CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mô hình nghiên cứu
3.1.2. Các thông tin công bố trên BCTC tác động đến suất sinh lời ( Mô hình 2)
Với mục đích nghiên cứu về tác động của các thông tin công bố trên BCTC đến SSL cổ phiếu, nghiên cứu dựa vào các mô hình hồi quy của Chordia (2006) và Chordia (2013), Erlynda Y. Kasim (2013). Các biến được đưa vào mô hình nghiên cứu bao gồm :
- Biến phụ thuộc (RETURN) : suất sinh lời cổ phiếu.
- Các biến độc lập đóng vai trò kiểm soát cũng xuất hiện trong mô hình để làm giảm việc gây nhiễu trong mô hình đồng thời làm rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của cổ phiếu, bao gồm:
+ Quy mô công ty (SIZE)
+ Tỷ số giá trị sổ sách và giá trị thị trường (BM) + Giá trị giao dịch tính bằng tiền (DVOL) + Đà tăng giá của cổ phiếu (RET12)
+ Đột biến thu nhập được chuẩn hóa (SUE) + Lợi nhuận kế toán điều chỉnh (DA) + Quy mô công ty kiểm toán (AUDIT) Mô hình nghiên cứu tổng quát như sau:
RETURNit = α + β1SUEit + β2SIZEit+ β3BMit+ β4DVOLit+ β5RET12it+ β6DAit + β7AUDIT_sit + εi,t
3.1.2.2 Xác định các biến trong nghiên cứu
Tỷ suất sinh lợi
Suất sinh lợi được dựa vào dữ liệu giá của từng cổ phiếu để tính SSL trung bình theo tháng, được lấy từ Thomson Reuter-Datastream với nguồn dữ liệu giá đã được điều chỉnh theo cổ tức, cổ phiếu thưởng... Do vậy SSL trong tháng (Rit) của cổ phiếu được tính theo công thức sau:
Rt = Pt - Pt - 1 Pt - 1 Trong đó:
Rt : suất sinh lời cổ phiếu kỳ t Pt : giá cổ phiếu tại thời điểm t Pt-1 : giá cổ phiếu tại thời điểm (t-1)
Để đơn giản, trong luận án này tác giả dùng khái niệm tỷ suất lợi nhuận hay SSL là một khái niệm, được tính bằng cách thu thập giá đóng cửa từng ngày sẽ được tổng hợp lại để lấy tỷ suất sinh lời cổ phiếu từng tháng, sau đó lấy trung bình 12 tháng để có tỷ suất sinh lời cổ phiếu hằng năm từng công ty. Dữ liệu SSL phi rủi ro (Rf) được tính là lãi suất mua bán trái phiếu chính phủ kỳ hạn 01 năm .
Đột biến về thu nhập đƣợc chuẩn hóa (Standardized Unexpected Earnings - SUE)
SUE dùng để đo lường biến động lợi nhuận bất thường khi công bố BCTC. Theo nghiên cứu của Bernard (1989), Chan (1996), Chordia (2006), Vinh và Phượng (2014) trong mỗi tháng SUE của một công ty được tính bằng cách lấy thu nhập được công bố ở quý gần nhất trừ cho thu nhập được công bố cách đó bốn quý, sau đó hiệu số thay đổi thu nhập này được chuẩn hóa bằng cách chia độ lệch chuẩn được ước lượng trên tám quý trước đó. Áp dụng tương tự trong nghiên cứu này, SUE được tính theo năm bằng công thức sau:
SUEit = (Eit - Eit-1) / σit
Trong đó:
Eit : là thu nhập ở năm t
σiq : là độ lệch chuẩn của (Eit − Eit−1)
Đối với những cổ phiếu trong mẫu niêm yết sau tháng 01 năm 2010, giá trị SUE sẽ được tính với độ lệch chuẩn bắt đầu từ thời gian niêm yết.
Giá trị giao dịch tính bằng tiền
Khối lượng giao dịch là khối lượng loại chứng khoán đó đã bán trong ngày. Giá trị giao dịch tính bằng tiền của cổ phiếu được tính bằng giá cổ phiếu chưa điều chỉnh lúc đóng cửa và số lượng cổ phiếu giao dịch trong ngày.
DVOLit = Pit * Volumeit Trong đó:
DVOLit: giá trị giao dịch tính bằng tiền tại thời điểm t của cổ phiếu i.
Pit: giá cổ phiếu chưa điều chỉnh đóng cửa vào tại thời điểm t của cổ phiếu i.
Volumeit: số lượng cổ phiếu giao dịch trong tại thời điểm t của cổ phiếu i.
Vì số lượng cổ phiếu giao dịch hàng ngày có thể rất lớn, nên theo Brennan (1998) giá trị giao dịch tính bằng tiền được tính là logarit tự nhiên của nó, sau đó được lấy bình quân theo năm.
Quy mô vốn hóa (SIZE)
Có nhiều cách khác nhau để đo lường quy mô công ty như: dựa trên giá trị của tổng tài sản, doanh thu, hay giá trị thị trường của công ty, hoặc được dựa trên số lao động hiện tại. Xác định quy mô công ty dựa trên tổng tài sản là cách đo lường thông dụng nhất. Theo Hovakimian (2006) biến đại diện cho quy mô công ty được đo bằng lng (giá trị sổ sách của tổng tài sản). Khi áp dụng trong nghiên cứu này cũng sử dụng giá trị ln(tổng tài sản) trong các BCTC hàng năm để đo lường quy mô công ty, nghiên cứu cũng dùng toán tử logarit tự nhiên cho giá trị tài sản với mục đích làm giảm sự cách biệt giữa các giá trị của các biến.
Tỷ số giá trị sổ sách và giá trị thị trường (BM):
Biến này được tính bằng Tỷ lệ giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu và giá trị thị trường của vốn cổ phần, trong đó giá trị sổ sách được tính bằng tổng giá trị tài sản của công ty trừ đi khoản nợ phải trả, trừ đi tài sản vô hình, giá trị thị trường của một doanh nghiệp được tính bằng giá thị trường một cổ phiếu nhân với tổng số cổ phiếu của doanh nghiệp.
Tỷ số giá trị sổ sách và giá trị thị trường được tính như sau:
Giá trị sổ sách (B) = tổng tài sản – nợ phải trả – tài sản cố định vô hình Giá trị thị trường (M) = số cổ phiếu lưu hành * giá cổ phiếu
BM = B/M (giá trị sổ sách/giá trị thị trường)
Đà tăng giá của cổ phiếu (RET12)
Theo Fama – French (1993) biến này được xem như là tác động của đà tăng lợi nhuận (momentum effect). Theo Jegadeesh (1993), đà tăng giá cổ phiếu làm tăng lợi nhuận cổ phiếu tại tháng thứ t được tính bằng lợi nhuận cổ phiếu từ tháng t-2 đến tháng t-12 trong quá khứ.
RET12 i,t =
Pi,t-2 - Pi,t-12 Pi,t-12 Trong đó:
RET12it : là đà tăng giá của cổ phiếu i tại tháng t
Pi,t-2 : là giá cổ phiếu i tại tháng thứ t – 2
Pi,t-12 : là giá cổ phiếu i tại tháng thứ t –12
Sau khi tính được theo tháng, biến này được bình quân lại theo năm.
DA : Lợi nhuận kế toán điều chỉnh
Các dữ liệu được thu thập từ BCTC đã được kiểm toán của các công ty trong mẫu và xử lý ban đầu bằng Excel. Để tính toán tổng các khoản dồn tích TA, các khoản dồn tích tự định, lấy thông tin từ BC KQKD và BC LCTT bao gồm các mục:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01) trên BC KQKD - Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60) trên BC KQKD - Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 20) trên BC LCTT
TA = Lợi nhuận sau thuế TNDN (MS 60) trên BC KQKD - Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD (Mã số 20) trên BC LCTT.
DA được tính theo công thức :
DAi,t = TAi,t / Doanh thui,t – TAi,t-1/ Doanh thu i,t-1 Tính giá trị tuyệt đối của DA, ký hiệu |DA|
Audit-S : Quy mô công ty kiểm toán
Hiện nay, Theo VACPA thì Việt Nam có 134 công ty kiểm toán đã đăng ký hành nghề, gồm: 04 Công ty 100% vốn nước ngoài (E&Y, PwC, KPMG, Grant Thornton);
05 Công ty có vốn đầu tư nước ngoài (E Jung, Mazars, HSK, Immanuel, S&S); 124 Công ty TNHH; 01 Công ty hợp danh (CPA VN). Dựa theo tiêu chuẩn xếp hạng các công ty kiểm toán 2015- AASC, và các nghiên cứu của Becker và cộng sự (1998), Jeong và Rho (2004) nghiên cứu các công ty được kiểm toán bởi Big6. Trong nghiên cứu này lựa chọn các công ty trong nhóm Big6 theo tiêu chí 6 công ty có doanh thu kiểm toán từ các công ty cổ phần niêm yết (AASC – 2015) bao gồm : KPMG, EY, PwC, Deloitte, AASC, A&C. Biến Audit-S là biến giả, nhận các giá trị là 1: nếu là các công ty thuộc Big6, và giá trị là 0 cho các công ty kiểm toán còn lại.
Sau đây là bảng tóm tắt việc thu thập và tính toán các biến số nghiên cứu.
Bảng 3.1: Bảng tóm tắt tính toán các biến số nghiên cứu
TT Biến Nguồn dữ liệu Phương pháp tính
1. Rt Thomson Reuter
Pt - Pt - 1 Pt – 1
(Theo Breyley và Myers (2004), Nguyễn Anh Phong (2015))
2. SUE Thomson Reuter
Eit – Eit - 1 σit
(Chordia (2006), Vinh và Phượng (2014)) 3. DVOL Thomson Reuter LN(Pit * Volumeit)
(Chordia (2006), Vinh và Phượng (2014)) 4. SIZE Thomson Reuter
LN(TỔNG TÀI SẢN)
(Banz (1981), Chordia (2006, 2014), Vinh và Phượng (2014))
5. BM Thomson Reuter
= (Tổng tài sản – Nợ phải trả – Tài sản cố định vô hình) / ( Số cổ phiếu lưu hành * Giá cổ phiếu) (Weiqiang (2008); Chordia (2006); Vinh và Phượng (2014); Fama và French (1992)).
6. RET12 Thomson Reuter
Pit-2 – Pit - 12 Pit – 12
(Jegadeesh (1993); Chordia (2006); Vinh và Phượng (2014))
7. |DA| Thomson Reuter
|DAi,t| = TAi,t / Doanh thui,t –TAi,t-1/ Doanh thu i,t-1 (Friedlan (1994); DeAngelo (1986))
T A (Total
accruals) = LNST -
Lưu chuyển tiền thuần từ
HĐKD
8. Audit-S
Quy mô công ty kiểm toán
(http://www.hsx.vn http://www.hnx.vn Theo tiêu chuẩn xếp hạng các công ty kiểm toán 2015- AASC)
KPMG, EY, PwC, Deloitte, AASC, A&C nhận các giá trị là 1 (các công ty thuộc Big6) và giá trị là 0 cho các công ty kiểm toán còn lại.
Nguồn : Nghiên cứu của tác giả
3.1.2.3 Giả thuyết nghiên cứu đối với mô hình 2
Căn cứ vào mô hình nghiên cứu, kết quả của các nghiên cứu có liên quan trong bảng tổng hợp các nhân tố tác động đến SSL chứng khoán từ các nghiên cứu trước và các lý thuyết nền tảng ở phần 2.1, tác giả xây dựng các giả thuyết sau:
Quy mô công ty : Theo nghiên cứu của Nguyễn Anh Phong (2015) tại TTCK Việt Nam giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011 (bao gồm các công ty niêm yết tại HOSE và HNX) cho thấy quy mô công ty có tác động đến SSL nhưng tùy vào từng nhóm công ty. Kết quả nghiên cứu của Chordia (2006), Chodia (2013) đã cho kết quả nghịch biến giữa quy mô công ty và SSL, trong nghiên cứu của Vinh và Phượng (2014) thì cũng cho kết quả nghịch biến nhưng biến này không có ý nghĩa thống kê, kết quả này có thể thấy rằng việc tăng trưởng quy mô công ty cũng gây khó khăn trong việc quản lý điều hành, việc sử dụng nguồn tài sản để không gây lãng phí, hay quản lý hiệu quả các khoản mục chi phí trong bối cảnh quy mô công ty không ngừng tăng trưởng, … Nếu vượt qua những khó khăn này, các công ty có thể đạt sự tăng trưởng tốt hơn, hoạt động hiệu quả hơn nhờ lợi thế về quy mô, còn ngược lại, các công ty có thể rơi vào tình huống sử dụng không hiệu quả các nguồn vốn, chi phí sản xuất cao, hàng hóa ứ đọng nhiều…và sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tác động xấu đến giá chứng khoán và tỷ suất sinh lời cổ phiếu. Từ đó cho thấy việc mở rộng quy mô không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả với mức độ tương đương.
Giả thuyết H2: Tồn tại tương quan nghịch biến giữa quy mô công ty với SSL của các công ty khi BCTC được công bố.
Giá trị sổ sách trên giá trị thi trường ( BM) : Nghiên cứu của Nguyễn Anh Phong (2015), Yuenan Wang và Amalia Di Iorio (2007), Vinh và Phượng (2014), đều cho thấy BM có tác động đến SSL và SSL vượt trội. Việc xác định tỷ lệ này cho thấy giá trị sổ sách thực tế của công ty như thế nào qua các năm, điều này cũng đánh giá được sự tăng trưởng trong hoạt động của công ty cũng như tăng trưởng của giá cổ phiếu.
Giả thuyết H3: Tồn tại tương quan đồng biến giữa giá trị sổ sách trên giá trị thi trường với suất sinh lời của các công ty khi BCTC được công bố.
Đà tăng giá cổ phiếu (Ret12) : Trong các nghiên cứu của Brenard (1998), Chordia (2006) đều cho thấy, đà tăng cổ phiếu có tác động dương đến suất sinh lợi, dựa vào tâm lý kỳ vọng của thuyết tài chính hành vi, NĐT có kỳ vọng một suất sinh lợi
cao trong tương lai, NĐT có thể phán đoán được xu hướng của lợi nhuận cổ phiếu trong hiện tại và tương lai, được gọi là đà tăng giá cổ phiếu làm tăng lợi nhuận cổ phiếu. Điều này sẽ góp phần làm tăng giá cổ phiếu theo thuyết thị trường hiệu quả và nó cũng tác động đồng thời đến SSL tăng lên .
Giả thuyết H4: Tồn tại tương quan đồng biến giữa đà tăng cổ phiếu với suất sinh lời của các công ty khi BCTC được công bố.
Giá trị giao dịch tính bằng tiền ( DVOL): Giá trị giao dịch tính bằng tiền của cổ phiếu được tính bằng giá cổ phiếu chưa điều chỉnh lúc đóng cửa và số lượng cổ phiếu giao dịch trong ngày. Điều này thể hiện xu hướng thị trường đã đầu tư vào cổ phiếu nào. Theo lý thuyết tài chính hành vi, NĐT có xu hướng đầu tư chạy theo đám đông, nhất là trong TTCK Việt Nam còn non trẻ, do đó giá trị giao dịch tính bằng tiền sẽ cho thấy việc đầu tư theo tâm lý đám đông như vậy sẽ đem lại suất sinh lợi như thế nào.
Giả thuyết H5: Tồn tại tương quan đồng biến giữa giá trị giao dịch tính bằng tiền với SSL của các công ty khi BCTC được công bố.
Điều chỉnh lợi nhuận (DA): Các kết quả trong nghiên cứu của Erlynda Y. Kasim (2013) cho thấy, biến điều chỉnh lợi nhuận có tác động nghịch biến đến suất sinh lợi và có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu này đứng trên góc độ các nhà điều chỉnh lợi nhuận là tuân thủ khuôn khổ pháp lý và vận dụng linh hoạt, khéo léo các khoảng trống trong chuẩn mực kế toán để sắp xếp lại báo cáo tài chính theo mục đích, chứ không phải là hành động phi pháp động cơ của nhà quản trị trong kỳ. Theo lý thuyết thông tin bất cân xứng và lý thuyết đại diện thì những người đại diện lập các BCTC là các nhà quản trị trong doanh nghiệp, họ có lợi thế là nắm bắt tình hình thực tiễn trong công ty một các rõ ràng nhất. Nghiên cứu của Healy và Palepu (1993) cho thấy các khoản điều chỉnh lợi nhuận là do các nhà quản lý hoặc muốn che giấu hoặc muốn tạo tiếng vang từ báo cáo lợi nhuận. Hoặc việc điều chỉnh lợi nhuận này phản ánh hành động của nhà quản trị trong việc lựa chọn các phương pháp kế toán để mang lại lợi ích cho họ hoặc làm gia tăng giá trị thị trường của công ty (Scott, 1997). Nghiên cứu của Healy (1985), Gaver và cộng sự (1995), Holthausen và cộng sự (1995) cho thấy có bằng chứng về việc các nhà quản lý giảm thu nhập để tăng tiền thưởng trong tương lai. Hoặc các nhà quản lý muốn để dành thu nhập trên BCTC trong trường hợp công ty phát hành cổ phiếu trong tương lai (Hughes (1986), Titman và Truman (1986)).
Giả thuyết H6: Tồn tại tương quan nghịch biến giữa biến lợi nhuận điều chỉnh với suất sinh lời của các công ty khi BCTC được công bố.
Quy mô công ty kiểm toán (Audit-S): Krishnan (2002) cho thấy mối quan hệ giữa và lợi nhuận cổ phiếu và lợi nhuận điều chỉnh lớn hơn nhiều trong các công ty kiểm toán bởi Big 6 so với phi Big 6 tại TTCK tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Erlynda Y. Kasim (2013) cho thấy quy mô công ty kiểm toán không có tác động đến suất sinh lợi ở TTCK Indonesia. Tuy nhiên, theo tác giả thì tại TTCK VN, các công ty niêm yết công khai BCTC mà được kiểm toán bởi các CTKT lớn thì vấn đề minh bạch thông tin sẽ đáng tin cậy hơn bởi tính chuyên nghiệp của các CTKT trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Hồng (2016), bên cạnh đó trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm của các KTV làm việc tại đây sẽ góp phần làm BCTC rõ ràng, minh bạch mà mang lại độ tin cậy cao.
Giả thuyết H7: Tồn tại tương quan đồng biến giữa quy mô công ty kiểm toán với suất sinh lời của các công ty khi BCTC được công bố.
Đột biến về thu nhập đƣợc chuẩn hóa ( SUE) :
Các nghiên cứu Chordia (2006), Chordia (2013) và Weiqiang (2008) đều sử dụng SUE khi thực hiện chiến lược kinh doanh long – short dựa vào biến động thu nhập bất thường khi công bố BCTC và đều thu được kết quả là gia tăng lợi nhuận, điều này đồng nghĩa với việc gia tăng SSL khi đầu tư của các NĐT. Theo thuyết tài chính hành vi, sự kỳ vọng vào sự biến động lợi nhuận cổ phiếu trên thị trường và tâm lý đám đông sẽ làm NĐT có xu hướng đầu tư vào các cổ phiếu có biến động lợi nhuận cao nhằm đem lại hiệu quả nhanh nhất.
Giả thuyết H8: Tồn tại tương quan đồng biến giữa đột biến về thu nhập được chuẩn hóa với suất sinh lời của các công ty khi BCTC được công bố.