CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Kết quả nghiên cứu thông tin công bố trên BCTC tác động đến SSL (mô hình 2)
4.3.1 Thống kê mô tả
Bảng thống kê mô tả nhằm thể hiện những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được, có cái nhìn tổng quát về các biến nghiên cứu thông qua các chỉ tiêu: tên biến, số quan sát, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn. Giá trị trung bình đo lường mức độ tập trung, khoảng cách giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất và độ lệch chuẩn đo lường mức độ phân tán của tập dữ liệu. Độ lệch chuẩn đo lường mức độ phân tán của tập dữ liệu xung quanh giá trị trung bình của nó (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Bảng 4.6: Bảng thống kê mô tả các biến trong nghiên cứu
Biến Số
quan sát
Trung bình
Độ lệch
chuẩn Giá trị
nhỏ nhất Giá trị lớn nhất
return 2723 0.23438 0.34309 -0.82 4.39
sue 2718 0.23713 0.26900 -3.59 2.81
size 2717 12.9190 1.07142 10.43 17.88
bm 2692 0.25705 0.25482 0 0.81
dvol 2726 21.2345 4.25703 9.98 28.31
ret12 2721 0.03535 0.27271 -0.81 14.23
da 2730 0.19194 0.15557 0 1
audit_s 2730 0.91978 0.27168 0 1
(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm STATA 12.0) Theo bảng thống kê mô tả tại bảng 4.6 cho thấy, giá trị trung bình của SSL là 0.23438, độ lệch chuẩn là 0. 34330, giá trị lớn nhất là 4.39 và giá trị nhỏ nhất là -0,82, cho thấy cho thấy có chênh lệch về SSL giữa các công ty. Bên cạnh đó, giá trị trung bình của SSL là 0.23438 thể hiện SSL trong giai đoạn 2010-2015 của các công ty trong mẫu là không cao, điều này phù hợp với thực tiễn TTCK của VN trong giai đoạn này, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới vẫn chưa hồi phục bởi các cuộc khủng
hoảng kinh tế. TTCK Việt Nam có nhiều biến động, cụ thể năm 2011, 2012 thị trường lao dốc, giá cổ phiếu sụt giảm mạnh, nhiều cổ phiếu có giá thấp hơn nhiều so với giá trị sổ sách mặc dù trong năm 2013, 2014 và 2015 thì thị trường có khởi sắc và tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, do số liệu nghiên cứu có mức độ phân tán không lớn nên giá trị trung bình của SSL có thể thể đại diện cho số đông của dữ liệu mẫu nghiên cứu.
SUE : Biến đại diện cho tính thanh khoản của cổ phiếu thể hiện chỉ số SUE nhận giá trị nhỏ nhất là -3.59, giá trị lớn nhất là 2,81, giá trị trung bình là 0.23713 và độ lệch chuẩn là 2.6900. Từ số liệu này cho thấy khoảng cách giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất tương đối lớn, mức độ phân tán cao, mức độ tương đồng của dữ liệu thấp.
Giá trị trung bình tương đối thấp cho thấy nhìn chung chỉ số SUE thấp, điều này cho thấy tính thanh khoản của cổ phiếu trong giai đoạn 2010 và 2015 phần lớn thấp, điều này cũng phù hợp với tình hình thực tiễn TTCK VN trong giai đoạn này.
Quy mô hoạt động của công ty (Size): Quy mô hoạt động của công ty được xác định bằng cách lấy logarit cơ số 10 của giá trị tổng tài sản, có giá trị nhỏ nhất là của Công ty Cổ phần Đá xây dựng Hoà Phát – HNX - năm 2010 và giá trị lớn nhất là của Tập đoàn Vingroup- HoSE- 2015, giá trị trung bình là 12.9190 và độ lệch chuẩn là 1.0742.
Khoảng cách giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất chênh lệch hơn 7 đơn vị, tuy nhiên do số liệu này có được từ logarit cơ số 10 của giá trị tổng tài sản nên suy ra giá trị lớn nhất cao gấp hơn 100 lần giá trị nhỏ nhất, cùng với mức độ phân tán xung quanh giá trị trung bình cao cho thấy các công ty trong giai đoạn thuộc mẫu nghiên cứu có sự chênh lệch khá lớn, có sự không đồng đều về quy mô.
Giá trị giao dịch (Dvol): cũng giống như biến quy mô hoạt động, biến Dvol được xác định bằng cách lấy logarit cơ số 10 của giá thị trường nhân với khối lượng giao dịch, có khoảng cách giữa giá trị lớn nhất là 28.31 và giá trị nhỏ nhất là 9,98 cho thấy sự chênh lệch tương đối cao. Hơn nữa, số liệu này có được từ logarit cơ số 10 của giá thị trường nhân với khối lượng giao dich nên suy ra giá trị lớn nhất cao gấp hơn 100 lần giá trị nhỏ nhất, cho thấy các công ty trong mẫu nghiên cứu có sự chênh lệch khá lớn về giá trị giao dịch cổ phiếu.
Giá trị sổ sách trên giá trị thị trường (BM) nhận giá trị nhỏ nhất là 0 và giá trị lớn nhất là 0.81, giá trị trung bình là 0.25705 và độ lệch chuẩn là 0.25482. Đà tăng giá của cổ phiếu (RET12) có biến động cao và biến động không đồng đều thể hiện qua bảng số liệu 4.8 cho thấy khoảng cách giữa giá trị lớn nhất là 14.23 và giá trị nhỏ nhất
-0.81 cho thấy sự chênh lệch này là tương đối lớn, với độ phân tán cao và mức độ tương đồng của dữ liệu thấp.
Lợi nhuận kế toán điều chỉnh (|DA|) được tính bằng giá trị tuyệt đối của chênh lệch giữa Tỷ lệ các khoản dồn tích (TA) trên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm này so với năm trước, tỷ lệ này được nghiên cứu đứng trên góc độ các nhà quản lý điều chỉnh lợi nhuận dựa vào sự vận dụng linh hoạt khéo léo các khoảng trống trong chuẩn mực kế toán, để sắp xếp lại BCTC theo mục đích và tuân thủ khuôn khổ pháp lý, chứ không phải là hành động phi pháp động cơ của nhà quản trị. Giá trị trung bình của biến này là 0.91978 và độ lệch chuẩn 0.27168 cho thấy các giá trị của |DA| đều phân tán xung quanh giá trị trung bình, và có độ đồng đều trong dữ liệu nghiên cứu.
Quy mô công ty kiểm toán (Audit-s) : Quy mô công ty kiểm toán được xác định là Big6 nếu thuộc 6 công ty có doanh thu kiểm toán lớn nhất là Deloitte, AASC, A&C, E&Y, KPMG, PWC (các tiêu chí được lựa chọn nằm trong top 6 DNKT có doanh thu cao nhất từ các công ty cổ phần niêm yết, top 6 DNKT có số KTV hành nghề lớn nhất- theo AASC 2015). Theo mẫu nghiên cứu có 1082 mẫu được kiểm toán bởi các công ty là Big6 chiếm gần 40% (39,61% toàn mẫu), còn lại 1648 mẫu là các công ty sử dụng các đơn vị kiểm toán khác ngoài Big6 được thể hiện trên biểu đồ 4.7. Trong 39,61% sử dụng kiểm toán bởi các công ty thuộc Big6, có 298 mẫu sử dụng Deloitte là CTKT chiếm 10.91%, còn lại là CTKT AASC và A&C chiếm khoảng hơn 9% là 9.44% và 9.04%. Đáng lưu ý là theo xếp hạng doanh nghiệp kiểm toán (số liệu thống kê của bộ tài chính và VACPA năm 2015), thì E&Y, PWC, KPMG lại là các công ty có doanh thu kiểm toán BCTC thuộc top cao nhất. Điều này chứng tỏ, các công ty niêm yết có vốn lớn đều chọn các CTKT thuộc Big6 ( Phụ lục).
Biểu đồ 4.8: Các công ty niêm yết chọn công ty kiểm toán giai đoạn 1/2010- 6/2016
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
Biểu đồ 4.9: Tỷ lệ các công ty niêm yết chọn công ty kiểm toán thuộc Big6 giai đoạn 01/2010-06/2016
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả Trong mẫu giai đoạn này có 272 mẫu có ý kiến loại trừ trong Báo cáo kiểm toán chiếm 10%, trong 10% ý kiến loại trừ này thì tỷ lệ đánh giá có loại trừ thuộc các công ty kiểm toán là Big6 là 42.77%, cho thấy, các công ty không thuộc Big6 cũng có tỷ lệ loại trừ trong BCTC chiếm tỷ lệ tương đối lớn là 57,23%. Điều này cho thấy trong mẫu nghiên cứu thì đối với các BCTC có vấn đề cần lưu ý thì cả CTKT là Big6 hay không Big6 thì ý kiến loại trừ cũng được đưa ra được thể hiện qua biểu đồ 4.10 và biểu đồ 4.11.
Biểu đồ 4.10: Ý kiến đánh giá BCTC của các công ty kiểm toán giai đoạn 1/2010-6/2016
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả Deloitte AASC A&C E&Y KPMG PWC
10.91% 9.44% 9.04% 6.19% 3.08% 0.95%
Biểu đồ 4.11: Ý kiến đánh giá BCTC của các công ty kiểm toán giai đoạn 01/2010- 06/2016 thuộc Big6
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả 4.3.2 Phân tích tương quan
Dựa vào bảng ma trận tương quan giữa các biến ở bảng 4.7, có thể thấy một cách tổng quát tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. Theo Gujarati (2004), giả thiết đặt ra trong mô hình hồi quy bội là không có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập, nghĩa là không có sự tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa một số hoặc tất cả các biến độc lập trong mô hình hồi quy. Cũng theo Gujarati (2004) có thể nhận diện hiện tượng đa cộng tuyến qua một số dấu hiệu sau: (i) giá trị R2 thường cao nhưng giá trị t-test ít có ý nghĩa; (ii) mối tương quan từng đôi giữa các biến độc lập thường cao, giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan giữa hai biến hồi quy lớn hơn 0.8 thì có dấu hiệu xảy ra đa cộng tuyến nghiêm trọng.
Tuy nhiên, không phải tất cả hệ số tương quan cao đều xảy ra đa cộng tuyến trong mọi trường hợp; (iii) dùng hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) để kiểm tra đa cộng tuyến, giá trị VIF càng lớn thì khả năng xảy ra đa cộng tuyến càng tăng, thông thường VIF của một biến độc lập nào đó lớn hơn 10 thì sẽ có hiện tượng đa cộng tuyến cao.
Kết quả tại bảng 4.7 cho thấy giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan giữa các biến độc lập đều nhỏ hơn 0.8 có thể kết luận rằng không có sự tương quan của các biến trong mô hình.
Có ý kiến loại trừ và là Big6 Có ý kiến loại trừ và không là Big 6
42.77% 57.23%
Bảng 4.7: Bảng ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu
Biến return sue size bm dvol ret12 da audit_s return 1.0000
sue 0.1971 1.0000
size -0.0990 -0.0853 1.0000
bm 0.0108 0.0216 -0.0447 1.0000
dvol 0.0157 0.0109 -0.0100 0.1023 1.0000
ret12 0.0103 0.0018 -0.0184 -0.0419 -0.0013 1.0000
da 0.0169 0.0271 0.0090 0.0125 -0.0177 -0.0039 1.0000