Cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, KTQT phƣơng tây thâm nhập vào Trung quốc thông qua các cuốn giáo trình KTQT của phƣơng Tây đƣợc dịch ra tiếng
Trung quốc. Năm 1981 Bromwich & Wang tiến hành khảo sát tình hình sử dụng KTQT chi phí tại Trung quốc và thu đƣợc kết quả hai kỹ thuật phân tích chi phí khối lƣợng lợi nhuận (CVP) và kế toán trách nhiệm đƣợc sử dụng nhiều nhất trong các DN đƣợc khảo sát (với tỷ lệ tƣơng ứng là 79% và 54%). Ngoài ra, các kỹ thuật khác của KTQT chi phí cũng đƣợc sử dụng nhƣ chi phí tiêu chuẩn (38%), dự toán vốn (30%) và dự toán hoạt động (3,7%).[46].
Khảo sát của Scapens & Meng (1993) năm 1993 cho thấy, các kỹ thuật phân tích để ra quyết định ngắn hạn và dài hạn của KTQT phƣơng Tây đã đƣợc sử dụng rộng rãi. Các kỹ thuật này bao gồm: phân tích CVP, kế toán trách nhiệm, chi phí tiêu chuẩn, phân tích chênh lệch, phân tích lãi góp, giá thành theo chi phí biến đổi, tính giá chuyển giao và các kỹ thuật thẩm định đầu tƣ. Tuy nhiên, việc sử dụng các kiến thức này trong thực tế còn hạn chế do các nhân viên KTQT chƣa đƣợc đào tạo đầy đủ để có thể sử dụng tốt những kỹ thuật này.[88]
Mặc dù nhiều kỹ thuật KTQT chi phí của phƣơng Tây đã đƣợc sử dụng ở Trung Quốc nhƣng Liu và cộng sự (1998) cho rằng KTQT ở Trung Quốc vẫn còn sự khác biệt khá lớn so với KTQT phƣơng Tây. Chẳng hạn, mô hình kế toán trách nhiệm còn sơ sài, KTQT vẫn còn ảnh hƣởng của kinh tế kế hoạch hóa và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của kinh tế thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo [74]. Tại Trung Quốc, kế toán trách nhiệm đƣợc sử dụng dƣới hình thức ―Trách nhiệm kinh tế‖ và ―hệ thống trách nhiệm hoạt động hợp đồng‖ đƣợc áp dụng trong đa số các DN công nghiệp trong những năm 1980 và 1990 [46]. Kế toán trách nhiệm của Trung Quốc khác rất nhiều so với kế toán trách nhiệm của phƣơng tây. Để đánh giá hiệu quả của các trung tâm trách nhiệm, các công ty Trung Quốc sử dụng chỉ tiêu sản lƣợng đầu ra thay cho lợi nhuận trong công ty phƣơng Tây. Ngoài ra, kế toán trách nhiệm của Trung Quốc thiên về định hƣớng nhóm so với định hƣớng cá nhân trong kế toán trách nhiệm của phƣơng Tây. Một đặc điểm khác của kế toán trách nhiệm của Trung Quốc là có một ngân hàng nội bộ đƣợc thành lập nhƣ một trung tâm thanh toán giao dịch nội bộ, tín dụng và kiểm soát sử dụng các quỹ và xác định trách nhiệm. Hoạt động ngân hàng nội bộ phát triển mạnh vào đầu năm 1970 và đƣợc Ủy ban Kinh tế nhà nƣớc (sau này trở thành Ủy
ban Kinh tế và Thƣơng mại nhà nƣớc) ủng hộ nhƣ là một sáng kiến quản lý vào năm 1979 sau đó đƣợc chấp nhận rộng rãi vào cuối năm 1980 và đầu những năm 1990 [95].
Các kỹ thuật mới của KTQT chi phí đƣợc áp dụng thành công trong các DN đƣợc phổ biến và công bố rộng rãi cho các DN khác noi theo ở Trung Quốc. Điển hình là Công ty Gang Thép Hàm Đan (Hangang) thực hiện hệ thống ―kế toán theo thị trƣờng và chi phí âm‖ vào năm 1991. Theo hệ thống này, Hangang định giá chuyển giao nội bộ bằng cách lấy giá thị trƣờng trung bình của hàng hóa chƣa đƣợc hoàn thiện, điều chỉnh theo những thay đổi thị trƣờng nửa năm hoặc hàng năm. Giá chuyển nhƣợng đƣợc đƣa vào tính toán chi phí của mỗi nhà máy sản xuất và lợi nhuận gộp, và các chi phí quản lý và chi phí tài chính đã đƣợc khấu trừ sau đó để tính lợi nhuận. Nếu chi phí sản xuất của một nhà máy sản xuất thấp hơn so với mục tiêu đề ra của công ty thì nhà máy sẽ nhận đƣợc phần thƣởng. Ngƣợc lại, nhà máy không đƣợc thƣởng (gọi là ―chi phí âm‖(Cost Negation). Để xác định phần thƣởng, công ty cũng so sánh giữa lợi nhuận mục tiêu với lợi nhuận thực tế. Hệ thống của Hangang đã đƣợc coi là một nhân tố chính trong thành công kinh tế của công ty. Từ năm 1990 đến năm 2000, tổng tài sản tăng từ 187.681 đến 2.011.522, lợi nhuận từ 100 đến 51.146, và tài sản ròng từ 59.391 đến 769.880 (đơn vị: 10.000 Nhân dân tệ). Mô hình KTQT của Hangang tƣơng tự nhƣ mô hình quản trị chi phí theo mục tiêu của Nhật Bản với các đặc điểm chính là: (1) tạo đƣợc động lực, (2) sử dụng áp lực thị trƣờng: dùng giá thị trƣờng thay thế giá kế hoạch, và (3) tạo ra tinh thần đồng đội [95]. Wang (1998) coi hệ thống Hangang là rất giống với mục tiêu quản lý chi phí tại Nhật Bản trong việc sử dụng giá thị trƣờng, tính lạc hậu của mục tiêu chi phí, sự tham gia của nhân viên rộng rãi, và các nguyên tắc chi phí phủ. Tuy nhiên, Sun & Cao (2000) chỉ ra rằng trọng tâm của quản trị chi phí theo mục tiêu là thiết kế sản phẩm, trong khi Hangang tập trung vào đánh giá giá trị đã đạt đƣợc. Quản trị chi phí theo mục tiêu của Nhật Bản nhằm mục đích cắt giảm chi phí thông qua sự hợp tác với các đối tác kinh doanh, trong khi Hangang chủ yếu tập trung vào nội bộ [91].
Nhƣ vậy, mặc dù Hangang là DN Trung Quốc đƣợc cho là có hệ thống KTQT chi phí hiện đại nhất thì việc áp dụng các kỹ thuật KTQT chi phí vẫn còn rất lạc hậu và có nhiều khác biệt so với KTQT tiên tiến trên thế giới.
Nghiên cứu của Feng (1997) về thực hành KTQT chi phí ở tỉnh Chiết Giang cho thấy, kế toán trách nhiệm đã đƣợc áp dụng rộng rãi. Nhóm dự án của khoa Kế toán quốc tế, ĐH Nam Kinh thực hiện cuộc khảo sát 105 công ty vào năm 1997 về tình hình áp dụng các kỹ thuật KTQT đã phát hiện ra rằng 11 trong số 81 kỹ thuật KTQT đã đƣợc 60 % các công ty sử dụng, 40-59 % công ty sử dụng 13 kỹ thuật và ít hơn 20% sử dụng 21 kỹ thuật KTQT chi phí . Kết quả khảo sát cũng cho thấy các phƣơng pháp KTQT chi phí đƣợc sử dụng thƣờng có liên quan chặt chẽ với kế toán tài chính (ví dụ, báo cáo tài chính và báo cáo về chi phí, phải thu, doanh thu, v.v…), phƣơng pháp KTQT chi phí đƣợc sử dụng rộng rãi và phổ biến từ lâu là hạch toán chi phí theo bộ phận, theo yếu tố chi phí, các phƣơng pháp đƣợc phổ biến rộng rãi là phân tích CVP. Các phƣơng pháp đƣợc coi là phù hợp với chuyển đổi DN (ví dụ, dự toán dựa trên mục tiêu lợi nhuận và các khoản thu). Ngƣợc lại, các phƣơng pháp đƣợc coi là tƣơng đối mới (ví dụ, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ, ABC, và phƣơng pháp chi phí âm Handgang). Các phƣơng pháp đơn giản về lý thuyết nhƣng sử dụng phức tập trong thực tế nhƣ dự toán linh hoạt, lập dự toán không dựa vào quá khứ, hoặc các phƣơng pháp không có nhu cầu từ các nhà quản trị nhƣ đòn bẩy hoạt động và phân tích ―what if‖, v.v… vẫn còn ít đƣợc sử dụng [78,79,80].
Wang & Zhang (2000) khẳng định rằng trong những năm 1990, các kỹ thuật KTQT chi phí phổ biến nhất là phân tích CVP, và phƣơng pháp để ra các quyết định chi tiêu vốn. Các hệ thống thông tin mới nhất của các công ty đƣợc thiết kế phục vụ chủ yếu cho kế toán tài chính chứ không phải là KTQT.[95]
Các công trình nghiên cứu của Lin & Wu (1998), nhóm nghiên cứu ở Đại học Nam Kinh (Nam Kinh, 2001a, b, c, d;. Yang và các cộng sự, 2001), Chalos và O'Connor (2004), O'Connor và cộng sự (2006) nghiên cứu về KTQT chi phí ở Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 1997 đến nay. Kết quả nghiên cứu về thực trạng áp dụng KTQT chi phí trong các DN ở Trung Quốc cho kết quả (tính trên tổng số DN đƣợc khảo sát) nhƣ sau:
Bảng 1.15. Thực trạng KTQT chi phí trong các doanh nghiệp Trung Quốc TT Phƣơng pháp KTQT chi phí sử dụng Tỷ lệ
1 Dự toán tiền mặt, doanh thu, lợi nhuận và dự toán sản xuất > 90% 2 Sử dụng tiền thƣởng hiệu suất và mức lƣơng cố định cho
nhân viên và các nhà quản lý
84,65%
3 Phân tích chi phí thành chi phí biến đổi và cố định 90,74 %
4 Phân bổ chi phí 88,78 %
5 Kế toán trách nhiệm 80,91 %
6 Sử dụng CVP trong việc ra quyết định 81,9%
7 Giá chuyển giao 51.44%
8 Chi phí tiêu chuẩn 44,71 %
Nguồn: [50, tr.923]