố BCTC và các TTTC trên BCTC, qua đó nâng cao SSL của các CTNY ?
1.14 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: sự tác động của thời gian công bố BCTC và TTTC công bố trên BCTC đến SSL cổ phiếu
Đối tƣợng khảo sát: thông tin BCTC và các đặc tính về thời gian CBTT tại các CTNY . Phạm vi nghiên cứu: Các CTNY liên tục trên TTCK VN từ 01/2010 đến 6/2016 gồm 484 công ty phi tài chính. Thông tin được thu thập chủ yếu từ website của sở giao dịch chứng khoán TPHCM http://www.hsx.vn, sở giao dịch chứng khoán Hà Nội http://www.hnx.vn, www.cophieu68.vn, UBCK NN và Thomson Reuter –Datastream.
1.15 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng PP nghiên cứu sự kiện, phân tích định tính, phân tích định lượng.
-Để trả lời cho câu hỏi NC (1 và 2): Luận án sử dung PP định tính, tổng hợp thống kê các văn bản liên quan đến CBTT và các trường hợp chậm trễ BCTC; Phương pháp nghiên cứu sự kiện (ngày công bố BCTC) và mô hình lợi nhuận điều chỉnh thị trường theo Brown và Warner (1985), Hedge và McDermott (2003), Denis và cộng sự, (2003), Gregoriou và Ioannidis (2006), Nguyen (2010).
-Để trả lời cho câu hỏi NC (3): Luận án sử dụng 3 phương pháp hồi quy Pool-OLS, FEM, REM
- Từ kết quả của các câu hỏi nghiên cứu (1),(2), (3), luận án sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích các kết quả nghiên cứu thu được để trả lời cho câu hỏi NC (4).
1.16 Những đóng góp khoa học và thực tiễn của luận án 1.6.1 Đóng góp về mặt khoa học
Tại TTCK VN có ít công trình nghiên cứu về các thông tin công bố BCTC tác động đến SSL chứng khoán, đặc biệt là lợi nhuận kế toán điều chỉnh.
Nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi toàn TTCK VN (484 CTNY) và có ưu điểm là nghiên cứu trên từng nhóm ngành cụ thể dựa trên phương pháp nghiên cứu sự kiện, lấp đầy các khoảng trống nghiên cứu về phạm vi này.
Nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ thêm tác động của thời gian công bố BCTC, các thông tin công bố trên BCTC đến SSL chứng khoán của các CTNY tại TTCK VN. Kết quả
nghiên cứu cũng có thể sử dụng cho các nghiên cứu sau này không những ở phần cập nhật cơ sở lý thuyết mà còn có thể so sánh kết quả thu được.
1.6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn
Nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận SSL trên mỗi cổ phiếu khi công ty công bố BCTC trên TTCK VN, đây là cách tiếp cận mà rất ít nghiên cứu áp dụng tại TTCK Việt Nam.
Về khía cạnh thực tiễn, kết quả nghiên cứu này sẽ giúp các NĐT hiểu rõ hơn những động cơ công bố sớm hay chậm trễ BCTC của các CTNY, giúp các NĐT có thêm cơ sở để xây dựng cho mình những phương án đầu tư hợp lý nhằm tối đa hóa khả năng sinh lời khi đầu tư dựa trên thời gian công bố BCTC và từng nhóm ngành .
Bên cạnh đó cũng giúp những nhà quản lý công ty có cái nhìn đa chiều về sự kiện công bố BCTC, nghiên cứu cũng gợi ý một số khuyến nghị giúp nhà quản lý có thể gia tăng SSL chứng khoán của công ty trong bối cảnh hiện nay.
Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở đưa ra các gợi ý chính sách liên quan đến thời gian và nội dung thông tin công bố nhằm thúc đẩy TTCK phát triển và hoạt động hiệu quả, góp phần nâng hạng TTCK VN.
1.17 Những phát hiện mới từ kết quả nghiên cứu
(c) Yếu tố thời gian công bố BCTC có tác động đến SSL vượt trội của các CTNY và các nhà quản trị của các CTNY có thực hiện chiến lược hóa CBTT, nghĩa là thông tin tốt từ BCTC được công bố sớm và thông tin xấu thì công bố trễ.
+ Bằng cách sử dụng phương pháp sự kiện và mô hình lợi nhuận điều chỉnh thị trường theo Brown và Warner (1985), Hedge và McDermott (2003), Denis và cộng sự, (2003), Gregoriou và Ioannidis (2006), Nguyen (2010) trong thời hạn ngày 181 giao dịch xung quanh ngày công bố thu nhập, kết quả thu được:
- CAAR đối với tin tức tốt xảy ra lớn nhất vào ngày 5 trước và sau khi công bố BCTC, và đối với tin xấu thì CAAR cao tại ngày -5 và ngày -4. Nếu các cty công bố sớm BCTC trong giai đoạn [-5; 0] đều nhận được phản ứng tốt từ thị trường bất kể thông tin đó là tốt hay xấu, và giai đoạn này cũng nhận được giá trị t-statistic cao và có ý nghĩa thống kê mạnh. Ngược lại, xu hướng này được tìm thấy trong trường hợp là thông tin xấu, thị trường có phản ứng tiêu cực ngay khi nhận được tin công bố BCTC chính thức (ngày 0). CAAR có xu hướng cao hơn trong cả ngắn hạn [-5;0] và trong dài hạn [-90;0]
cho cả tin tốt và tin xấu trong giai đoạn trước sự kiện công bố BCTC.
- Đối với các ngành: Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Pool-OLS (Bagnoli, 2002) để nghiên cứu cho từng nhóm ngành cụ thể trong các trường hợp công bố BCTC sớm, trễ, đúng giờ so với chính công ty năm liền kề trước đó, cụ thể :
o Thời gian các CTNY công bố BCTC trễ có tác động đến CAAR trong hầu hết các ngành, phản ứng tiêu cực có ý nghĩa thống kê và mạnh nhất đối với hai ngành là Dịch vụ tiêu dùng và Hàng hóa tiêu dùng.
o Đối với trường hợp công bố BCTC sớm, chưa có bằng chứng thống kê về các công ty thuộc các ngành có thời gian công bố sớm tác động có ý nghĩa đến CAAR. Nếu các công ty có thời gian công bố BCTC sớm mà các thông tin chứa đựng trong đó là xấu thì cũng nhận được phản ứng tiêu cực của thị trường và đều có ý nghĩa thống kê, mạnh nhất là đối với ngành Chăm sóc sức khỏe, kế đến là ngành Hàng hóa tiêu dùng, Dịch vụ tiêu dùng.
o Nếu công bố đúng thời gian thì có tác động dương đến CAAR và có ý nghĩa thống kê, nhưng thông tin trên BCTC là xấu thì cũng chịu sự trừng phạt của thị trường, mạnh nhất ở ngành Công nghiệp, sau đó là ngành Hàng hóa tiêu dùng.
o Chưa có bằng chứng thống kê cho thấy tác động của thời gian công bố BCTC đến CAAR đối với ngành năng lượng & khí đốt và ngành công nghệ.
(d) Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, luận án sử dụng 3 mô hình hồi quy OLS, FEM, REM đã xác định và định lượng được các thông tin công bố trên BCTC có tác động đến SSL chứng khoán của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Cụ thể yếu tố quy mô công ty, giá trị sổ sách trên giá trị thị trường, biến động thu nhập bất thường, lợi nhuận kế toán điều chỉnh có tác động và có ý nghĩa thống kê đối với SSL chứng khoán.
Bên cạnh đó, nghiên cứu không tìm thấy các bằng chứng cho thấy mối quan hệ giữa SSL chứng khoán và khối lượng giao dịch tính bằng tiền, biến động lợi nhuận so với kỳ trước quy mô công ty kiểm toán tác động có ý nghĩa thống kê đến SSL.
1.18 Kết cấu luận án
Luận án được chia thành 5 chương như sau : Chương 1: Giới thiệu chung.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị.
CHƯƠNG 2 :