Quản lý chất lượng kết cấu hạ tầng đường sắt

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản lý chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng đường sắt ở Việt Nam (Trang 71 - 75)

Chương 2 THỰC TRẠNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG ĐƯỜNG SẮT Ở VIỆT NAM 2.1. Phân tích cấu trúc của mô hình quản lý chất lượng dịch vụ vận tải hành khách

2.2. Phân tích chức năng của mô hình quản lý chất lượng dịch vụ vận tải hành khách

2.2.2. Quản lý chất lượng kết cấu hạ tầng đường sắt

Hệ thống KCHTĐS gồm mạng lưới đường, thông tin tín hiệu và hệ thống nhà ga. Đây là các yếu tố đóng vai trò quan trọng đảm bảo điều kiện cần thiết cho sự an toàn, nhanh chóng, thông suốt và êm thuận đối với quá trình vận hành đoàn tàu; an toàn và thuận lợi cho hành khách đi tàu. Mặc dù được liên tục được cải tạo, nâng cấp nhưng do nguồn vốn đầu tư hạn chế nên cho đến nay KCHTĐS của ĐSVN vẫn ở trình độ thấp, lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải ngày càng cao. Phân tích thực trạng KCHTĐScủa ĐSVN cho thấy:

- Về cầu đường sắt: Mạng lưới đường sắt hiện nay của ĐSVN có tổng chiều dài 3.142,69 km với ba loại theo khổ đường 1000 mm, 1435 mm và đường lồng (1435 mm và 1000 mm), gồm: 2.632,06 km đường chính tuyến; 402,69 km đường ga; 107,95 km đường nhánh (xem phụ lục 3, bảng PL3.1). Trong đó, tuyến Hà Nội - Sài Gòn có chiều dài lớn nhất (1726 km), các tuyến còn lại đều có chiều dài nhỏ hơn 300km. Về chất lượng, mặc dù đã được cải tạo, nâng cấp nhưng hệ thống cầu, đường của ĐSVN vẫn trong tình trạng chất lượng kỹ thuật thấp, không đồng bộ nên ảnh hưởng rất lớn đến an toàn chạy tàu, chưa đảm bảo độ êm thuận và hạn chế tốc độ của đoàn tàu (xem phụ lục 3).

- Về thiết bị chạy tàu và thông tin tín hiệu: Thiết bị đóng đường chạy tàu gồm cả 03 loại tự động, nửa tự động và thẻ đường, nhưng chủ yếu là đóng đường

nửa tự động và thẻ đường. Tuyến Hà Nội - Sài Gòn được lặp đặt thiết bị đóng đường nửa tự động trên toàn tuyến. Thiết bị điều khiển chạy tàuở ga gồm bốn loại:

(1) tín hiệu đèn màu, ghi động cơ; (2) tín hiệu đèn màu, ghi khóa điện; (3) tín hiệu cánh, ghi khóa điện và (4) tín hiệu cánh, ghi cơ khí. Một số ga được lắp đặt thiết bị điện khí tập trung theo công nghệ hiện đại giúp cho việc điều khiển chạy tàu an toàn, rút ngắn thời gian tác nghiệp. Nói chung, thiết bị chạy tàu của ĐSVN vẫn ở trình độ thấp, chưa đồng bộ, kém chính xác trong kiểm soát an toàn và tác nghiệp chạy tàuở ga, dẫn đến hạn chế năng lực thông qua tuyến đường.

- Về hệ thống nhà ga và thiết bị phục vụ VTHK: ĐSVN hiện có 266 ga và 10 trạm chạy tàu phân cấp theo 4 loại 1,2,3,4, trong đó có 5 ga thuộc hai tuyến nhánh không có khối lượng vận tải (xem phụ lục 3, bảng PL3.7). Về quy mô, hầu hết các ga của ĐSVN đều có quy mô nhỏ, từ 2 đến 14 đường và sức chứa hạn chế. Thiết bị phục vụ VTHK ở các ga được xây dựng từ những năm đầu của thế kỷ XX với quy mô nhỏ, không phù hợp với yêu cầu phục vụ vận chuyển hiện nay. Hầu hết các thiết bị phục vụ hành khách ở các ga có thời gian sử dụng khá lâu, xây dựng theo tiêu chuẩn thiết kế lạc hậu và trong tình trạng xuống cấp nên chưa đảm bảo an toàn và tiện nghi cho hành khách. Hiện nay, một số công trình mới xây dựng mang tính thử nghiệm như cải tạo hệ thống ke khách ở ga Hà Nội, lắp đặt hệ thống đếm trục toa xe, nhưng chưa có sự thống nhất về tiêu chuẩn thiết kế dẫn đến chưa đảm bảo tính đồng bộ, gây khó khăn trong QLCL. Do kết cấu nhà ga hiện nay không cho phép lắp đặt thiết bị hiện đại (như đường qua ngang bằng cầu vượt, kiểm soát và hướng dẫn hành khách vào – ra tự động) nên rất khó để hiện đại hóa thiết bị phục vụ hành khách ở ga. Đây là một hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác phục vụ hành khách đi tàu.Với tình trạng kỹ thuật thấp, chưa đồng bộ, KCHTĐS đã vàđang là rào cản rất lớn ảnh hưởng đến CLVTHK, hạn chế năng lực vận chuyển và làm giảm hiệu quả kinh doanh của ĐSVN.

Vhoạch định mc tiêu chất lượng

Mục tiêu chất lượng KCHTĐS chung làduy trì trạng thái kỹ thuật và nâng cao chất lượng KCHT đường sắt nhằm đảm bảo an toàn, thuận lợi và thông suốt cho công tác chạy tàu, vận chuyển hàng hóa và hành khách. Căn cứ để xây dựng hệ

thống chỉ tiêu chất lượng để hoạch định mục tiêu là hiện trạng KCHTĐS và yêu cầu chất lượng KCHTĐS quy định tại Quy chuẩn, Tiêu chuẩn kỹ thuật đã được ban hành. Các chỉ tiêu chất lượng và mục tiêu chất lượng bị giới hạn bởi các yêu cầu kỹ thuật của các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn đặt ra mà chưa xem xét mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

V hoạt động QLCL KCHTĐS

TCTĐSVN giao nhiệm vụcho Ban quản lý KCHTĐS, các Ban quản lý dự án khu vực và phối hợp với các Chi nhánh khai thác vận tải tổ chức quản lý nhằm đảm bảo duy trì chất lượng KCHTĐS, đáp ứng yêu cầu vận tải.

- Đối với hệ thống cầu đường, thông tin tín hiệu đường sắt: Trên cơ sở các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn, TCTĐSVN đặt ra yêu cầu chất lượng và quy trình quản lý kỹ thuật trong toàn bộ các khâu từ lập dự án, lựa chọn đơn vị thi công thông qua cơ chế đấu thầu, triển khai thi công và nghiệm thu công trình. Vấn đề quản lý và kiểm soát chất lượng KCHTĐS đối với hầu hết các hạng mục công trình cầu, đường, thông tin tín hiệu được thực hiện theo quy trình quản lý kỹ thuật chặt chẽ với sự phối hợp của các Ban quản lý dự án và các đơn vị thi công. Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy chuẩn kỹ thuật thống nhất đối với các công trình nhà ga phục vụ cho công tác vận tải hàng hóa và hành khách. QLCL các hạng mục công trình này chưa có căn cứ thống nhất để xây dựng mục tiêu, quy trình quản lý và kiểm soát chất lượng phù hợp.

- Đối với thiết bị phục vụ hành khách ở ga: Tổng Công ty ĐSVN và Công ty TNHHMTVĐường sắt Hà Nội đã xây dựng các văn bản quy định yêu cầu chung về chất lượng đối với thiết bị phục vụ hành khách ở ga [4], [5]. Tuy nhiên, chưa hình thành hệ thống chỉ tiêu chất lượng cụ thể đối với từng nhóm thiết bị để làm cơ sở đánh giá thông qua ý kiến phản hồi của hành khách.

Bảng 2.2. Một số tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về kết cấu hạ tầng đường sắt [6]

Mã số Tiêu chuẩn Nội dung

TCVN 8893:2011 Tiêu chuẩn quốc gia về cấp kỹ thuật đường sắt

Quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với các cấp kỹ thuật: đường sắt quốc gia; đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc

gia; đường sắt đô thị.

QCVN 08:2011/BGTVT

Quy chuẩn quốc gia về khai thác đường sắt

Quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với các công trình và thiết bị đường

sắt, phương tiện giao thông đường sắt, phương pháp tổ chức chạy tàu,..

TCCS 01:

2010/VNRA

Quy trình bảo dưỡng cầu hầm đường sắt

Quy định về bảo dưỡng cầu, hầm đường sắt, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tiên tiến, kinh tế, tiện lợi, an toàn cho VTĐS (không áp dụng chođường sắt cao tốc và cận cao tốc, cầu đường sắt dùng chung với các phương tiện giao thông khác.

TCCS 01:2012/VNRA

Tiêu chuẩn nghiệm thu kiến trúc tầng trên đường sắt (duy tu và bảo quản)

Quy định về đảm bảo chất lượng công tác duy tu và bảo quản đường sắt, an toàn chạy tàu, phù hợp với qui phạm khai thác kỹ thuật đường sắt và qui trình bảo dưỡng đường sắt hiện hành, phù hợp với yêu cầu chạy tàu, khả năng cấp phát và sử dụng vật tư hiện tại.

TCCS 03:2014/VNRA

Tiêu chuẩn bảo trì công trìnhđường sắt không mối nối

Quy định về công tác bảo trì KCHT không mối nối.

TCCS 02:2014/VNRA

Tiêu chuẩn bảo trì đường sắt thường

Quy định yêu cầu kỹ thuật về đường sắt thường phục vụ cho công tác bảo trì, nghiệm thu công tác bảo trì KCHT

QCVN 06:2011/BGTVT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt

Quy định về phương thức báo hiệu và phương pháp sử dụng tín hiệu trên tuyến đường đơn thuộc mạng đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng có kết nối ray vào đường sắt quốc gia.

TCCS 01:2009/VNRA

Tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu công trình thông tin tín hiệu đường sắt

Khuyến nghị về thiết kế, thi công và nghiệm thu công trình thông tin tín hiệu đường sắt (xây mới và cải tạo)

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản lý chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng đường sắt ở Việt Nam (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)