NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
Việt Nam hiện là nƣớc áp dụng công nghệ, do đó việc triển khai một công nghệ mới, khi định hƣớng thị trƣờng thế giới còn chƣa rõ ràng, cần một cách tiếp cận thận trọng và thời điểm triển khai phù hợp để tránh các rủi ro đầu tƣ kinh tế không hiệu quả, lãng phí nguồn lực và tài nguyên viễn thông. Trong quá khứ chúng ta đã có những bài học quyết định lựa chọn khi đứng giữa các xu hƣớng công nghệ khác nhau: TELEX hay FAX; ISDN hay INTERNET; CDMA hay GSM và nay là WiMAX hay LTE. Vì vậy tại thời điểm hiện nay Việt Nam cần nghiên cứu đánh giá kỹ hơn các công nghệ băng rộng hiện có trên thế giới (trong đó có cả LTE và WiMAX) trƣớc khi quyết định lựa chọn công nghệ nào thông qua việc tiếp tục cho phép các DN viễn thông tiến hành thử nghiệm dịch vụ để đánh giá và tổng kết.
Để tiếp tục định hƣớng phát triển cho các DN viễn thông trong lĩnh vực di động, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục khuyến khích các DN thử nghiệm các công nghệ mới nhƣ WiMAX, LTE. Căn cứ vào các kết quả triển khai thử nghiệm WiMAX và LTE tại Việt Nam (2010-2012) và xu thế phát triển công nghệ trên thế giới hiện nay, thì công nghệ LTE đang đƣợc đánh giá là công nghệ phù hợp trong tƣơng lai với hiện trang công nghệ 3G (WCDMA).
Băng tần số dành cho thông tin di động, đặc biệt là là các băng tần dành cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba (3G) và các thế hệ tiếp theo (4G) là những băng tần quý hiếm có giá trị thƣơng mại cao, nhu cầu sử dụng luôn vƣợt quá khả năng phân bổ. Vì vậy việc phân bổ các băng tần này cần đƣợc thực hiện thông qua việc thi tuyển hoặc đấu giá theo quy định tại Luật Viễn thông, Luật Tần số Vô tuyến điện và phải đáp ứng:
- Thúc đẩy cạnh tranh công bằng giữa các DN mới và cũ; - Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên tần số
- Lựa chọn đƣợc tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với điều kiện thực tế; - Bảo đảm vùng phủ sóng rộng;
- Bảo đảm tốc độ triển khai mạng và dịch vụ nhanh;
- Cung cấp các dịch vụ đa phƣơng tiện với chất lƣợng tốt, giá cƣớc rẻ; - Chia sẻ cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ mạng lƣới và bảo vệ môi trƣờng;
Sau ba năm triển khai mạng 3G, các DN viễn thông đã tập trung nguồn lực tài chính (khoảng 2 tỷ đô la trong 3 năm đầu) và nhân sự để triển khai mạng và cung cấp dịch vụ băng rộng 3G ra thị trƣờng với yêu cầu thời gian nhanh và chất lƣợng tốt và giá thành dịch vụ rất cạnh tranh. Để tìm hiểu về xu hƣớng phát triển về công nghệ trên thế giới, xác định nhu cầu thực sự về sử dụng dịch vụ truyền số liệu qua mạng di động của thị trƣờng Việt Nam, trong vài năm tới đây khi thiết bị mạng và thiết bị đầu cuối phổ thông hơn về chủng loại, giá thiết bị đã giảm do có nhiều nhà sản xuất thì các DN Việt Nam sẽ không phải chi phí đầu tƣ lớn và ngƣời sử dụng cũng không phải chịu giá cƣớc quá cao do giá thiệt bị thấp, Việt Nam sẽ xem xét để cấp phép triển khai các công nghệ mới tiếp theo.
Với tinh thần đó, Bộ TTTT đã trình Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định 32/2012/QĐ-TTg ngày 27/07/2012 về Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020, cụ thể: Tại Phần III, Mục 5, Điểm d đã xác định lộ trình cho việc cấp phép dịch vụ viễn thông băng rộng thế hệ tiếp theo nhƣ sau: ―Từ nay đến năm 2014 từng bước nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá và từ năm 2015 xem xét triển khai dịch vụ viễn thông di động băng rộng thế hệ tiếp theo tại các băng tần mới đã được quy hoạch phù hợp với xu hướng chung của thế giới và điều kiện phát triển cụ thể của Việt Nam.‖
Đây là lộ trình và chủ trƣơng hết sức đúng đắn của Chính phủ do tổng mức đầu tƣ cho 3G từ năm 2009 của các mạng thông tin di động tại Việt Nam chƣa đƣợc khai thác tối đa, nhu cầu thị trƣờng, tỷ trọng thuê bao 3G so với thuê bao 2G còn thấp, tổng mức đầu tƣ dự kiến cho hạ tầng công nghệ di động thế hệ
mới còn rất cao. Do đó, trong giai đoạn này, Bộ TTTT khuyến khích và tạo điều kiện cho việc cấp phép thử nghiệm công nghệ di động băng rộng thế hệ tiếp theo (4G). Việc thử nghiệm trong giai đoạn này giúp cho việc định hình xu hƣớng công nghệ, xu hƣớng thị trƣờng nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ, hiệu quả xã hội cũng nhƣ đem tới ngƣời sử dụng dịch vụ có chất lƣợng cao và chi phí thấp đồng thời khai thác triệt để nhất vốn đầu tƣ 3G.
Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, sự cạnh tranh giữa các DN ngày càng gay gắt. Các DNVTDĐ cũng không nằm ngoài xu thế này. Để đứng vững và thắng thế trong cạnh tranh, các DN một mặt phải nâng cao chất lƣợng dịch vụ, giảm giá dịch vụ để giữ chân khách hàng. Mặt khác, trong điều kiện nguồn lực ngày càng khan hiếm, các DN cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực. KTQT CP> là một trong các nguồn thông tin quan trọng để hỗ trợ các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định. Thông tin KTQT nói chung, KTQTCP nói riêng gắn với hầu hết các quyết định của các nhà quản trị trong quá trình lập kế hoạch, kiểm soát và đánh giá hiệu quả hoạt động.
Trong quá trình lập kế hoạch, nhà quản trị cần có các thông tin về định mức chi phí cho mỗi công việc, mỗi hoạt động để làm căn cứ lập dự toán chi phí. Dự toán chi phí là công cụ để các nhà quản trị kiểm soát, đảm bảo cho các hoạt động của DN đƣợc thực hiện theo đúng kế hoạch nhằm đạt đƣợc mục tiêu xác định. Các dự toán chi phí cũng đồng thời là căn cứ để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, tìm ra các nguyên nhân làm tăng chi phí so với dự toán để từ đó có các biện pháp cải thiện.
Muốn tăng lợi nhuận, hoặc hạ giá bán sản phẩm, dịch vụ, các nhà quản trị cần phải biết đƣợc chi phí hiện tại của DN là bao nhiêu. Thông qua thông tin CP> do KTQTCP cung cấp các nhà quản trị nghiên cứu tìm cách cắt giảm các chi phí không cần thiết và tăng các chi phí góp phần làm gia tăng giá trị cho khách hàng. Để quản lý và kiểm soát các hoạt động, kế toán cần cung cấp thông tin về chi phí cho các hoạt động, trên cơ sở phân tích hoạt động, DN biết đƣợc các hoạt động nào là hoạt động lãng phí và các hoạt động hiệu quả để phân bổ nguồn lực phù hợp đồng thời tìm cách cắt giảm những hoạt động lãng phí. Các
quyết định về giá, quyết định tiếp tục hay dừng sản xuất một loại sản phẩm hoặc chấm dứt hoạt động của một bộ phận cũng cần phải có các thông tin về chi phí, v.v.... Nhƣ vậy, có thể nói, thông tin do KTQT CP> cung cấp đóng vai trò quan trọng trong các quyết định của các nhà quản trị. Để có thể quản trị DN hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo động lực, khuyến khích ngƣời lao động, các nhà quản trị cần đƣợc cung cấp thông tin đầy đủ để ra quyết định. Thông tin KTQTCP là loại thông tin không thể thiếu đƣợc để hỗ trợ cho các nhà quản trị trong quá trình này.
Nƣớc ta chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trƣờng đã đƣợc hơn 20 năm. Tuy nhiên, ở nƣớc ta các kiến thức về kinh tế thị trƣờng nói chung và KTQT nói riêng vẫn còn nhiều mới mẻ. KTQT mới đƣợc du nhập và giảng dạy trong các trƣờng đại học ở Việt Nam trong thời gian chƣa đầy 20 năm. Sự xuất hiện của KTQT trong các DN Việt Nam vẫn chƣa rõ nét. Theo cam kết khi ra nhập WTO, "giai đoạn 2013 - 2015 thị trƣờng thông tin di động Việt Nam sẽ có thêm nhiều nhà khai thác tham gia với nhiều hình thức [Lê Thị Hằng, 2013, tr.131]
"Sự tham gia của các DN nƣớc ngoài sẽ đặt các DNVTDĐ Việt Nam vào thế cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Các DN nƣớc ngoài, ngoài thế mạnh về vốn, công nghệ và nhân lực lại có sự hỗ trợ của KTQT với truyền thống và kinh nghiệm hơn 100 năm nay. Tình thế này buộc các DN Việt Nam phải chuẩn bị về nhiều mặt, vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, v.v.... Bên cạnh đó, hệ thống KTQT nói chung, KTQT CP> nói riêng phải đƣợc hoàn thiện để hỗ trợ cho các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định. Nếu không có sự chuẩn bị này, các DN Việt Nam nói chung và các DNVTDĐ nói riêng có thể dễ dàng bị đánh bại trên sân nhà.